Cuộc hành trình STEM

Cuộc hành trình STEM

Có nhiều cơ hội việc làm cho những người tốt nghiệp về Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) hơn là bất kì lĩnh vực nào khác. Tuy nhiên, không có đủ thông tin về các khu vực STEM ở nhiều nước, làm nảy sinh việc ít học sinh học các khu vực này. Chẳng hạn, khi ai đó nhắc tới Khoa học, học sinh chỉ nghĩ về Y học, Nha khoa và Dược khoa mà không biết rằng có nhiều chọn lựa khác họ có thể học. Khi nhắc tới Công nghệ, học sinh thường nghĩ tới Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin điều làm giới hạn chọn lựa của họ từ nhiều lĩnh vực khác.

Theo chính phủ Mĩ, có trên 180 lĩnh vực liên quan tới STEM, và danh sách này vẫn đang tăng lên. Chẳng hạn, khoa học thống kế, công nghệ y học, kĩ nghệ 3 D, robotics, và sinh học biển chỉ là vài lĩnh vực STEM mà không nhiều người biết tới nhưng có các nghề nghiệp tuyệt vời và lương cao.

Ngày nay có nỗi sợ rằng robots sẽ tiếp quản việc làm của con người và không có gì con người có thể làm được về điều đó. Sự kiện là robots không là gì ngoài “công cụ thông minh” mà con người có thể dùng, cũng giống như ô tô hay máy tính. Thay vì lo sợ công nghệ, chúng ta phải học cách dùng chúng để tạo ưu thế cho chúng ta. Thay vì lo nghĩ về việc mất việc làm, chúng ta nên hội tụ vào việc tạo ra việc làm, đặc biệt các việc làm trả lương tốt. Khi khoa học và công nghệ đang tiến bộ nhanh chóng, các kĩ năng mới cũng nổi lên nhanh. Chẳng hạn, vài năm trước không ai nói rằng việc làm phân tích dữ liệu lớn hay việc làm kĩ nghệ 3 D thậm chí tồn tại. Vấn đề là liệu hệ thống giáo dục có thể cũng thay đổi đủ nhanh để cung cấp cho con người những kĩ năng mới này không?

Để thành công trong các khu vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM), học sinh cần xây dựng nền tảng vững chắc khi họ vẫn còn ở trường tiểu học hay trung học để học các môn học theo tín chỉ mức cao hơn khi họ vào đại học. Để chuẩn bị, học sinh phải có các kĩ năng cơ bản như đọc hiểu, tư duy phê phán, và giải quyết vấn đề. Họ phải hiểu các nền tảng của khoa học và toán học như sinh học, hoá học, vật lí, lượng giác, tính toán, và đại số v.v. Phàn nàn thông thường về các khu vực STEM trong các học sinh là chúng là khó. Nhưng tôi thấy rằng lí do cho tính khó là ở phương pháp dạy đọc bài giảng và ghi nhớ. Các khu vực STEM KHÔNG thể và KHÔNG nên được dạy bởi việc đọc bài giảng truyền thống nơi học sinh phải đọc sách giáo khoa để ghi nhớ một số khái niệm và thi đỗ kì thi. Học sinh không thể học khoa học hay toán học bằng việc ghi nhớ công thức nhưng họ phải hiểu các khái niệm và biết cách áp dụng chúng để giải quyết vấn đề, và điều đó sẽ yêu cầu phương pháp dạy khác.

Phương pháp dạy truyền thống được hội tụ chủ yếu vào “CÁI GÌ” nơi nội dung môn học đã không thay đổi gì mấy qua nhiều năm. Nhưng khi dạy STEM, chúng ta cần hội tụ vào “TẠI SAO” và “LÀM SAO.” Môn học phải được dạy có tính tương tác nhiều hơn, với học sinh tích cực học bằng việc hỏi các câu hỏi, phân tích nội dung, và giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị để dạy lớp STEM, thầy giáo cần hội tụ vào “tại sao” và “làm sao” của tài liệu cho học sinh. Điều quan trọng làm làm cho học sinh có động cơ về STEM trước hết, trước khi giúp họ học các khái niệm. Học sinh có động cơ sẽ tích cực tham gia vào thảo luận trong lớp và học nhiều hơn. Qua thời gian, họ sẽ không sợ các khu vực STEM nữa. Vì nội dung STEM có thể là trừu tượng và khó, điều quan trọng là dạy một khái niệm mỗi lúc để làm tăng việc giữ lại tri thức của học sinh.

Nhiều học sinh vật lộn khi học khu vực STEM vì họ lo nghĩ về thất bại. Điều quan trọng đối với thầy giáo là dành thời gian để khuyến khích họ, và chắc rằng họ có nền tảng tốt để tiếp tục ở các mức cao hơn. Khi tôi thấy một số học sinh không có nền tảng tốt, tôi khuyến khích họ học các môn phụ đạo để làm mạnh thêm các cơ sở của họ trước khi tiếp tục. Trong khi tình huống này bao giờ cũng giúp ích, các môn này không cần phải bị coi là điều xấu. Học sinh thường không thích các môn phụ đạo vì họ đánh đồng chúng với thất bại. Nhưng không có hành động thích hợp, một số học sinh có thể bỏ các môn STEM vì họ nghĩ rằng họ không thể thành công được.

Tôi bao giờ cũng nhắc nhở học sinh: “Xin nhớ rằng các em không chỉ là học sinh đại học STEM, mà là nhà khoa học, kĩ sư, nhà phát kiến và các giáo sư tương lai. Đại học là chỗ các em học và nắm lấy tương lai của các em. Tận hưởng kinh nghiệm này khi các em có thể và hiểu rằng tương lai của các em bao giờ cũng sáng lạn khi các em nhìn lên trước theo nghề nghiệp của các em. Là các giáo sư, chúng tôi giúp các em khởi hành cuộc hành trình của các em, nhưng các em phải bước đi trên con đường tới đích của các em.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com