Cuộc chiến yên tĩnh về công nhân có kĩ năng

Trong hai trăm năm qua, các nước đã cạnh tranh và đánh nhau về các nguồn tài nguyên tự nhiên, nhưng ngày nay họ cạnh tranh và đánh nhau về công nhân có kĩ năng. Một cuộc chiến toàn cầu yên tĩnh về công nhân có kĩ năng đã diễn ra nhưng ít người để ý.

Trong thời đại Tri thức, giá trị của một công ty hay sự giầu có của một quốc gia sẽ thay đổi từ tài nguyên tự nhiên sang vốn con người. Ngay cả ngày nay, nhiều người vẫn không thể hiểu nổi "giá trị vô hình" của vốn con người nhưng nếu bạn nhìn vào chỉ số kinh tế của các nước đã phát triển, bạn sẽ thấy rằng công nghiệp tri thức đã chiếm phần trung tâm của các nền kinh tế của họ. Chẳng hạn, trong hơn một trăm năm qua, Coca Cola đã là biểu tượng của sự giầu có của Mĩ vì nó được bán trên khắp thế giới nhưng ngày nay, Apple và Google là những đại diện mới của sự giầu có của Mĩ. Không lâu trước đây, các tỉ phú Mĩ đã là Rockefellers, Vanderbilt, Carnegie, và J.P Morgan nhưng ngày nay họ là Bill Gates, Larry Ellison, Sergey Brin, và Marc Zuckerberg.

Trong bất kì chuyển đổi nào, đều có các những người lãnh đạo quốc gia chọn đứng yên, và chờ đợi vì họ không biết phải làm gì vì điều mới là khó hiểu. Trong quá khứ, các Hoàng đế Trung Quốc quyết định đứng yên, không thay đổi thế rồi bị mất mặt bởi những người nước ngoài đến xâm lược và khai thác Trung Quốc. Hoàng đế Nhật Bản nhanh chóng chấp nhận điều mới và hiện đại hoá đất nước họ bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục để đuổi kịp với các nước phương Tây và trưởng thành là một cường quốc. Ngày nay lịch sử đang lặp lại bản thân nó nhưng thời nay điều đó xảy ra ở châu Âu vì một số nước quyết định đứng yên và chờ đợi thời tốt hơn thì thấy bị tan chảy nền kinh tế riêng của họ như xảy ra ở Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy v.v... Trong chuyển đổi từ công nghiệp sang tri thức, có các nước biết cách nắm lấy cơ hội này bằng việc đầu tư vào giáo dục công nghệ để phát triển thế hệ tiếp những người lãnh đạo và công nhân có kĩ năng. Chẳng hạn, Ấn Độ, có thời đã là nhà xuất khẩu chính về công nhân không kĩ năng chi phí thấp, đã tiến hoá thành trung tâm tri thức chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) kĩ năng cao. Trong không đầy hai mươi năm, nó đã thay đổi từ $250 triệu đô la xuất khẩu công nhân không kĩ năng thành trên $100 tỉ đô là trong xuất khẩu sản phẩm CNTT và đã tạo ra vài triệu việc làm mới cho nền kinh tế của nó.

Ngày nay, phần lớn các nước đã phát triển đang đối diện với thiếu hụt các kĩ năng CNTT đặc biệt, và cần "nhập khẩu" nhiều công nhân CNTT để đáp ứng cho những yêu cầu này. Một khảo cứu gần đây, bởi World Economic Forum năm 2012 đã chỉ ra rằng Mĩ sẽ cần thêm 26 triệu công nhân cho lực lượng lao động của nó trước năm 2030 để duy trì tăng trưởng kinh tế của nó, trong khi Tây Âu sẽ cần thêm 46 triệu người. Vấn đề là họ tìm những công nhân có kĩ năng này ở đâu? Giải pháp là có luật "di trú mở" để cho công nhân có kĩ năng từ các nước khác tới và làm việc. Mĩ dùng visa H1B như cách mở cửa cho người có kĩ năng cao; Anh và các nước châu Âu phát triển visa làm việc đặc biệt tạo điều kiện cho công nhân có kĩ năng tới nước họ. Singapore có chính sách đặc biệt hấp dẫn công nhân có kĩ năng cao để làm việc ở đó; Israel mở cửa cho người di dân Nga và châu Âu tới làm việc trong khu vực công nghệ cao, v.v. Một nhà kinh tế nổi tiếng tuyên bố: Từ giờ trở đi trên thế giới sẽ không có chiến tranh thâu tóm tài nguyên tự nhiên nữa, nhưng sẽ có cuộc chiến khác để thâu tóm “công nhân có kĩ năng” và cuộc chiến toàn cầu này đã diễn ra rồi. Trong thời đại tri thức này, các nước có nhiều công nhân có kĩ năng sẽ chi phối vì phát kiến công nghệ là yếu tố mới của cường quốc kinh tế.”

Ngay cả với di trú mở, vẫn không thể đem hàng triệu công nhân và gia đình của họ vào một nước mà không đương đầu với những người địa phương, người sợ mất việc làm vào tay các di dân mới. Một điểm khác là thiết lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở nhiều nước để lấy được lực lượng lao động có kĩ năng ở bất kì chỗ nào họ ở và kết nối họ qua những móc nối truyền thông và nền làm việc cộng tác để tạo ra tổ "toàn cầu". Qui tắc mới của công nghiệp tri thức là "mở trung tâm công việc ở nơi công nhân có kĩ năng sống" và đó là lí do tại sao Microsoft, Google, IBM, Oracle, Facebook v.v. đang mở các trung tâm phát triển trên khắp thế giới để hấp dẫn nhiều công nhân có kĩ năng.

Trong nhiều năm, hai nước có số lượng lớn công nhân không kĩ năng là Trung Quốc và Ấn Độ nhưng khi thế giới đang chuyển sang thời đại tri thức cả hai nước này đều kinh qua việc thiếu hụt công nhân có kĩ năng trong khu vực công nghệ. Khảo cứu của World Economic Forum đã chỉ ra rằng Ấn Độ sẽ KHÔNG có đủ công nhân có kĩ năng để giúp cải tiến nền kinh tế của nó vì phần lớn công nhân có kĩ năng của nó đã rời khỏi đất nước để kiếm việc làm ở đâu đó khác. Triệu chứng "chảy não" đã cướp đi tương lai của Ấn Độ. Trung Quốc sẽ có vấn đề nghiêm trọng trong tương lai vì nó không có đủ người quản lí cấp trung để quản lí các cơ xưởng, và việc xây dựng do bị ám ảnh về lao động kĩ năng thấp trong chế tạo thay vì phát triển những người quản lí riêng của nó. Trung Quốc đã cho tốt nghiệp vài triệu người tốt nghiệp mỗi năm, nhưng vấn đề đang được nêu ra về chất lượng giáo dục của họ và liệu họ có kĩ năng cần thiết để cho công nghiệp đang tăng trưởng của đất nước không. Khảo cứu của World Economy Forum đã kết luận rằng "học qua ghi nhớ" của hệ thống giáo dục Trung Quốc có nghĩa là người tốt nghiệp của nó thường thiếu kinh nghiệm thực hành và các kĩ năng mềm được cần trong thế giới doanh nghiệp hiện đại. Người tốt nghiệp từ các hệ thống giáo dục này dựa chủ yếu trên việc ghi nhớ sự kiện nhưng không có ý tưởng nào về cách áp dụng chúng để giải quyết vấn đề. So với Ấn Độ, người tốt nghiệp Trung Quốc cũng thiếu kĩ năng ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh nói) cho nên người tốt nghiệp của họ có thể không có khả năng cạnh tranh trong tương lai gần. Vì sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc với nhiều công ty nước ngoài thiết lập các văn phòng và cơ xưởng, giáo dục của nó đã không có khả năng tạo ra người quản lí cấp trung có chất lượng, người có thể quản lí các cơ xưởng này một cách hiệu quả cho nên họ phải đưa người quản lí nước ngoài vào. Đồng thời, dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng điều gia tăng thêm gánh nặng cho nền kinh tế của nó trong khi số người trẻ giữa 20 và 40 tuổi co lại do luật "một con" nghiêm ngặt, điều ngăn cản bất kì cải tiến kinh tế tương lai nào.

Hiện thời cả hai nước này đang lo nghĩ về việc mất các công nhân có kĩ năng giỏi nhất và lỗi lạc nhất của họ cho các nước phương tây và bắt đầu tạo ra rào chắn để ngăn cản hiện tượng "chảy não" nhưng đến giờ các rào chắn đó cũng không hiệu quả mấy.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com