Cuộc chiến về tài năng/2
Vài năm trước tôi đọc cuốn sách có tên “Cuộc chiến về tài năng”, do Michaels Handfield-Jones viết, được Harvard Business School Press xuất bản về cách tiếp cận quản lí mới cho thế kỉ 21. Trong cuốn sách này, tác giả gợi ý rằng để thành công trong thế giới cạnh tranh cao này, công ty phải vun trồng các tài năng của họ bởi vì giá trị doanh nghiệp được tạo ra bởi tri thức mới và tri thức được tạo ra bởi “công nhân tri thức." Theo tác giả, “Thời đại công nghiệp" đã qua rồi và chúng ta đang trong “Thời đại thông tin” nơi thành công hay thất bại phụ thuộc cao độ vào tri thức và kĩ năng của những người có tiềm năng gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Tác giả tin rằng lao động thủ công ngày càng ít giá trị hơn và có thể được chuyển cho các nước với lao động giá thấp hơn. Tri thức có giá trị hơn và nên được giữ trong công ty. Tuy nhiên, có vài người có tri thức mà công ty phải tìm ra họ trước khi những kẻ cạnh tranh có thể kiếm được họ và đó là bắt đầu của “cuộc chiến về tài năng.” Đến cuối ông ấy đặt ra câu hỏi “Chúng ta đi đâu để tìm ra tài năng thiết yếu cho thành công tương lai của chúng ta?” Ngày nay cuốn sách này được yêu cầu đọc trong nhiều chương trình MBA ở Mĩ và nhiều quan chức điều hành chính coi cuốn sách này là nhân tố đóng góp quan trọng cho chiến lược của họ.
Tuần trước trong hội nghị công nghệ tổ chức ở Anh, nhiều quan chức điều hành cấp cao nói cho khán giả rằng họ không thể tìm đủ được tài năng để vận hành kinh doanh của công ty của họ. Một quan chức điều hành nói rằng tình huống nay tồi tệ tới mức ông ấy phải chi nhiều tiền để tuyển lựa tài năng từ nhiều nước ngoài để lấp lỗ hổng đó. Dường như là “Cuộc chiến về tài năng" bây giờ lan rộng khắp thế giới. Khi nhiều công ty xuất khẩu công việc cho các nước có lao động thấp hơn để giảm chi phí, việc nhập khẩu các công nhân có kĩ năng từ các nước khác để tạo ra giá trị lại bắt đầu. Nhiều công ty ở Liên hiệp châu Âu bắt đầu thuê tài năng từ các nước thành viên bởi vì những người này có thể tự do đi lại bên trong Liên hiệp. Ở Mĩ, có chương trình thị thực H1B để đem công nhân có kĩ năng từ các nước khác vào làm việc ở Mĩ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và y tế.
Vài năm trước, các công ty không có vấn đề tìm người làm việc cho họ. Nếu họ không thể tìm được người với kĩ năng đúng, họ sẽ đào tạo người. Tất nhiên, đào tạo cần thời gian, vài tuần hay vài tháng nhưng cuối cùng mọi thứ đều ổn vì mọi người đều sung sướng có việc. Nhưng ngày nay, mọi thứ thay đổi bởi vì người tài không kiên nhẫn và không trung thành như công nhân từ các thế hệ trước. Nhiều công ty thấy mình đào tạo nhân viên chỉ để họ bỏ đi và đem những kĩ năng thu được sang đối thủ cạnh tranh vì nhiều tiền hơn. Ngày nay thanh niên đổi việc thường xuyên hơn để có lương tốt hơn và cơ hội tốt hơn. Đương đầu với điều đó, các công ty phải tìm tài năng "được làm sẵn." Thay vì đào tạo, họ quay sang các đại học có chương trình đào tạo đáp ứng cho nhu cầu của họ và thuê sinh viên tốt nghiệp ở đó. Nếu họ không thể tìm đủ tài năng bên trong nước mình, họ sẽ tìm ở các nước khác.
Vài năm trước đây, các công ty lớn như IBM, Microsoft, Google, Oracle hay Intel chỉ tuyển người từ các đại học được lựa chọn vì họ biết các chương trình đào tạo và phẩm chất của sinh viên. Sinh viên từ Carnegie Mellon, Stanford, Berkeley hay Viện công nghệ Massachusetts không có vấn đề về tìm việc khi những người khác từ các đại học kém nổi tiếng hơn gặp vấn đề về đề nghị việc làm, đặc biệt trong thời buổi kinh tế khó khăn. Cùng điều đó xảy ra ở Trung Quốc, khi sinh viên từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa hay Đại học Thượng Hải Jiao-tong được mời chào việc làm nhưng nhiều người từ các đại học khác gặp khó khăn kiếm việc. Tháng trước khi tôi ở Trung Quốc, chính phủ báo cáo rằng hơn 8 triệu sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm chỉ riêng năm nay. Điều tương tự cũng xảy ra ở Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như châu Âu. Sinh viên đại học hàng đầu có thể kiếm được điều họ muốn nhưng sinh viên từ các đại học trung bình khác gặp khó khăn kiếm việc làm. Một quan chức chính phủ được nhắc tới trong một tờ báo Anh đã nói: “Vấn đề không phải là điều bạn học mà là đại học nào bạn tham dự học sẽ là nhân tố then chốt để xác định tương lai của bạn và cơ hội việc làm của bạn. Khi hệ thống giáo dục chậm thay đổi, các trường tốt sẽ làm thay đổi cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và cung cấp cho sinh viên của họ cơ hội tốt hơn.”
Để động viên cải tiến trong giáo dục, nhiều thành viên nghị viện Anh đã gợi ý rằng chính phủ chỉ cung cấp ngân quĩ hỗ trợ cho đại học có tỉ lệ sử dụng lao động tốt hơn cho sinh viên tốt nghiệp của họ. Ở Mĩ nơi hệ thống giáo dục độc lập nhiều hơn với chính phủ, các trường tư đã phát đạt đáng kể và hầu hết các đại học hàng đầu tất cả đều là trường tư. Khó được chấp nhận vào trường tư do việc chọn lựa chặt chẽ và đòi hỏi chất lượng cao về sinh viên của họ. Trong việc tìm kiếm của mình để tìm ra nhiều tài năng hơn, nhiều công ty bắt đầu nhìn ra hải ngoại và dành nhiều nỗ lực để đem tài năng về công ty họ. Họ sẽ trả mọi phí tổn để có được sinh viên tốt nghiệp tiềm năng trẻ và thậm chí còn trả cả mọi chi phí pháp lí và di trú để cho họ có thể kiếm được cái họ cần nhưng việc “chảy chất xám” này cũng nhận được nhiều chỉ trích về việc lấy đi tài sản tiềm năng tốt nhất của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên, người có tài muốn làm việc ở những chỗ họ có thể cảm thấy thoải mái và tận hưởng điều họ làm. Trong các doanh nghiệp dựa trên tri thức ngày nay, những người tài trẻ này đầy nhận biết về giá trị của họ, về họ xứng đáng với cái gì, họ có thể làm được gì, và họ đang tận dụng ưu thế của việc thiếu hụt và "cuộc chiến về tài năng”.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com