Cuộc chiến về tài năng/1

Cuộc chiến về tài năng phần 1

Trong năm tháng qua, đã có cái gì đó chưa từng xảy ra trong chốc lát ở thung lũng Silicon (San Jose): Các công ty đang cạnh tranh về những kĩ sư phần mềm có kĩ năng với lương cao đáng kể và nhiều thưởng lớn. Các công ty lớn như Apple và Google bây giờ phải cạnh tranh với các công ty tăng trưởng nhanh như Facebook, Twitter, và LinkedIn. Những người mới tới này đang đưa ra những cơn xúc động về việc tạo ra cái gì đó mới sẽ làm thay đổi thế giới và cũng với lương lớn. Loại quan điểm này đã gây kích động cho nhiều công nhân công nghệ và sinh viên mới tốt nghiệp.

Khi kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi vài tháng trước đây, việc thuê công nhân công nghệ thông tin đã bắt đầu ở San Jose bây giờ bành trướng ra Seattle, Boston, và Texas. "Cuộc chiến" về người có kĩ năng giữa các công ty lớn và công ty mới khởi nghiệp bắt đầu khi Google mất một số người hàng đầu sang Facebook và phải đưa ra việc tăng lương lớn cho mọi nhân viên để ngăn cản những người khác bỏ đi. Ngay cả với thành công của IPhone và IPad, Apple cũng đối diện với cạnh tranh lớn từ Google và Microsoft trong "cuộc chiến di động" khi người với những tài năng này là hiếm. Về toàn cục, danh sách việc làm phần mềm tăng lên trên 50% trong 6 tháng qua ở Mĩ nhưng đã nhảy qua 68 phần trăm ở thung lũng Silicon. Việc làm đáng mong muốn nhất là: kĩ sư mạng, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia tính toán mây, chuyên gia công nghệ di động, người quản lí hệ thông tin và quản trị cơ sở dữ liệu. Lương khởi điểm là quãng $ 85,000 tới $110,000. Cả Apple, Google và Cisco đều lập kế hoạch thuê 2,000 tới 5,000 người trong vài tháng tới nhưng nhiều người không tin rằng họ có thể hoàn thành được điều đó bởi vì cạnh tranh mạnh với nhiều công ty khởi nghiệp trong khu vực này.

Trong khi việc điên cuồng thuê người đã tạo ra thị trường cạnh tranh cao về những tài năng hàng đầu nhưng nó cũng để cho một số công nhân kĩ thuật bị loại ra. Thực tại là ở chỗ nhiều người trong số họ KHÔNG có kĩ năng mà những công ty này đang tìm kiếm. Nhiều người trong số họ là những người lập trình và kiểm thử với chất lượng tối thiểu. Họ được thuê do thiếu hụt công nhân có kĩ năng trước khi xu hướng khoán ngoài bắt đầu xảy ra. Ngày nay, những vị trí hỗ trợ mức thấp hơn này đang được khoán ngoài sang Ấn Độ và Trung Quốc khi phần lớn các công ty yêu cầu tri thức phần mềm chuyên sâu hơn chỉ là kĩ năng viết mã thuần tuý. Theo tờ báo San Jose Mercury: "California không có đủ kĩ sư phần mềm, người phát triển phần mềm và mọi người có phẩm chất đang làm việc."

Nhu cầu cao trong công nghệ thông tin cũng đã tạo ra xu hướng khác của mọi người quay về trường học. Phần lớn các đại học báo cáo rằng đăng tuyển đã tăng lên đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Có nhiều sinh viên kinh doanh và tài chính chuyển vào kĩ nghệ phần mềm và quản lí hệ thông tin tới mức các đại học phải lập ra các kì kiểm tra chất lượng trước khi cho phép họ chuyển đổi. Việc thiếu hụt cũng là tin tốt cho các công ty khoán ngoài. Người phát ngôn cho một công ty Ấn Độ tuyên bố rằng công ty của ông ta sẵn sàng cho kinh doanh hơn, đặc biệt trong khu vực có nhu cầu vì họ đang chuẩn bị đào tạo số lớn người của họ trong những kĩ năng này.

Theo báo cáo mới nhất của chính phủ Mĩ, nhu cầu về công nghệ thông tin sẽ cần vài triệu công nhân trong năm tới mười năm tới. Bất kể số lượng lớn các sinh viên đăng tuyển ngày nay, Mĩ sẽ vẫn đối diện với thiếu hụt nghiêm trọng công nhân có kĩ năng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com