Cuộc chiến công nghệ

Cuộc chiến công nghệ

Mục đích của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, chừng nào mà thu nhập là cao hơn chi phí thì nó là sinh lời được. Lí thuyết kinh doanh đang hội tụ vào cách làm tăng thu nhập bằng quảng cáo và tiếp thị và giảm chi phí bằng việc áp dụng công nghệ thông tin để tăng tính hiệu quả và tự động hoá. Tuy nhiên với kinh tế toàn cầu, tăng trưởng đang trở thành yếu tố then chốt khác để làm tăng thu nhập vì thị trường không còn bị giới hạn trong bất kì nước nào mà mở rộng ra toàn thế giới. Cách tiếp cận là thâu tóm thị trường địa phương, rồi mở rộng từ địa phương ra toàn cầu để tăng thu nhập rồi khoán ngoài công việc cho các nước có chi phí thấp hơn để giảm chi phí và làm cực đại lợi nhuận. Tất nhiên với toàn cầu hoá, cạnh tranh đang xảy ra ở qui mô toàn cầu và mọi công ty đều cố định vị bản thân nó là người chơi chi phối trong thị trường toàn cầu.

Trong công nghiệp công nghệ, có cuộc chiến đang diễn ra giữa bốn công ty toàn cầu để định vị bản thân họ trong thị trường thế giới đang tăng trưởng này: Google, Apple, Facebook và Amazon. Trong quá khứ, đã có trận chiến giữa IBM và Apple vì thị trường Máy tính Cá nhân và Apple đã thắng. Đã có trận chiến giữa Microsoft và Netscape về thị trường Internet và Microsoft thắng. Ngày nay trận chiến còn phức tạp hơn vì nó không xảy ra với một sản phẩm mà với nhiều sản phẩm.

Với điện thoại thông minh và tính toán mây, phần mềm đã trở thành yếu tố then chốt thay vì phần cứng. Khi các công ty phần cứng đang mất tiền như HP, Dell, Intel, và AMD, các công ty phần mềm mới đang nổi lên như Facebook, và Twitter v.v. Tất nhiên, Apple, Google và Microsoft nhanh chóng định vị bản thân họ với các hệ điều hành và sản phẩm mới để kiểm soát thị trường. Bởi vì điều này, việc làm phần mềm được cần để tiếp nhiên liệu cho các trận chiến này khi việc làm phần cứng đang giảm nhanh trong thị trường thế giới. Trận chiến hiện thời đang rối ren vì biên giới đang thay đổi nhanh chóng. Apple và Google đang đánh nhau qua thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng market (IOS đối địch với Android). Amazon đang đánh nhau với HP, Dell, IBM, Oracle, và Microsoft qua thị trường tính toán mây. Google và Facebook đang đánh nhau qua thị trường kết mạng xã hội v.v. Những trận chiến này đang lan rộng sang nhiều nước để kiểm soát thị trường và nhu cầu về nhiều công nhân có kĩ năng đang tăng lên trên khắp thế giới. Trong những năm qua, những công ty này đã mở các tiện nghi phát triển và trung tâm nghiên cứu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil v.v. để thuê các công nhân có kĩ năng để sẵn sàng cho trận chiến mới trong các nước đó. Theo báo cáo phân tích công nghiệp, việc thuê công nhân ở các nước ngoài sẽ tiếp tục trong vài năm tới để làm mạnh cho ưu thế trong từng và mọi nước vì tăng trưởng thị trường.

Hiện thời trận chiến chính là giữa hệ điều hành iOS của Apple (iPhone và máy tính bảng iPad) và hệ điều hành Android của Google (điện thoại thông minh và máy tính bảng được chế tạo bởi Samsung, LG và HTC v.v.). Theo báo cáo này, Android của Google kiểm soát hơn nửa thị trường vì nó mở rộng nhanh chóng trên khắp thế giới nhưng Apple vẫn duy trì vị thế mạnh vì nó tuyên bố có nhiều ứng dụng hơn và nhiều hỗ trợ trung thành hơn Google. Trong ki Apple đánh nhau với Google trên một trận chiến, nó đánh Amazon trên trận chiến khác. Trong nhiều năm, Apple chi phối thị trường âm nhạc trực tuyến bằng iPod và Amazon kiểm soát thị trường sách. Tuy nhiên khi Amazon đang chuyển thành "cửa hàng trực tuyến bán mọi thứ" vì nó cũng bán CD, DVD, máy tính, quần áo, và mọi thứ khác kể cả tải nhạc. Năm ngoái, Apple cũng chuyển vào thị trường sách với chiến lược năng nổ để hạ thấp giá e-book hơn Amazon. Thấy điều đó, Amazon lập tức bắt đầu hạ thấp giá của nó về tải nhạc so với Apple, và trận chiến bắt đầu dữ dội trong thị trường $100 tỉ đô la này. Khi trận chiến bành trướng sang các nước khác, nhu cầu thuê nhiều công nhân có kĩ năng hơn cũng tăng lên nhanh chóng nhưng vấn đề chính là họ không thể tìm được đủ công nhân trong những khu vực này.

Facebook kiểm soát thị trường mạng xã hội; nó phát triển liên minh với Netflix và Spotify về người để chia sẻ nhạc và phim với bạn bè của họ. Đồng thời, YouTube của Google chi phối thế giới video người dùng tạo ra nhưng năm ngoái, Google bắt đầu tập trung lực của nó bằng việc tổ hợp phim và âm nhạc thành một thị trường mới để tấn công Facebook. Trận chiến then chốt là trong thị trường điện thoại di động nơi Facebook có thế mạnh với mọi người chia sẻ ảnh và nhạc trên điện thoại của họ. Do đó, có cuộc chiến bốn đường giữa Apple, Google, Facebook và Amazon, mà từng công ty đã phát triển việc tổ hợp các vật phẩm di động, hệ điều hành và cửa hàng app. Apple với tổ hợp của iPod, IPads và iTunes là sinh lời nhất chiếm tới 60% tổng lợi nhuận được tạo ra bởi công nghiệp điện thoại di động năm 2012. Tuy nhiên, Amazon với máy đọc điện tử Kindle của nó và máy tính bảng có thể bán mọi thứ cho bất kì ai trên thế giới và kiểm soát 65% thị trường kinh doanh trực tuyến. Cả hai công ty này đều năng nổ thuê người phát triển phần mềm trên khắp thế giới để bành trướng thị trường vào các nước đặc biệt. Apple công bố rằng nó sẽ tăng công nhân toàn cầu của nó lên 50% trong vài năm tới. Điều đó có nghĩa là nhiều công nhân hơn với kĩ năng IOS sẽ được cần tới và họ bắt đầu nhìn sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á khác để kiếm công nhân có kĩ năng.

Chiến lược của Google là kiểm soát mọi thứ: cả phần cứng và phần mềm. Mặc dầu điện thoại và máy tính bảng Android của nó được các công ty khác làm như Samsung, HTC, Sony và Asus, nhưng năm 2011 nó đã mua Motorola và bắt đầu làm điện thoại di động và máy tính bảng riêng của nó, điều làm cho các nhà chế tạo khác rất lo lắng. Google cũng tạo ra máy notebook giá rẻ dùng hệ điều hành Chrome của nó. Phần lớn các nhà phân tích tin Google sẽ phát triển nhiều máy tính xách tay giá rẻ, điện thoại giá rẻ, và thiết bị máy tính bảng giá rẻ với hi vọng điều đó sẽ có thể mở rộng thị trường của nó ra toàn thế giới. Khi nó tăng ảnh hưởng của nó lên, nó cũng thuê công nhân ở mọi nước. Một nhà phân tích nói: “Thị trường di động đang bành trướng nhanh và nước có công nhân có kĩ năng di động sẽ được lợi lớn do việc bành trướng của Google vì nó thuê bất kì ai nó thể tìm được để bảo đảm rằng nó sẽ có đủ công nhân chi phối thị trường này.”

Tất nhiên, Microsoft đã từng yên tĩnh trong một số năm cũng làm nước đi của nó. Microsoft đang làm việc chặt chẽ với Nokia để phát triển điện thoại mới, máy tính bảng mới dùng hệ điều hành Window 8 mới của nó. Như một hệ thống được tích hợp đầy đủ, Window 8 làm việc trong các PC, điện thoại, máy tính bảng (Surface) và nhiều thiết bị mới, điều cho nó cách mới để kiểm soát thị trường khi nó tuyệt vọng giành lại vinh quang trước đây của nó. Microsoft cũng thuê nhiều công nhân nước ngoài trong những năm gần đây vì nó là một hỗ trợ mạnh cho luật di trú mới để đem nhiều công nhân nước ngoài vào trung tâm phát triển tại Mĩ của nó.

Ngày nay các nền (IOS, Android, và Window 8) là những vũ khí mới trong đó các công ty này dùng để kiểm soát thị trường nhưng phần lớn các đại học KHÔNG dạy những công nghệ mới này. Một nhà phân tích than: “Không có tri thức về điều công nghiệp cần, nhiều trường, nhiều sinh viên cũng như nhiều nước có thể bỏ lỡ cơ hội lớn này. Nếu họ không bắt kịp nhanh chóng, người khác sẽ lấy ưu thế vì trận chiến về công nhân kĩ năng là dữ dội trong khu vực di động. Nhu cầu là ở trong điện thoại di động và máy tính bảng và trận chiến tiếp sẽ được thấy trong tính toán mây và Dữ liệu Lớn. Với các chiến trường dường như nhân lên từng năm, nhu cầu về nhiều công nhân có kĩ năng hơn được làm mạnh thêm và nó đặt nhiều sức ép lên cả trường học và sinh viên để cập nhật chương trình đào tạo và thu được kĩ năng được cần. Không lâu trước đây, Ấn Độ kiểm soát thị trường làm khoán ngoài CNTT $ 100 tỉ đô la nhưng trận chiến này đang thay đổi nhanh chóng và hiện thời không nước nào có thể tuyên bố về thị trường di động $175 tỉ đô la và tiếp đó thị trường tính toán mây và dữ liệu lớn $400 tỉ đô la vẫn đang đợi người chiến thắng.”

Khi Google, Microsoft, Apple, Facebook, và Amazon đang tranh đấu để chi phối thị trường nhưng dường như chiến lược thắng không phải là ở công nghệ mà ai có nhiều công nhân có kĩ năng hơn sẽ thắng. Để vạch ra tiến trình cho các công ty của họ để chuẩn bị cho trận chiến tiếp, tất cả những công ty này đang nhanh chóng mở rộng lãnh thổ của họ sang các nước mới, thị trường mới khi họ đang thuê nhiều công nhân hơn mọi ngày. Một nhà phân tích phố Wall giải thích: “Không có lính, tướng không thể đánh trận và đó là lí do tại sao họ đang tuyệt vọng kiếm nhiều lính hơn để chuẩn bị cho trận chiến tiếp. Mọi công ty đang mở rộng việc tuyển mộ của họ ở nhiều nước khi họ đang thuê bất kì công nhân phần mềm có kĩ năng nào mà họ có thể tìm ra. Vấn đề còn lại: Họ có thể tìm đâu ra những công nhân có kĩ năng?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com