Chiến lược chế tạo của Ấn Độ

Tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận chính sách chế tạo quốc gia nhằm tạo ra 100 triệu việc làm trong 10 năm tới. Trong cuộc họp báo, bộ trưởng thương mại Anand Sharma nói rằng chính sách này là để tạo ra các vùng công nghiêp sẽ được thuế thấp hơn, cấp phép nhanh hơn, và luật lao động dễ dàng hơn để làm cho Ấn Độ thành điểm đến tiếp cho chế tạo sau Trung Quốc. Ấn Độ sẽ thiết lập bẩy vùng đặc biệt, kể cả hai vùng ở bang miền tây Maharashtra. Vùng chế tạo mới sẽ có kích cỡ tối thiểu 5,000 hectares và đảm bảo ích lợi của công nhân bằng việc thiết lập ngân quĩ để cung cấp đào tạo và đãi ngộ cho họ để chuyển tới những khu vực như vậy. Mục đích là để nắm lấy thị phần chế tạo toàn cầu 25 phần trăm trước năm 2022 và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người Ấn Độ.

Ông Sharma nói rằng chính phủ thừa nhận rằng khu vực chế tạo có nhiều tác động lên việc tạo ra hai tới sáu việc làm phụ cho từng việc làm trong khu vực chế tạo. Mặc dầu nó không có tác động vào việc tạo ra mười hai tới mười sáu việc làm cho từng việc làm trong công nghệ thông tin nhưng tất cả những điều này trong tổ hợp lại sẽ có thể hỗ trợ cho 600 triệu việc làm trong mười năm tới. Chính sách này là nỗ lực của chính phủ của thủ tướng Manmohan Singh để tạo ra nhiều việc làm hơn cho đất nước trên một tỉ người này. Ngày nay mọi chính phủ đều hiểu rằng việc làm là yếu tố then chốt cho kinh tế cũng như chính phủ ổn định. Trong số những sản phẩm được chế tạo cần nhắm tới then chốt là: ô tô, điện tử, quần áo, và các ngành công nghiệp nặng như hàng không, máy móc và đóng tàu thuỷ.

Theo nhiều nhà phân tích, đây cũng là dấu hiệu nữa rằng Ấn Độ sẽ cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc trong chế tạo sau khi nó đã thành công trong công nghệ thông tin. Thành công của việc làm khoán ngoài CNTT điều đem lại nhiều thu nhập cho đất nước cho phép Ấn Độ chuyển vào trong khu vực chế tạo mà không phải lệ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Một số nhà phân tích coi đây là chiến lược lỗi lạc để tăng trưởng nền kinh tế mạnh hơn và tốt hơn bằng việc bắt đầu với kinh doanh sinh lời nhất như công nghệ thông tin. Bằng việc bắt đầu từ CNTT, người Ấn Độ học nhiều về công nghệ và quản lí và bằng việc có tri thức quản lí mạnh và tri thức công nghệ, Ấn Độ có thể dựa trên sức mạnh riêng của nó và người riêng của nó khi chuyển vào trong khu vực chế tạo nơi nó có thể hỗ trợ cho người không kĩ năng và người nghèo.

Chiến lược này là hoàn toàn đảo ngược lại với điều Trung Quốc đã làm trong hai mươi năm qua. Trung Quốc đã bắt đầu bằng chế tạo trước để hỗ trợ cho công nhân không kĩ năng trước khi chuyển vào kinh doanh tốt hơn như công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược này là nó không có tri thức công nghệ để tự động qui trình chế tạo của nó cho chất lượng và hiệu quả. Nó cũng không có năng lực quản lí để quản lí khu vực công nghiệp riêng của nó và phải dựa nhiều vào quản lí nước ngoài. Một nhà phân tích dự báo rằng nếu chế tạo của người Ấn Độ có chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn và được quản lí tốt hơn thì sẽ có dịch chuyển chính từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Điều đó có thể đem tới hiệu quả tàn phá cho nền kinh tế dựa quá nhiều vào xuất khẩu chế tạo. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất năm năm nữa cho tới khi những vùng chế tạo đặc biệt này có hiệu quả và nhiều điều có thể xảy ra trong thời gian đó.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com