Chảy não ở Ấn Độ

Kĩ sư Ấn Độ được biết tới về kĩ năng kĩ thuật của họ mà làm cho họ thành được ưa chuộng của nhiều công ty toàn cầu. Theo một khảo cứu của chính phủ Ấn Độ, người ta ước lượng rằng quãng 75 phần trăm sinh viên tốt nghiệp của Ấn Độ là từ các đại học hàng đầu của họ như Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) bỏ nước họ sang làm việc ở Mĩ, và châu Âu. Phần lớn trong họ đều tới các công ty công nghệ cao như Microsoft, Intel, Google, Facebook, Apple, Cisco, và Oracle, v.v.

Vào những ngày đầu của công nghiệp công nghệ cao (1980 tới 2000) có ít hơn 10% công nhân CNTT ở Mĩ là người Ấn Độ. Qua thời gian, có việc tăng số di dân các nhà chuyên môn Ấn Độ. Ngày nay, đã có 1.8 triệu kĩ sư Ấn Độ làm việc ở riêng California và xấp xỉ 1.2 triệu người rải rác ở các bang khác. Theo một khảo cứu của chính phủ, nhiều người trong số họ có khả năng thành công trong việc lập công ty riêng của họ và trở thành đa triệu phú. Ngày nay các công ty do các kĩ sư Ấn Độ làm chủ có trị giá hơn $40 tỉ đô la.

Ít hơn 10 phần trăm trong số họ trở về Ấn Độ. Phần lớn quay về để thành lập công ty khoán ngoài riêng của họ để tận dụng ưu thế nguồn tài nguyên quí giá nhất của nước họ: công nhân có kĩ năng. Ngày nay công nghiệp khoán ngoài CNTT là kinh doanh tăng trưởng nhanh nhất và sinh lời nhất ở Ấn Độ. Từ ít hơn $20 triệu đô la năm 1990 ngành công nghiệp này đã tăng lên $97 tỉ đô la năm 2010 và được mong đợi đạt tới $200 tỉ đô la trước năm 2018.

Công nghệ thông tin đã mở ra cánh cửa cơ hội khổng lồ mà nhiều người Ấn Độ đã từng mơ tới. Điều này xảy ra bởi vì các khía cạnh tương lai tốt hơn mà sinh viên có thể tham gia vào ở các quốc gia đã phát triển. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên đăng tuyển vào các đại học Mĩ vì hệ thống giáo dục tốt hơn và tiến bộ công nghệ. Các sinh viên này làm họ trội hơn hẳn ở trường, đạt tới bằng cấp cao nhất khi họ được giáo dục ở Mĩ và đạt tới bằng cấp trong các lĩnh vực mấu chốt như công nghệ thông tin. Thiếu hụt gay gắt công nhân có kĩ năng đang mở ra nhiều cơ hội cho họ ở lại hơn là trở về nước. Lí do khác cho họ ở lại là thang lương tốt hơn. Giá trị công việc của họ được trả lương tương ứng và cơ hội thăng tiến chủ yếu dựa trên công việc của họ hơn là mối liên kết gia đình.

Một sinh viên Ấn Độ giải thích: “Nếu tôi trở về Ấn Độ, tôi sẽ chấm dứt cả đời tôi làm việc ở cùng vị trí và cùng thu nhập mà chỉ hỗ trợ trần cho gia đình tôi. Ở Ấn Độ, việc đề bạt chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng thời gian bạn làm ở văn phòng và yếu tốt kết nối. Nếu bạn không biết ai đó hay sẵn lòng làm cái gì đó "đặc biệt" cho ai đó, bạn sẽ không bao giờ đi tới đâu cả. Các ý tưởng phát kiến không có giá trị ở đó, cải tiến là trò hề, làm việc chăm chỉ là ảo tưởng vì không ai quan tâm. Bạn phải có bằng hàng đầu từ trường tốt nhất trên thế giới nhưng bạn sẽ dành hầu hết thời gian của bạn vào họp hành với mọi người những người ít giáo dục hơn bạn nhưng họ là ông chủ của bạn.”

Ấn Độ có quản trị hệ thống lạc hậu đã từng liên tục kéo từ thời cổ đại tới ngày nay. Trong nhiều năm quốc hội Ấn Độ đã thảo luận về cải tiến nó. Đã có nhiều kế hoạch, đã có nhiều chỉ thị, đã có không biết bao nhiêu cuộc họp và tranh cãi mà chẳng cái gì xảy ra. Cảm giác là “Nếu nó không hỏng, sao sửa nó làm gì?” hay “Chúng tôi không cần sao chép bất kì ai. Điều có tác dụng ở Mĩ có thể không có tác dụng ở Ấn Độ. Chúng tôi cần theo con đường riêng của mình.” Một người chủ công ty Ấn Độ nói: “Tôi có thể bắt đầu công ty ở Mĩ trong không đến một tuần. Tôi có thể làm cùng điều đó ở Trung Quốc trong không đến một tháng. Nếu tôi làm điều đó ở Ấn Độ, việc giấy tờ và mọi thứ hành chính sẽ yêu cầu ít nhất sáu tháng, nếu tôi may mắn.” Lương tốt hơn, an ninh tài chính mạnh, chỗ làm việc tốt hơn, và cuộc sống xa hoa là lí do chính tại sao người Ấn Độ ưa thích định cư bên ngoài và không bao giờ quay về.

Vấn đề này đã có sự giật lùi chính cho tăng trưởng tương lai và phát triển của Ấn Độ. Báo cáo của Hiệp hội quốc gia các công ty dịch vụ và phần mềm (NASSCOM) đã dự phóng rằng Ấn Độ cần 1,400,000 tới 2,000,000 công nhân phần mềm trong thời gian 2010-2020 nhưng nó không thể tìm được kĩ năng đó do vấn đề "chảy não". Báo cáo này cũng thấy rằng 75% sinh viên tốt nghiệp CNTT hiện thời không thể làm việc được trong công ngiệp vì phần lớn số họ nhận đào tạp từ các đại học nhà nước, nổi tiếng là có giáo trình đào tạo cổ lỗ nhất trong các nước đang phát triển. Nó yêu cầu ít nhất mười tới mười hai tháng tái đào tạo để làm cho họ có kĩ năng cần thiết để làm việc trong công nghiệp.

Điều gì có thể là tồi tệ hơn cho một nước mà ngày nay giữ số lớn nhất các công nhân kĩ thuật và có xuất khẩu phần mềm lớn nhất xấp xỉ $100 tỉ đô la? Nếu bạn hỏi các kĩ sư Ấn Độ, thì có lẽ người đó sẽ nói với bạn về thường có hai hệ thống giáo dục ở Ấn Độ. Các trường hàng đầu rất chọn lọc nhưng các trường nhà nước dễ dàng hơn nhiều nhưng việc đào tạo cổ lỗ. Các sinh viên hàng đầu phải được chuẩn bị trong nhiều năm ở trường phổ thông để tìm kiếm việc nhập trường vào các đại học hàng đầu của Ấn Độ. Họ phải qua nhiều kì thi để được vào. Cho dù ngay cả khi họ vào rồi, họ vẫn phải trải qua những học tập gian truân và đào tạo nghiêm ngặt để cho họ có thể đi vào trong thế giới. Vấn đề là sau khi đào tạo, phần lớn họ sẽ tìm giáo dục thêm hay việc làm ở đâu đó khác thay vì trong nước riêng của họ. Sinh viên đã tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) nổi tiếng thế giới và có thể gần như đi mọi nơi. Ngày nay, thống kê "chảy não" này đang tăng lên từng năm và điều đó dường như không thay đổi.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com