Chảy não
Với toàn cầu hoá hiện tượng "chảy não" kéo tới. Trong tình huống khủng hoảng tài chính, nhiều công nhân có kĩ năng di cư sang nước khác vì cơ hội tốt hơn, việc làm tốt hơn, và lương tốt hơn. Theo nghiên cứu gần đây của chính phủ Mĩ, 78 phần trăm công nhân có kĩ năng được phỏng vấn trên toàn thế giới đều nói họ sẵn lòng sang bất kì nước nào vì việc làm tốt hơn. Gần 47 phần trăm nói họ sẽ rời khỏi đất nước quê hương của mình vào bất kì lúc nào và ba trong năm người nói họ sẽ làm như vậy mãi mãi. Nhiều năm trước trong quá khứ, số công nhân có kĩ năng cao di cư sang Mĩ và châu Âu đã tăng lên đáng kể, nhiều người bị hấp dẫn bởi lương và môi trường làm việc tốt hơn.
Nhưng điều gì xảy ra cho các nước mà những công nhân có kĩ năng này bỏ lại sau? Theo một nghiên cứu khác của chính phủ Mĩ, việc “chảy não” đã gây ra những vấn đề kinh tế lớn cho nhiều nước đang phát triển và họ tin rằng cạnh tranh toàn cầu làm hại họ. Gần 63 phần trăm các công ty địa phương bày tỏ mối quan ngại về việc di cư của công nhân có kĩ năng sang các nước đã phát triển và tin rằng chính phủ của họ KHÔNG "làm đủ" để dừng luồng chảy này. Tất nhiên, việc kiểm soát luồng người có kĩ năng trên khắp thế giới KHÔNG phải là ưu tiên cho nhiều chính phủ vì họ phải giải quyết với nhiều vấn đề quan trọng và khẩn thiết khác. Trong ngắn hạn, thay vì bằng việc cho phép đi mà giữ họ và không có việc làm tốt cho họ, là phí hoài tài năng của họ. Có ích lợi khi những người di dân này làm ra nhiều tiền hơn, họ có khuynh hướng dửi một số tiền về giúp gia đình và luồng tiền này có thể giúp nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, về dài hạn, sẽ khó tăng trưởng nền kinh tế bởi vì không có đủ người có kĩ năng để vận hành doanh nghiệp mới. Không có doanh nghiệp mới, nền kinh tế không thể cải thiện được rồi thất nghiệp và trì trệ có thể lan tràn.
Theo nghiên cứu này, Đài Loan, Ấn Độ và New Zealand bày tỏ mối quan tâm nhất về tác động của 'chảy não' lên nền kinh tế của họ nảy sinh từ việc những người có kĩ năng rời bỏ nước mình để sang làm việc ở nước khác. Mặt khác, Trung Quốc, Ireland, Philippines, Nhật Bản, và Hàn Quốc quan tâm ít nhất về vấn đề này. Trong những công nhân có kĩ năng xem xét về các cơ hội ở nước ngoài, Mĩ, Anh và Tây Âu là những điểm đến được ưa chuộng hơn bởi vì họ có thể kiếm lương cao hơn và cuộc sống tốt hơn so với ở nước họ. Nghiên cứu này cũng thấy rằng người càng đạt tới mức độ giáo dục cao, càng sẵn lòng đi hơn cho dù một nửa trong số họ sẽ phải học ngôn ngữ mới.
Nghiên cứu của Liên hợp quốc thấy rằng hiện tượng "chảy não" đe doạ làm tăng nghèo nàn và đe doạ các quốc gia đang phát triển. Dữ liệu chỉ ra rằng ở châu Phi và Trung Mĩ, hơn một nửa các sinh viên tốt nghiệp đại học di cư sang các nước đã phát triển, với những hậu quả nghiêm trọng tiềm năng cho các khu vực gay cấn như giáo dục, y tế và kĩ nghệ. Không có thầy giáo, kĩ sư và người chăm sóc sức khoẻ, các nước này sẽ không có khả năng cải thiện mặc dầu họ đã đầu tư nhiều vào giáo dục và đào tạo người của mình và rồi mất người cho nước khác.
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện thời đã tạo ra tình huống khó khăn cho nhiều công nhân có kĩ năng ở ngay nước của họ. Với họ, di cư và tìm việc mới ở nước khác còn dễ hơn đợi việc làm ở chính nước của họ. Ngay cả với cuộc khủng khoảng này, nhiều nước đã phát triển vẫn còn mở cửa cho các công nhân có kĩ năng cao thông qua các chương trình đặc biệt. Mĩ có chương trình visa H1B cho những người có tài và trong phạm vi vài tuần, vài nghìn người có kĩ năng đã lấp kín hạn ngạch được cấp. Anh và Tây Âu cũng có chương trình tương tự để làm dễ dàng hơn cho những người có giáo dục cao vào và làm việc ở nước của họ. Tất nhiên, tất cả những điều này bị khống chế bởi luật cung cầu và sẽ tiếp tục có thay đổi trong thị trường việc làm. Nếu một nước có nhu cầu về những kĩ năng nào đó, nó sẽ cho phép nhiều người có kĩ năng đó vào một cách hợp pháp. Vì Mĩ có nhu cầu cao về kĩ sư phần mềm và hộ lí, nó đã làm dễ dàng hơn cho mọi người trên thế giới có những kĩ năng này di cư tới làm việc ở Mĩ. Trong mười năm qua, Ấn Độ và Philippine là hai nhà cung cấp chính những người có kĩ năng này cho Mĩ. Theo nghiên cứu mới, 10 việc làm hàng đầu cần tài năng ngoại là:
- Công nhân có kĩ năng chế tạo
- Kĩ sư phần mềm
- Vận hành sản xuất
- Chuyên viên máy tính
- Cán bộ công nghệ thông tin
- Bác sĩ dược sĩ
- Y tá và hộ lí dược
- Đại diện dịch vụ khách hàng
- Kĩ thuật viên phòng thí nghiệm dược
- Cán bộ kế toán & tài chính
Liên hợp quốc gợi ý rằng các nước đang phát triển nên làm cho những người có đào tạo cao ở lại bằng việc cung cấp điều kiện làm việc tốt hơn và thù lao tốt hơn. Tất nhiên gợi ý này bị nhiều người chỉ trích là "tốt trên giấy tờ nhưng không thực tế.” Gợi ý khác là thay thế người có kĩ năng cao với mức độ nhanh hơn việc ra đi của họ bằng việc cải tiến hệ thống giáo dục để đào tạo nhiều người hơn. Gợi ý này dựa trên nghiên cứu hàn lâm và cũng bị chỉ trích là “không thực tế, vì mọi người sẽ đi tới bất kì chỗ nào họ có thể có cơ hội tốt hơn.” Tuy nhiên, gần đây có một hiện tượng khác: Sự quay về của tài năng. Đây là trường hợp xảy ra phần lớn ở Ấn Độ và Trung Quốc khi kinh tế của họ được cải thiện, ngày càng nhiều người trở về, đặc biệt trong khu vực phần mềm. Gần 30% các công ty phần mềm ở Ấn Độ được thành lập hay được quản lí bởi những tài năng phần mềm trở về từ hải ngoại. Trung Quốc cũng báo cáo rằng số kĩ sư phần mềm trở về trong năm năm qua đã vượt quá số kĩ sư phần mềm rời khỏi nước. Chúng ta hi vọng rằng xu hướng này sẽ sớm xảy ra ở các nước đang phát triển khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com