Cửa hàng trực tuyến/1
Công nghệ thông tin (CNTT) có thể đem lại nhiều ưu thế cho doanh nghiệp. Với Internet mọi người có thể làm kinh doanh ở bất kì đâu và bất kì lúc nào. Không giống như cấu trúc vật lí được cần để làm kinh doanh trong quá khứ, với CNTT kinh doanh có thể được thực hiện trực tuyến. Chẳng hạn, mọi người có thể làm giao dịch ngân hàng và không lệ thuộc vào vị trí của ngân hàng. Họ có thể mở tài khoản trực tuyến với bất kì ngân hàng nào, nộp tiền, và rút tiền từ máy ATM ở bất kì đâu trên thế giới. Với cửa hàng trực tuyến, mọi người có thể mua gần như mọi thứ mà không phải rời khỏi nhà họ. Với trường trực tuyến, sinh viên có thể truy nhập vào bài học qua laptop của họ hay điện thoại di động v.v.
Trong thời đại công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp vận hành trong thị trường địa phương; chỉ các công ty rất lớn mới có thể bành trướng ra thị trường toàn cầu. Trong thời đại thông tin, bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể vận hành trong thị trường toàn cầu, bất kể kích cỡ của họ hay điều họ bán. Ngày nay kinh doanh trực tuyến đang tăng trưởng nhanh chóng và có giá trị hàng nghìn tỉ đô la. Lí do đơn giản là thị trường toàn cầu lớn hơn thị trường nội địa nhiều lần. Bằng việc đi vào trực tuyến, các doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn, bán nhiều sản phẩm hơn với chi phí ít hơn và làm ra lợi nhuận nhiều hơn. Nói cách khác, toàn cầu hoá là quá trình mà kinh tế địa phương được tích hợp với phần còn lại của thế giới và làm kinh doanh toàn cầu đang thành dễ dàng hơn cho bất kì ai biết cách dùng sức mạnh của CNTT.
Ngày nay bất kì ai cũng có thể bán sản phẩm của họ ở thị trường toàn cầu hay mua các thứ họ cần qua cửa hàng trực tuyến. Trong quá khứ những giao tác kinh doanh này lấy dạng xuất khẩu và nhập khẩu với nhiều quan liêu và tốn kém. Ngày nay cửa hàng trực tuyến là dễ dàng hơn, với ít hạn chế hơn và khi vận tải đang trở nên ngày càng rẻ hơn và nhanh hơn, các doanh nghiệp có thể vận hành ở bất kì đâu trên thế giới. Về căn bản, CNTT đã giúp tăng khối lượng thương mại quốc tế lên hàng trăm lần so với vài năm trước.
Khi nhiều doanh nghiệp dùng CNTT, nhiều công nhân kĩ thuật hơn được cần tới. Khi tự động hoá và máy móc có thể tiếp quản việc làm lao động trong cơ xưởng, công nhân lao động sẽ bị bất lợi. Khi nhiều robot được dùng, ít lao động thủ công sẽ được cần tới và ít việc làm sẽ được tạo ra. Người ta dự đoán rằng trong vòng năm năm nữa, các nước phụ thuộc vào kinh tế chế tạo sẽ chứng kiến sút giảm lớn trong thu nhập, thất nghiệp cao, nơi nhiều người tìm kiếm việc làm thủ công đang theo đuổi vài việc làm sẵn có.
Từ cách nhìn kinh tế, kinh doanh trực tuyến hay e-commerce dẫn tới lợi nhuận cao và tính sẵn có cao hơn của hàng hoá và dịch vụ cho mọi người trên thế giới. Cạnh tranh toàn cầu cũng dẫn tới tính hiệu quả cao hơn và mức độ chất lượng cao hơn do nhiều cạnh tranh hơn. Tuy nhiên với toàn cầu hoá, nông dân trong các nước đang phát triển sẽ thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với nhập khẩu nông nghiệp từ các nước đã phát triển. Các nước này có công nghệ tốt hơn và thực hành nông nghiệp tạo ra sản phẩm tốt hơn với sản lượng cao hơn và giá thành thấp hơn. Các doanh nghiệp nhỏ địa phương sẽ thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với các công ty toàn cầu lớn mạnh từ các nước đã phát triển mà có quản lí vững chắc và vốn tốt hơn. Tuy nhiên, lao động và công nhân chế tạo từ các nước đã phát triển cũng thấy rằng họ không thể cạnh tranh được với công nhân lao động chi phí thấp từ các nước đang phát triển. Với khuyến khích thuế đặc biệt, nới lỏng hạn chế, nhiều cơ xưởng đang chuyển sang các nước đang phát triển. Những dịch chuyển này đang tạo ra các vấn đề xã hội và kinh tế lớn trong thời gian chuyển tiếp này và nó có thể làm bất ổn nền kinh tế của nhiều nước cũng như các chính phủ. Chúng ta đang chứng kiến sự sụp đổ kinh tế của nhiều nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hi Lạp và Tây Ban Nha với thất nghiệp cao hơn khi các cơ xưởng của họ đóng cửa và chuyển đi đâu đó khác. Xu hướng này sẽ lan rộng khắp châu Âu rồi ra toàn thế giới trong vài năm tiếp và tác động có thể lớn hơn nhiều và tàn phá nhiều hơn là một số nhà kinh tế đã dự báo. Một nhà kinh tế than: “Chúng tôi đã nói về tác động của toàn cầu hoá và việc chuyển dịch từ lâu nhưng một số người vẫn bị ngạc nhiên bởi nó. Dường như họ không được chuẩn bị và bây giờ đang chịu hậu quả.”
Từ cách nhìn doanh nghiệp, toàn cầu hoá và hệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội mới và cũng nhiều rủi ro. Với kinh doanh trực tuyến, tác động sẽ là lớn vì nó sẽ ảnh hưởng tới mọi công ty vì những kẻ cạnh tranh bây giờ ở qui mô toàn cầu. Không có bảo hộ trong thị trường được toàn cầu hoá. Điều đó nghĩa là cấu trúc công ty phải thay đổi và linh hoạt để thích ứng với tính đa dạng của thị trường. Nó cũng yêu cầu cấp quản lí thay đổi tư duy, thực hành và chiến lược của họ. Họ phải biết cách phi tập trung hoá để phản ứng với thay đổi thị trường nhanh hơn và "làm phẳng" cấu trúc để giảm số cấp quản lí cho nên quyết định có thể được đưa ra nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Toàn cầu hoá là việc tích hợp của con người, công nghệ thông tin, và tài chính ngang qua các biên giới quốc gia vào kỉ nguyên toàn cầu. Trong khi thương mại toàn cầu đã tồn tại một thời gian lâu nhưng chính việc nổi lên của công nghệ thông tin đã làm cho thế giới thành một "làng." Một số công ty đã thấy rằng bằng việc dùng CNTT họ có thể bành trướng thị trường của họ, bán nhiều hơn, có được nhiều khách hàng hơn và giảm chi phí để đạt tới lợi nhuận tốt hơn. Khi các công ty này mạnh hơn và lớn hơn họ sẽ tạo ra nhiều sức ép hơn, nhiều cạnh tranh hơn, và có khả năng tiêu huỷ đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp không được chuẩn bị. Vài năm trước, mọi người phải mua sản phẩm địa phương với chất lượng thấp và giá thành cao nhưng với kinh doanh trực tuyến, họ có thể mua sản phẩm với chất lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn với một "cú bấm chuột". Vài năm trước, họ phải đi tới cửa hàng, thỉnh thoảng tới vài cửa hàng để có được điều họ cần nhưng bằng kinh doanh trực tuyến, họ có thể có mọi thứ được giao tận nhà họ bằng một "cú bấm chuột". Vài năm trước, doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhà mở cửa hàng ở thị trường hay vị trí đắc địa nhưng với kinh doanh trực tuyến, họ có thể có "cửa hàng ảo" để bán mọi thứ với một phần chi phí và họ có thể có nhiều khách hàng hơn trên khắp thế giới thay vì chỉ những người địa phương.
Hai mươi năm trước, Amazon đã là một cửa hàng sách nhỏ "vô danh tiểu tốt" ở Seattle. Người chủ, Jeff Bezos thấy tiềm năng của internet và kinh doanh trực tuyến cho nên ông ấy bắt đầu bán sách trực tuyến. Vào thời đó chỉ sinh viên biết dùng máy tính mới mua sách trực tuyến. Để hấp dẫn nhiều sinh viên, Jeff cũng bán đĩa CD nhạc và DVD phim. Khi nhiều người thích sự thuận tiện của kinh doanh trực tuyến, Jeff đóng cửa hiệu sách và toàn tâm vào bán mọi thứ trực tuyến. Ngày nay Amazon là một trong những cửa hàng trực tuyến lớn nhất trên thế giới với thu nhập hàng năm vài tỉ đô la và làm cho ông ấy thành một trong những người giầu nhất trên thế giới. (Jeff Bezos được xếp hạng số 6, sau Bill Gates của Microsoft, Larry Ellison của Oracles, Sergey Brin và Larry Page của Google, Mark Zuckerberg của Facebook). Ngày nay Amazon bán nhiều thứ và có nhiều websites trong các thứ tiếng khác nhau để hấp dẫn khách hàng toàn cầu.
Một trong những người đã mua sách giáo khoa từ Amazon là Pony Ma, một sinh viên ở Trung Quốc. Hai mươi năm trước, khó mà mua sách tiếng Anh ở Trung Quốc, đặc biệt là sách giáo khoa máy tính. Pony bị ấn tượng thế với ý tưởng về cửa hàng trực tuyến cho nên anh ta bắt đầu công ty riêng của mình ở Trung Quốc. Cùng với ba bạn thân ở đại học Thâm Quyến, họ bắt đầu một cửa hàng trực tuyến nhỏ để bán sách cho sinh viên có tên là Tencent. Ngày nay Tencent là cửa hàng trực tuyến lớn nhất và sinh lời nhất ở Trung Quốc với số bán hàng năm hơn $3 tỉ đô la. Tương tự như Amazon, Tencent bây giờ bán trên 700,000 mặt hàng trực tuyến và đã bành trướng vào nhiều kinh doanh. Pony Ma trở thành một trong những thanh niên giầu nhất ở Trung Quốc và thường được coi là “Bill Gates” của Trung Quốc.
Akumah là một sinh viên CNTT châu Phi khác người đã mua đĩa CD nhạc từ Amazon và bị ấn tượng với khái niệm về cửa hàng trực tuyến nhưng thay vì bán sách, anh ta muốn bán quần áo và giầy dép thời trang. Anh ta đã bắt đầu cửa hàng trực tuyến của mình ở Nam Phi rồi bành trướng sang các nước láng giềng. Cửa hàng trực tuyến của anh ta Zando là thành công lớn ở Nam Phi và Sabunta là cửa hàng thời trang lớn nhất ở Nigeria. Những cửa hàng trực tuyến này có tuyển tập lớn nhất các thương hiệu thời trang nhiều hơn bất kì cửa hàng nào ở châu Phi. Nhiều người châu Phi có thể không có máy tính và kết nối internet nhưng nhiều người có điện thoại di động cho nên các cửa hàng này đã tập trung vào mua bán di động hay m-commerce và đã rất thành công.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com