Cải tiến hệ thống giáo dục

Ngày nay giáo dục đại học trong các khu vực đặc biệt được cần để có được việc làm tốt, nhưng bằng đại học không còn là đảm bảo cho bất kì cái gì. Hiện thời, nhiều phụ huynh và học sinh bắt đầu đặt nghi vấn về giá trị của giáo dục đại học truyền thống. Tất nhiên, mọi người bao giờ cũng có ý kiến, nhưng tôi tin rằng giáo dục đại học tốt nên hỗ trợ cho phát triển xã hội thịnh vượng và giúp tăng trưởng kinh tế của đất nước. Hệ thống giáo dục tốt phải cung cấp người có tri thức có thể đóng góp cho xã hội và bảo vệ đất nước.

Khi thế giới đang thay đổi nhanh chóng vì tiến bộ của công nghệ, thách thức với mọi nước là làm sao cải tiến hệ thống giáo dục để đáp ứng cho nhu cầu của nền kinh tế toàn cầu phức tạp. Nhiều nước đã đầu tư nhiều tiền vào cải tiến hệ thống giáo dục của họ, một số có tác dụng nhưng phần lớn thì không có tác dụng vì nhiều người lãnh đạo giáo dục thường phung phí tiền của họ vào cái gì đó không cần thiết. Tôi đã thấy nhiều nước xây dựng nhiều lớp học với trang bị máy tính hiện đại, điều đó có vẻ tốt trên báo chí và TV, nhưng số thất nghiệp trong những người tốt nghiệp của họ vẫn cao. Tôi đã thấy sự bùng nổ của các trường tư vì chính phủ tin các trường tư có thể là tốt hơn trường nhà nước trong việc cho ra lò người tốt nghiệp có kĩ năng, nhưng sự kiện là nhiều trường tư đã được lập ra để làm ra tiền cho người chủ, nhưng chất lượng của họ là thấp, và phần lớn người tốt nghiệp của họ có bằng cấp nhưng không có kĩ năng. Sự kiện là mọi nước đều cần công nhân có kĩ năng nhưng hệ thống giáo dục của họ vẫn không tạo ra được người tốt nghiệp có kĩ năng.

Theo vài khảo cứu, thế giới sẽ cần trên 5 triệu công nhân có kĩ năng về khoa học và công nghệ đến năm 2020, nhưng hệ thống giáo dục hiện thời có thể tạo ra không quá 3 triệu người tốt nghiệp công nghệ. Do đó hệ thống giáo dục phải thanh đổi nhanh chóng để giáo dục được số lượng học sinh được cần trong vài năm tới, và nó phải chuyển giao giáo dục chất lượng cao hơn được yêu cầu bởi thị trường. Chừng nào một số thay đổi còn chưa xảy ra, nhiều người tốt nghiệp đại học sẽ không thành công trong thế giới cạnh tranh này. Câu hỏi vẫn còn là làm sao thay đổi được hệ thống giáo dục?

Tôi tin các vấn đề giáo dục không thể được giải quyết mà không có thầy giáo đủ phẩm chất. Chỉ thầy giáo mới có thể thay đổi được hệ thống giáo dục, và mọi thay đổi đều phải bắt đầu với thầy giáo. Nhưng để làm điều đó, việc đào tạo thầy giáo phải bắt đầu với việc có sinh viên giỏi nhất vào lĩnh vực giảng dạy. Thế khó xử là những sinh viên giỏi nhất không muốn làm việc trong hệ thống giáo dục lỗi thời với lương thấp vì họ có thể kiếm được việc làm tốt hơn ở đâu đó khác. Chừng nào chúng ta chưa thể giải quyết được vấn đề này, hệ thống giáo dục sẽ không thay đổi, và việc cải tiến kinh tế dài hạn sẽ không xảy ra.

Thầy giáo giỏi là nền tảng cho hệ thống giáo dục tốt, và cải tiến kĩ năng của thầy giáo là đầu tư quan trọng nhất mà bất kì nước nào cũng có thể làm. Đào tạo thầy giáo truyền thống đang hội tụ và kĩ năng dạy như đọc bài giảng, quản lí thời gian trên lớp, đánh giá việc hiểu của học sinh, lập kế hoạch chương trình đào tạo và kế hoạch bài học tuân theo chính sách và chương trình được xác định bởi ban giáo dục. Tuy nhiên, khi nhu cầu của xã hội đang thay đổi, đào tạo thầy giáo đang thay đổi thành việc hiểu cách học sinh học, cách giúp đỡ họ giải quyết vấn đề, và cách khuyến khích việc học chủ động thay vì các kĩ năng dạy cơ bản. Để cải tiến chất lượng của giáo dục, tài liệu đào tạo phải được thiết kế theo môn đặc thù và hội tụ vào cách học sinh hiểu nó thay vì ghi nhớ nó. Việc đào tạo cũng phải liên quan tới phát triển nghề nghiệp đặc biệt. Nếu học sinh học kĩ năng nào đó vì họ CẦN chúng, thì họ sẽ học chăm chỉ để phát triển kĩ năng đó. Việc ghi nhớ để qua bài kiểm tra, trong khi là "cách dễ dàng để đánh giá học sinh" là không hiệu quả, vì một số người sẽ chỉ học dủ để qua được bài kiểm tra nhưng không phát triển kĩ năng. Sự kiện là có những học sinh tốt nghiệp rồi nhưng không thể nhớ được cái gì họ đã học sau khi qua bài kiểm tra để có được bằng cấp.

Học sinh sẽ học tốt khi họ có chọn lựa về việc học của họ và khi họ cảm thấy có kiểm soát nào đó với việc học của họ. Phần lớn các thầy giáo đều giảng bài, phân công công việc, và cho điểm bài của học sinh là đỗ hay trượt. Những thầy giáo này sẽ nhận được các mức độ nỗ lực khác nhau từ học sinh của họ rồi có những thầy giáo, người hội tụ vào việc hỏi câu hỏi, khuyến khích thảo luận trên lớp, và cho phép học sinh nhận diện những điểm mạnh điểm yếu của họ để cho họ có thể cải tiến bản thân họ. Học sinh học nhiều hơn từ bạn bè của họ khi họ chia sẻ ý tưởng và học cùng nhau. Học theo nhóm khuyến khích học sinh lắng nghe người khác, nghĩ về bản thân họ và giải thích các quá trình suy nghĩ và sau khi tốt nghiệp, học sinh sẽ có kĩ năng làm việc tổ để thành công trong công nghiệp. Giáo dục hiện thời nhấn mạnh vào việc kiểm tra từng học sinh một cách cá nhân và khuyến khích họ ganh đua hơn là cộng tác và điều đó cần phải thay đổi.

Năm ngoái khi dạy ở châu Á, một người lãnh đạo giáo dục có hỏi tôi về quan điểm của tôi về giáo dục, tôi bảo ông ấy: “Trong cải tiến hệ thống giáo dục, mọi thứ đều bắt đầu bằng thầy giáo. Thầy giáo giỏi sẽ phát triển các học sinh giỏi vì họ BIẾT rằng học sinh có khả năng học nhiều hơn là học sinh nghĩ họ có thể học. Chừng nào mà hệ thống còn cho phép thầy giáo cống hiến mọi thời gian và nỗ lực của thầy vào việc dạy mà không lo nghĩ về các thứ khác thì chúng ta có thể mong đợi hệ thống giáo dục được cải tiến. Thầy giáo giỏi sẽ cho phép học sinh của họ không chỉ học kĩ năng, mà còn phát triển động cơ học nhiều hơn từ các nguồn khác và là người học cả đời. Để cải tiến, chúng ta nên dừng mọi việc nói về sửa chữa cái này hay cái nọ, mua trang thiết bị này hay hiện đại hoá lớp học kia. Nếu chúng ta không bắt đầu bằng thầy giáo trước hết và chăm nom tới họ, thì chẳng cái gì sẽ xảy ra. Đầu tư tốt nhất vào giáo dục là đầu tư vào thầy giáo. Thầy giỏi sẽ tìm ra cách giúp học sinh của họ học, cho dù họ phải làm việc vất vả hơn để làm cho học sinh của họ thành công.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com