Cải tiến giáo dục ở Ấn Độ
Hệ thống giáo dục ở Ấn Độ được nhà nước quản lí và chỉ những người ưu tú thuộc đẳng cấp trên mới có truy nhập vào các tuỳ chọn giáo dục tốt hơn nhưng cũng đắt hơn. Theo một khảo cứu gần đây của ASSOCHAM, phòng thương mại của nước này, hệ thống giáo dục quốc gia của Ấn Độ được coi là tụt lại sau đáng kể so với các nước đang phát triển khác như Brazil, Trung Quốc, Nam Phi và Mexico.
Giáo dục tiểu học ở Ấn Độ là hệ thống kém phát triển nhất tại đó đa số trẻ em nghèo không tới trường. Nhiều người trong số họ phải hỗ trợ gia đình họ bằng làm việc trên cánh đồng, trong xưởng may quần áo, xưởng giầy, hay các xưởng thủ công. Giáo dục trung học và giáo dục đại học của nhà nước là không tốt hơn vì họ đã không thay đổi trong nhiều năm. Ít hơn 20 phần trăm sinh viên tốt nghiệp trung học là vào đại học, con số thấp nhất trong nhiều nước đang phát triển. Khảo cứu của ASSOCHAM kết luận rằng Ấn Độ cần đưa nhiều trẻ em hơn vào trường học, giáo dục chúng tốt hơn, và đảm bảo sinh viên tốt nghiệp đại học là có được việc làm nếu nó muốn duy trì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hiện thời và đem hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo nàn.
Khảo cứu này cảnh báo rằng Ấn Độ đang có nguy cơ thực tế là xã hội kém giáo dục vào năm 2020 hơn là nó như bây giờ. Năm 2008, Ấn Độ có xấp xỉ 340 triệu người giữa 25 và 50 tuổi mà không có bằng đại học nhưng con số đó có thể tăng lên tới 480 triệu người năm 2014. Nếu hệ thống giáo dục không được cải tiến sớm, nó sẽ làm chậm trễ mọi tăng trưởng kinh tế tương lai. Giáo dục là vấn đề nhạy cảm với vấn đề thời gian. Nếu trẻ em không có giáo dục tốt khi chúng ở trường tiểu họ thì nhiều người sẽ không vào trung học. Nếu chúng không nhận giáo dục tốt ở trung học thì bạn không thể mong đợi nhiều người trong số họ vào đại học, vậy thì cơ hội bị mất mãi mãi. Chỉ lấy một hay hai thế hệ không được giáo dục là đủ đẩy đất nước lùi lại vài năm và trong thế giới cạnh tranh cao này, điều đó không phải là cái gì đó mà nước nào cũng có thể đảm đương được.
Mặc dầu giáo dục bắt buộc cho trẻ em dưới 14 tuổi là chỉ thị của Hiến pháp Ấn Độ, ít điều được tiến hành để đảm bảo chỉ thị này được thực hiện. Lỗ hổng giữa "được giáo dục" và "không được giáo dục" cứ ngày một rộng hơn khi nhiều trẻ phải đi làm để giúp gia đình họ thay vì đi tới trường. Trong một báo cáo gần đây, một quan chức chính phủ cấp tỉnh phàn nàn: “Nếu chúng tôi buộc phải thực hiện chỉ thị của chúng tôi, hệ thống giáo dục sẽ thấy có thêm 8 tới mười triệu trẻ em nữa đăng tuyển vào các trường. Chúng tôi không có đủ trường, chúng tôi không có đủ thầy giáo và chúng tôi không có đủ sách để hỗ trợ cho chúng. Dễ dàng cho quốc hội thông qua luật và hướng dẫn về giáo dục, đảm bảo giáo dục có chất lượng, làm điều đó thành sẵn có cho mọi công dân nhưng không ai muốn thực hiện nó hay tài trợ cho nó. Họ coi nó là trách nhiệm của chính quyền địa phương.”
Quan tâm về cải tiến giáo dục vẫn còn bị tù đọng trong nhiều năm. Báo Hindu, một trong những tờ báo phổ biến nhất trong nước gần đây cho đăng một loạt bài về cải cách giáo dục. Nó nhắc tới rằng ngân quĩ là không thích hợp để đạt được mục tiêu giáo dục. Có quá nhiều kế hoạch, có quá nhiều ý kiến, quá nhiều ao ước làm loãng mục đích chính của giáo dục quốc gia một tỉ người. Tuy nhiên, tờ báo cũng thấy rằng giáo dục là công nghiệp sinh lời không thể tưởng được. Nó có nhiều nhu cầu hơn là cung cấp với thu nhập cao và đó là lí do tại sao các trường tư đang làm tốt. Ngày nay phần lớn các gia đình lớp trung đều ưa thích gửi con họ vào trường tư thay vì vào trường nhà nước. Tuy nhiên, vấn đề về việc bãi bỏ khu vực giáo dục bằng việc cho phép nhiều trường tư hơn vẫn là tranh cãi nóng bỏng trong Quốc hội. Nhiều người tranh cãi rằng bằng việc cho phép nhiều trường tư hơn được mở ra, đất nước sẽ bị chia rẽ thêm bởi vì chỉ người giầu mới có thể cho con cái họ tới trường tư tốt hơn khi trẻ em nghèo phải ở trong các trường nhà nước cỗ lỗ.
Tuy nhiên, nhiều người đang yêu cầu thay đổi trong hệ thống giáo dục bằng việc cho phép thêm nhiều trường tư. Trong nhiều năm đưa ra hứa hẹn, trong nhiều năm chi tiền vào giáo dục nhưng hầu hết người Ấn Độ đã không thấy cải tiến nào trong hệ thống giáo dục của họ. Sau nhiều năm phủ nhận, chính phủ ở New Delhi cuối dùng dường như nhận ra rằng mọi sự đã bị tan vỡ và cần sửa. Trong bài nói ở quốc hội, một nghị sĩ đã phát biểu vấn đề: “Trong hầu hết các nước đã phát triển, ít nhất 50% sinh viên vào đại học. Mĩ có 82%, Anh có 64% thậm chí Trung Quốc có 60% nhưng Ấn Độ chỉ có 13% cho nên chúng ta cần làm cái gì đó nhanh chóng nhất như chúng ta có thể làm.” Tuy nhiên, nghị sĩ khác lại coi làm so sánh như vậy là không thoả đáng. Một nghị sĩ nói: “Chúng ta không cần thống kê, chúng ta không cần dữ liệu. Chúng ta có nhiều thứ khẩn thiết hơn để giải quyết. Chúng ta đi theo nhịp riêng của chúng ta.”
Trong thời thuộc địa và vào những ngày đầu của độc lập, Ấn Độ có vài đại học công tốt nhất như Viện Công nghệ Ấn Độ đẳng cấp thế giới (IIT), Viện Quản lí Ấn Độ (IIM), và Viện Y học Ấn Độ và Viện Khoa học Ấn Độ. Họ đều là những thể chế đã đào tạo ra các nhà khoa học hàng đầu của Ấn Độ, những nhà quản lí hàng đầu, và các kĩ sư hàng đầu nhưng họ là rất được chọn lọc. Chỉ những người giỏi nhất và lỗi lạc nhất mới có thể vào. Đây là những sinh viên đã được gia đình họ chuẩn bị trong nhiều năm để qua hầu hết những kì thi nghiêm ngặt nhất để được vào. Ngay cả khi họ đã vào, họ được giáo dục theo giáo dục kỉ luật nhất, nghiêm ngặt nhất để là người giỏi nhất. Những viện này là "chuẩn vàng" của giáo dục, ngay cả ngày nay. Tuy nhiên, những trường ưu tú này không đại diện cho hệ thống giáo dục hiện thời. Họ là ngoại lệ bởi vì phần còn lại của hệ thống giáo dục ở dưới trung bình rất xa. Một người bạn Ấn Độ bảo tôi: “Ở Ấn Độ chúng tôi có điều tốt nhất và điều tồi nhất. Chúng tôi có người giầu nhất và người nghèo nhất, người có giáo dục nhất và người vô giáo dục. Chúng tôi không có gì ở giữa. Chúng tôi có đại học công tốt nhất như IIT và nhiều trường công chẳng khác gì mấy với trường trung học ở chỗ nào đó khác.”
Vì cải tiến giáo dục là tranh cãi nóng đã từng được thảo luận trong nhiều năm mà không có kết quả nào, một giải pháp mới đã được gợi ý. Khi tôi ở Ấn Độ mùa hè năm ngoài, đã có tranh luận ở Quốc hội liên quan tới việc cho phép các đại học nước ngoài được lập khuôn viên trường ở Ấn Độ. Các đại học này sẽ được miễm trừ theo các qui chế của chính phủ về thiết kế giáo trình, thù lao giáo viên và các vấn đề vận hành hàng ngày khác, bước khởi hành có ý nghĩa từ cách các đại học nội địa hiện thời được kiểm soát. Một số người tin rằng bằng việc có nhiều trường hơn sẽ tạo ra nhiều cạnh tranh hơn và đem tới cải tiến. Tuy nhiên, nhiều người phản đối ý tưởng này vì nó là "xúc phạm tới Ấn Độ bằng việc cho phép người ngoại quốc dạy cho con em chúng ta theo giá trị và văn hoá của họ.” Vài người sợ rằng “Ấn Độ sẽ mất kiểm soát nếu cho phép người nước ngoài đào tạo công dân của họ.”
Khi bạn Ấn Độ của tôi hỏi ý kiến tôi, tôi nói với họ: “Thành lập trường mà sao nguyên bản Harvard, Stanford, Oxford hay Cambridge là rất khó. Thứ nhất, nếu nó là dễ thì nó đã được làm ở đâu đó rồi. Thứ hai những trường danh tiếng đó không muốn làm loãng danh tiếng của họ với chất lượng đáng hoài nghi hay kết quả kém. Tôi không nghĩ các bạn sẽ làm cho họ mở khu trường ở Ấn Độ. Cá nhân tôi, tôi nghĩ nếu luật được thông qua, nó sẽ cho phép nhiều "đại học hạng hai, vì lợi nhuận" nhảy vào và chiếm ưu thế về nhu cầu cao về giáo dục ở đó. Ngày nay, chúng ta có nhiều "đại học giả" và "đại học rởm" thế đặc biệt nhiều đại học trực tuyến với nhiều hứa hẹn và đào tạo kém. Phần lớn chúng thậm chí không được thừa nhận chút nào nhưng dường như họ đang kinh doanh rất tốt trong nhiều nước đang phát triển. Theo ý kiến tôi, cải tiến giáo dục phải được thực hiện bởi công dân Ấn Độ chứ không bởi người ngoại quốc.”
Phần lớn các bạn tôi không thoải mái với điều đó. Một người bảo tôi rằng Ấn Độ cần có từ 1.4 triệu tới 2 triệu công nhân phần mềm trong năm năm tới và không có cách nào họ có thể tìm ra những người đó. Nếu cung không thể đáp ứng được cho cầu thì mọi sự sẽ thay đổi. Nếu xu hướng làm khoán ngoài bắt đầu dịch chuyển và chuyển từ Ấn Độ sang nước khác thì họ sẽ mất kinh doanh. Nếu khách hàng tìm ra những kĩ năng tốt hơn, chi phí tốt hơn ở đâu đó khác như Trung Quốc hay Brazil, đó có thể là chỗ kết của xu hướng làm khoán ngoài và tăng trưởng kinh tế mà họ đã tận hưởng trong nhiều năm.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com