Cạnh tranh với Ấn Độ
Ngày nay khu vực khoán ngoài của Ấn Độ là lớn nhất thế giới và là khu vực phát triển nhanh nhất và chiếm tới 15% tổng sản phẩm Ấn Độ (GDP). Tuy nhiên, thành công nhanh chóng của nó đang bắt đầu chỉ ra một số dấu hiệu của vấn đề. Thứ nhất, lạm phát và việc nâng cao đồng tiền đã tác động tới thị trường Ấn Độ, với đồng Rupee lên cao nhất trong mười năm qua so với đô la. Thứ hai, nhu cầu cao về công nhân kĩ năng cao nghĩa là có việc tăng đáng kể lương của người phát triển. Do đó chi phí làm kinh doanh ở Ấn Độ đang tăng lên nhanh chóng, làm cho khu vực chi phí thấp hơn như Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam thành đáng mong muốn hơn cho khách hàng.
Bạn tôi Chandra bảo tôi: “Vấn đề không chỉ là lí do tài chính mà khách hàng đang đi tới nước khác, công nhân phần mềm Ấn Độ không còn muốn làm việc cho các công ty khoán ngoài, họ đang nhìn sang làm việc trực tiếp tại các công ty như Google, Microsoft, Oracle v.v.. Họ biết về thiếu hụt trầm trọng người có kĩ năng trong các nước đã phát triển và sự dễ dàng của visa làm việc cho các công nhân có kĩ năng cho nên họ muốn có cơ hội tốt hơn ở đó.”
Ngày nay, không chỉ Trung Quốc đang cố cạnh tranh với Ấn Độ mà còn có nhiều nước muốn nắm lấy kinh doanh khoán ngoài hái ra tiền này. Đối thủ mạnh nhất có thể là Philippines, nơi mọi người nói tiếng Anh rất tốt và rất quen thuộc với văn hoá phương Tây. Tuy nhiên, kẻ mới tới khá bất ngờ là Ai Cập, đã đi nhanh trong kinh doanh khoán ngoài và đã được bầu chọn cho giải thưởng 'Điểm đến khoán ngoài của năm' tại lễ trao giải thưởng công nghiệp của Hội khoán ngoài quốc gia năm ngoái. Ai Cập có cơ sở kĩ năng lớn, năng lực ngôn ngữ tốt, hỗ trợ mạnh của chính phủ, và chi phí rất thấp. Cùng với vài nước châu Phi, họ đang đầu tư nhiều vào giáo dục phần mềm trong vài năm qua và có chiến dịch khuyến mại rất hiệu quả làm cho họ bắt đầu thu được đà trong thị trường sinh lời cao này. Ngày nay, phần lớn các vụ khoán ngoài ở châu Phi đều tới từ Trung Đông nhưng nhiều nước châu Âu đang bắt đầu nhìn sang châu Phi vì những ưu thế "gần bờ". Với nhiều người phát triển có kĩ năng, chi phí thấp hơn, làm chủ tiếng Anh tốt, và hỗ trợ mạnh của chính phủ, họ có thể thay đổi cân bằng của kinh doanh khoán ngoài trong vài năm tới.
Chandra bảo tôi: “Ấn Độ sẽ phải dịch chuyển chiến lược kinh doanh của mình, vì khách hàng bắt đầu tìm các nước với chi phí thấp hơn và kĩ năng tốt hơn. Việc dâng lên này trong cạnh tranh toàn cầu sẽ đẩy mọi nước đã tham gia vào trong ngành công nghiệp này phải cải tiến dịch vụ của họ cũng như tạo ra giá trị gia tăng để không chỉ thắng kinh doanh mới, mà duy trì kinh doanh hiện tại. Chúng tôi thành công thế trong mười năm qua, chúng tôi quên mất cách cạnh tranh và cho phép nước khác có cơ hội. Khi nhiều nước châu Phi đang cải tiến giáo dục của họ, chúng tôi vẫn còn tranh cãi về cách thay đổi hệ thống giáo dục cổ xưa của chúng tôi. Khi Trung Quốc đặt kết cấu nền ấn tượng cho kinh doanh tương lai, chúng tôi vẫn tranh cãi về bang nào nên xây dựng "thành phố xi be". Thành công làm phát sinh tự mãn và ngày nay bên cạnh việc thiếu hụt người có kĩ năng, chúng tôi cũng đang trải nghiệm số lượng lớn dự án phần mềm thất bại. Với thất bại, tôi ngụ ý dự án KHÔNG đáp ứng chi phí, lịch biểu và mong đợi chức năng.”
Tôi nói với ông ấy: “Chúng ta tất cả đều biết rằng dự án phần mềm bao giờ cũng có rủi ro cao và thất bại dự án là thông thường trong nhiều nước. Điều làm tôi bất ngờ là tại sao bây giờ chứ không phải vài năm trước?”
Chandra giải thích: “Chúng tôi biết cách quản lí dự án nhưng vì chúng tôi phát triển nhanh thế, chúng tôi KHÔNG thể phát triển ĐỦ người quản lí dự án. Trong mười năm qua, nhiều người đang vào trong lĩnh vực phần mềm nhanh hơn nhiều so với việc chúng tôi có thể đào tạo họ. Chúng tôi đang làm tốt với việc đào tạo người phát triển dùng công nghệ hiện đại, chúng tôi đang làm tốt trong việc đào tạo họ trong ngôn ngữ lập trình nhưng chúng tôi làm kém trong đào tạo người quản lí dự án. Có nhiều cách quản lí dự án nhưng tất cả đều yêu cầu nhiều năm kinh nghiệm. Vì người phát triển đổi việc làm thường xuyên, họ KHÔNG phát triển đủ "kinh nghiệm chiều sâu" để quản lí dự án. Chúng tôi đang đối phó với một ngành công nghiệp có cầu cao hơn cung nhiều. Ước lượng thiếu hụt của chúng tôi di động trong miền từ 400,000 tới 600,000 người phát triển ngay bây giờ. Chúng tôi đang tạo ra những việc làm phần mềm mới với tỉ lệ quãng 800,000 một năm trong nước này và chúng tôi cấp quãng 450,000 bằng kĩ sư máy tính và phần mềm một năm. Tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số họ là đủ tư cách làm việc trong công nghiệp bởi vì hệ thống giáo dục cổ xưa. Phần lớn những người tốt nghiệp vào công nghiệp đều không được đào tạo tốt cho nên họ cần vài tháng đào tạo thêm và làm chậm sự tăng trưởng của chúng tôi. Những người phát triển cũng đổi việc thường xuyên cho nên mọi người đều xô đi làm tiền thay vì thu nhận tri thức. Tăng trưởng nhanh cho phép nhiều người được đề bạt làm người quản lí dự án với chất lượng và kinh nghiệm tối thiểu. Về căn bản, nền công nghiệp của chúng tôi giống như chiếc kim tự tháp với ít người có kinh nghiệm ở trên đỉnh và phần còn lại ở dưới đáy. Toàn thể tình huống đó được hoà trộn bởi sự kiện là chúng tôi vẫn đang tăng trưởng vì nhu cầu vẫn còn chảy vào. Cho dù chúng tôi có những thực hành quản lí dự án tốt nhưng tri thức này không được lan rộng mấy. Cho nên khi ngành công nghiệp này trở nên lớn hơn và điều có thể là vấn đề sẽ tồi tệ hơn."
Tôi hỏi ông ấy: “Những điều có thể đi sai nhất là ở đâu? Giải pháp là gì?”
Ông ấy giải thích: “Có khác biệt giữa chỗ mọi sự đi sai và chỗ triệu chứng xuất hiện. Tôi tin mọi thứ đi sai trong pha yêu cầu và thiết kế. Lí do là người quản lí vội vàng lấy kinh doanh cho nên họ không làm việc tốt từ đầu. Điều làm cho người phát triển khó thấy là ở chỗ triệu chứng của công việc được thực hiện kém không lộ ra mãi cho tới lúc muộn trong dự án. Nhiều dự án yêu cầu thời gian viết mã thêm, gỡ lỗi và kiểm thử cho nên người quản lí đưa thêm nhiều người lập trình vào trong dự án muộn. Họ không hiểu rằng vấn đề không phải là việc viết mã mà là vấn đề thiết kế. Đổi cơ sở dữ liệu ở lúc cuối của dự án bởi vì hiệu năng quá thấp là vấn đề yêu cầu và kiến trúc. Phần lớn các vấn đề đang xảy ra ở các pha sớm bởi vì người quản lí vội vã đi vào viết mã mà không hiểu rằng chất lượng bắt đầu với công việc chất lượng ở những pha đầu. Ngày nay hệ thống giáo dục của chúng tôi vẫn hội tụ vào lập trình thay vì thiết kế. Các giáo sư đại học bao giờ cũng tranh cãi rằng chúng tôi thành công thế và chúng tôi là số một, cho nên tại sao lại thay đổi? Trong nhiều năm, chúng tôi đã tranh cãi về cải tiến giáo dục nhưng chưa có hành động thực nào. Chừng nào sinh viên vẫn còn đổ vào trong các đại học nhà nước, chừng nào số sinh viên tốt nghiệp trong máy tính và kĩ nghệ vẫn còn đáp ứng cho mục đích của chính phủ thì chẳng cái gì sẽ thay đổi.”
Chandra kết luận: “Không may là thế giới đang thay đổi nhanh khi các nước khác hiểu rằng giáo dục là đầu tư tốt nhất, cách thức tốt nhất để làm tăng trưởng kinh tế và là cách nhanh nhất để tạo ra việc làm và họ tất cả đều bắt tay vào hành động. Vài năm trước, không ai nghĩ các nước châu Phi có thể cạnh tranh được với Ấn Độ trong kinh doanh khoán ngoài. Phần lớn người Ấn Độ cứ tưởng Trung Quốc có thể cạnh tranh với Ấn Độ nhưng người Trung Quốc không nói tiếng Anh tốt và phải mất nhiều năm cho họ cải thiện kĩ năng ngôn ngữ. Ai nghĩ được rằng các nước châu Phi như Ai Cập, Ma rốc, Tunisia, Ghana thậm chí có thể cạnh tranh trong kinh doanh phần mềm? Ai nghĩ được rằng trong vòng vài năm tập trung vào cải tiến giáo dục phần mềm của họ, họ có thể là đối thủ mạnh cho các doanh nghiệp phần mềm của chúng tôi. Khi có công bố rằng Ai Cập được bầu đoạt giải thưởng "Điểm đến khoán ngoài của năm 2009” nhiều người bị choáng rồi họ mới thấy ra rằng nhiều khách hàng của họ đang đổi ý và bắt đầu nhìn sang châu Phi cho kinh doanh tương lai. Nhiều quan chức điều hành đang hỏi “Những kẻ cạnh tranh mới này là ai? Làm sao mà tôi không thấy họ tới?” Tôi đoán toàn cầu hoá đang làm thay đổi mọi thứ."
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com