Cơn sóng thần của thay đổi
Ngày nay dân số thế giới đã tăng từ 1.5 tỉ người năm 1950 tới 5 tỉ người năm 2012 và có thể tăng trưởng tới 6 tỉ người trước năm 2040. Vấn đề chính trong mọi chính phủ là làm sao tìm ra việc làm cho mọi người, đặc biệt ở châu Á và châu Phi nơi dân số đang tăng nhanh nhất. Mối quan ngại then chốt là không có hành động thích hợp, sẽ có hỗn độn vì điều đó đã xảy ra ở một số nước châu Phi và Trung Đông. Thanh niên không có việc làm, không có phương hướng, và không hi vọng dễ dàng bị tham gia vào những hành vi bất hợp pháp, các hoạt động chống xã hội, ma tuý, rượu chè hay thậm chí tham gia vào khủng bố.
Với Internet, toàn thế giới bây giờ được kết nối đầy đủ và nền kinh tế toàn cầu đã nổi lên. Vì thị trường việc làm không còn có tính địa phương mà là toàn cầu, cạnh tranh là dữ dội vì mọi người không cạnh tranh với mọi người trong nước riêng của họ mà với mọi nước. Ngày nay công việc được phân phối hay khoán ngoài từ chỗ này sang chỗ khác một cách nhanh chóng và công nhân có thể du hành đi làm việc ở các nước khác dễ dàng. Với hàng trăm triệu công nhân lao động ở Ấn Độ và Trung Quốc sẵn lòng đi bất kì chỗ nào để tìm việc làm, thị trường việc làm lao động đang trở nên rất sôi động. Khi tôi ở Dubai, tôi đã thấy hàng nghìn công nhân lao động Trung Quốc và Ấn Độ làm việc trong các dự án xây dựng. Một người quản lí bảo tôi: “Họ là rẻ hơn nhiều so với công nhân địa phương cho nên trong vài năm qua chúng tôi đã đưa nhiều người trong số họ vào công việc xây dựng.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho công nhân địa phương?” Ông ấy lắc đầu: “Họ không thể cạnh tranh được cho nên họ không có việc làm.” Khi tôi ở châu Phi, tôi đã tới thăm một mỏ nơi phần lớn công nhân là người Trung Quốc. Tôi hỏi người quản lí: “Điều gì xảy ra cho công nhân châu Phi? Tôi nghĩ lương của họ cũng thấp.” Ông ấy trả lời: “Vâng lương của họ thấp hơn nhưng người Trung Quốc mua mỏ cho nên họ có thể đem công nhân riêng của họ vào.” Tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho công nhân địa phương?” Ông ấy nói: “Không có việc làm cho họ.” Khi ngày càng ít việc làm lao động sẵn có, có thất nghiệp cao hơn trong thanh niên ở nhiều nước.
Trong vài năm nữa toàn thế giới sẽ thấy một con sóng thần của những thay đổi lớn chưa từng thấy vì nhiều công nhân sẽ phải đổi nghề của họ sang cái gì đó khác nếu không họ sẽ không có việc làm. Không ai biết cái gì sẽ xảy ra vì việc mất việc làm toàn cầu khổng lồ này khi công nghệ và tự động hoá đang được dùng ngày càng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp. Trong quá khứ, công nhân có thể điều chỉnh theo thay đổi dần dần qua nhiều năm nhưng lần này nó đang xảy ra với nhịp độ nhanh hơn nhiều do tốc độ thay đổi công nghệ cho nên phần lớn mọi người sẽ không thể nào thu được kĩ năng mới đủ nhanh. Theo một nhà kinh tế nổi tiếng “Toàn thế giới đang ngồi trên một quả bom và không ai biết khi nào nó sẽ nổ.” Không có chiến lược thích hợp, nhiều nước không thể cạnh tranh được trong nền kinh tế toàn cầu được dẫn lái bởi công nghệ này. Vì công nghệ tiếp tục tiến bộ, sẽ có nhiều công việc ít tính lao động hơn trong tương lai nhưng sẽ có nhiều công việc công nghệ hơn. Logic hiển nhiên là phát triển nhiều công nhân công nghệ bằng việc dịch chuyển nhanh chóng hệ thống giáo dục sang hội tụ vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM).
Ngày nay robots đang được dùng trong mọi ngành công nghiệp và chẳng bao lâu nhiều việc làm trong vận tải và hậu cần sẽ được tự động hoá đầy đủ bằng các ô tô tự lái và trực thăng giao hàng, điều sẽ làm cho người lái xe bus, xe tải và taxi không còn làm việc. Còn hơn thế, tự động hoá cũng được mở rộng sang các công việc văn phòng nữa. Chẳng bao lâu xấp xỉ 75% công việc văn phòng sẽ được tự động hoá. Nhiều công việc văn phòng và hành chính: tiếp tân, thư kí, bán hàng sẽ được thực hiện bởi máy móc và robots. Trong thế kỉ 19, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho công nhân ít giáo dục để làm việc trong cơ xưởng nhưng cuộc cách mạng công nghệ đã chủ yếu tạo ra việc làm cho công nhân được giáo dục đại học và có kĩ năng cao để làm việc trong các ngành công nghiệp công nghệ mới hoàn toàn. Về căn bản phần lớn các việc làm tương lai đều yêu cầu ít nhất là bằng đại học trong các lĩnh vực STEM.
Với thanh niên đang vào đại học, các bạn đang lấy một bước quan trọng hướng tới nghề nghiệp tương lai của các bạn; cho dù một số trong các bạn có thể còn chưa chắc chắn nó có thể là gì. Điều quan trọng với bạn là nhận ra mọi khả năng và chọn lựa trước bạn để cho bạn có thể làm quyết định đúng. Thay vì vẩn vơ phải học gì, bạn có thể lập kế hoạch cho tương lai của mình bằng việc đọc nhiều hơn về những thay đổi này mà đang xảy ra trên khắp thế giới và đặt các mục đích giáo dục của bạn một cách tương ứng. Giáo dục đại học có thể đưa bạn vào trong nghề nghiệp tốt như bác sĩ y tế, người lập trình máy tính, kĩ sư phần mềm, nhà doanh nghiệp, nhà toán học, chuyên gia hệ thống thông tin v.v. Chọn lựa là của bạn, và điều quan trọng với bạn là quyết định chọn lĩnh vực nào. Tất nhiên nghề nghiệp đại học thành công yêu cầu lập kế hoạch cẩn thận và làm việc miệt mài vì bạn vào đại học là để được giáo dục. Bạn không nên chọn các môn dễ vì bạn không bao giờ nhận ra tiềm năng đầy đủ của bạn chừng nào bạn chưa bị thách thức. Mọi người thành công vì họ làm việc miệt mài và vượt qua thách thức. Họ thành công vì họ có tri thức, kĩ năng và quyết tâm thành công. Nhiều người vào đại học nhưng không thành công vì họ không đưa vào nỗ lực nào. Khi họ đối diện với cái gì đó khó, họ từ bỏ mà thậm chí không thử; họ chọn môn dễ để cho họ có thể có nhiều thời gian hơn để bản thân họ tận hưởng. Họ thường bị sao lãng bởi những điều tầm thường khác và không có ý thức về phương hướng cho đời họ vì họ chỉ đi từ điều này sang điều khác. Họ ghi nhớ các sự kiện để qua được các kì thi để cho họ có thể có được bằng cấp, nhưng không có tri thức và kĩ năng họ không thể kiếm được việc làm. Trong thế giới cạnh tranh cao này, một sai lầm nhỏ trong trường có thể có hậu quả lớn trong đời.
Trong nhiều năm dạy học, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng bất kì ai đưa nỗ lực vào đều có thể thành công ở đại học. Công việc khó là phân tách những người thành công ra khỏi những người không thành công. Tất nhiên có những lúc bạn không nghĩ bạn có thể làm được nó, có những khoảnh khắc bạn hoài nghi khả năng của bạn nhưng đừng để những điều này làm choáng ngợp bạn, chúng tới và chúng sẽ đi. Qui tắc chung trong đại học là ở chỗ bạn phải dành quãng hai giờ để học đối với mọi giờ bạn dành ra trên lớp. Phần lớn sinh viên thành công đều bảo tôi rằng họ dành quãng 35 tới 40 giờ một tuần để học là tối thiểu. Một số sinh viên phàn nàn: “Điều đó là quá nhiều, khi nào em tìm được thời gian để tận hưởng?” Tôi bảo họ: “Em có thể dành ra 4 năm để học để cho em có thể sống thoải mái cho phần còn lại của đời em; hay em có thể tận hưởng 4 năm bây giờ và dành phần còn lại đời em trong lo nghĩ. Đó là chọn lựa của em.” Năm ngoái một sinh viên bảo tôi rằng anh ta cần dành nhiều thời gian hơn với bạn gái nếu không cô ấy sẽ bỏ anh ta. Tôi bảo anh ta rằng anh ta có thể dành thời gian với cô ấy bây giờ nhưng cô ấy có thể bỏ anh ta khi anh ta trượt đại học và trở nên bị thất nghiệp. Tôi nói: “Em cần đặt ưu tiên của em vì em vào đại học để được giáo dục, không để có được bạn gái.” Sinh viên thường than: “Nhưng khoa học và công nghệ là khó.” Tôi hỏi họ: “Làm sao em biết rằng chúng là khó nếu em chưa bao giờ học chúng? Vì nhiều sinh viên nghĩ chúng là khó cho nên họ né tránh chúng để cho có ít cạnh tranh và dễ kiếm việc làm hơn.”
Các nghề STEM gây kích động vì chúng xoay quanh thông tin. Có nhiều thứ mới thế để học và chúng mở ra nhiều cơ hội thế. Nếu bạn học những lĩnh vực này, bạn sẽ không bao giờ chán vì chúng yêu cầu công việc thách thức và cho phép bạn thám hiểm nhiều thứ thế. Tôi tin các nghề STEM có thể cải tiến thế giới của chúng ta và làm cho nó tốt hơn. Chẳng hạn, các nhà khoa học tìm ra cách chữa các bệnh; các kĩ sư tạo ra sản phẩm như máy tính, điện thoại di động để giúp cho cuộc sống dễ dàng hơn cho mọi người. Trong hai mươi năm qua có nhiều phát kiến hơn hàng nghìn năm quá khứ và tôi nghĩ mười năm tới sẽ còn kích động hơn với nhiều phát kiến hơn bao giờ trước đây. Nếu bạn có những kĩ năng công nghệ này, bạn có thể làm việc ở bất kì chỗ nào vì có thiếu hụt những kĩ năng này ở mọi nước.
Hiện thời chúng ta đang chứng kiến nhiều phát kiến công nghệ tới mức vài năm trước không thể hình dung được và điều đó đang xảy ra trên qui mô toàn cầu, ảnh hưởng tới mọi người, mọi nơi và mọi nước. Cứ hình dung rằng Internet mới chỉ 25 tuổi; iPhone đầu tiên được tạo ra năm 2007; và việc in 3D mới chỉ 4 tuổi. Trong vài năm tới, bạn sẽ thấy xe ô tô tự lái, điện thoại thông minh trở thành “Bác sĩ trong túi”; và in 3D mà có thể in ra hầu hết bất kì cái gì, kể cả các nội tạng và thớ thịt con người. Về căn bản chúng ta đang đối diện với cơn sóng thần thay đổi công nghệ, được dẫn lái bởi cách mạng công nghệ thông tin, điều ảnh hưởng tới mọi thứ. Là sinh viên bạn có thể chọn tham gia vào trong nó như một kĩ sư, một nhà khoa học; hay bạn có thể đứng tách ra và nhìn nó như một khán giả; và đó là chọn lựa của bạn.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com