Cơ hội toàn cầu

Tôi đã nhận được một số câu hỏi liên quan tới tình trạng việc làm do cuộc khủng hoảng tài chính và toàn cảnh làm việc cho các công ty toàn cầu. Một sinh viên hỏi: “Em muốn làm việc cho công ty toàn cầu và đi nhiều nước, điều đó có thể được không?" Sinh viên khác hỏi: “Em sắp tốt nghiệp đại học về khoa học máy tính năm nay. Em muốn làm việc ở nước ngoài. Thầy có thể cho lời khuyên nào đó không?”

Đây là một số xu hướng trong công nghiệp cho cả sinh viên sắp tốt nghiệp và sinh viên đang đăng kí vào học đại học bất kể nghề nghiệp của họ trong miền phần mềm.

Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu, nhiều việc làm biến mất khỏi các công ty trên toàn cầu, đặc biệt là trong tài chính, doanh nghiệp, ngân hàng và thương mại toàn cầu. Sẽ có lúc những việc làm này quay lại bình thường vì hiện thời thị trường bị bão hoà với nhiều người thế trong những lĩnh vực này, tới mức không thể tìm ra người sử dụng lao động. Trong vài năm trước, số sinh viên đăng tuyển vào Tài chính, Ngân hàng và thương mại quốc tế đã tăng quãng 35% ở riêng Mĩ còn bây giờ nhiều người đang tốt nghiệp trong "tình huống tồi tệ" này cho nên họ đi tìm việc làm hay chuyển sang lĩnh vực nghiên cứu khác. Trong cuộc khủng hoảng này, nhiều công nhân CNTT cũng mất việc bởi vì các công ty đang giảm chi tiêu và khoán ngoài việc làm cho các nước khác. Ngày nay báo chí đầy những câu chuyện về việc chuyển ra nước ngoài, và nhiều đại học Mĩ cũng quan sát việc đăng tuyển vào lĩnh vực máy tính và phần mềm giảm sút lớn.

Việc đăng tuyển thấp thực tế đã bắt đầu từ vài năm trước rồi, bởi vì sinh viên trẻ ở Mĩ và châu Âu đều đăng tuyển vào ngân hàng, tài chính, thương mại toàn cầu nơi họ nghĩ họ có thể làm được nhiều tiền. Kết quả là đã có sự sụt giảm 40% về số sinh viên vào học khoa học máy tính hay lĩnh vực có liên quan. Theo nhiều nghiên cứu, sinh viên đã được trao cho lời khuyên tồi. Những người tư vấn và cha mẹ đang khuyên họ rằng phần lớn việc phần mềm đều là khoán ra nước ngoài, điều này gây tác động tới việc đăng tuyển vào các môn có liên quan tới phần mềm. Bên cạnh đó, phần mềm bị quan niệm không đúng là dành cho "bọn đam mê và lập dị" và nhiều sinh viên né tránh điều đó vì họ không muốn bị coi là "lập dị." Hollywood cũng thích khắc hoạ hình ảnh nhà khoa học máy tính như “nhà khoa học điên” trong nhiều phim của họ và đã tạo ra “hình ảnh xấu” cho những người trong lĩnh vực máy tính.

Khi "thế hệ bùng nổ trẻ con" (người được sinh từ 1945 tới 1965) về hưu, họ đem theo tri thức chuyên môn của mình đi, làm nảy sinh lỗ hổng tri thức trong nhiều công ty. Tác động này sẽ được cảm thấy nhiều nhất ở các việc làm trong chính phủ, bệnh viện, chăm sóc sức khoẻ và tiện ích công cộng, điều trong nhiều năm không thể nào thay thế được hệ thống của họ bằng công nghệ hiện đại hơn. Nghiên cứu gần đây năm 2006 nói rằng, "Ngân hàng, bệnh viện và các cơ quan chính phủ, những nơi phụ thuộc vào hệ thống cực nhiều giao tác sẽ đặc biệt khó tác động vào." "Có nhiều hệ thống được quản lí bởi con người vào cuối những năm 50 hay 60 nhưng không có thanh niên trong các miền đó bởi vì người làm việc trong chính phủ và cơ sở chăm sóc y tế thường làm việc ở đó trong một thời gian dài và không đổi việc làm. Cho nên khi họ về hưu, ai sẽ duy trì những ứng dụng đó? Tuỳ chọn duy nhất là khoán ngoài nhiều hơn cho các nước khác hay thuê công nhân từ các nước khác tới và duy trì chúng. Với sự phản đối mạnh mẽ việc khoán ngoài việc làm của chính phủ cho nước ngoài từ cả thượng và hạ nghị viện Mĩ, nhiều người dự đoán rằng chính phủ Mĩ sẽ phải đem công nhân từ hải ngoại vào để duy trì các hệ thống này. Theo một số nguồn, chính phủ Mĩ sẽ cần vài trăm nghìn người làm phần mềm để duy trì riêng những hệ thống này và cơ sở chăm sóc sức khoẻ và các cơ quan khác có lẽ có nhu cầu tương tự. Tình huống này không phải là duy nhất ở Mĩ bởi vì châu Âu (Đức, Pháp, Anh và Italy) cũng đang đối diện với cùng vấn đề với nhiều người về hưu và không đủ công nhân có kĩ năng để thay thế họ.

Ngày nay, nhiều ngành công nghiệp cũng đang đối diện với những thế tiến thoái lưỡng nan tương tự với nhiều tự động hoá hơn, nhiều hệ thống máy tính hơn nhưngkhông có đủ công nhân có kĩ năng để làm công việc. Phần lớn các CIO đều lo nghĩ rằng không tăng về công nhân phần mềm, đội ngũ tài năng hạn hẹp này, sẽ làm bùng phát cuộc khủng hoảng CNTT trong tương lai gần và đẩy nhiều tổ chức vào rủi ro nghiêm trọng. Một số người cho rằng khoán ngoài sẽ bảo vệ họ chống lại sự thiếu hụt tương lai nhưng không phải tất cả mọi việc đều có thể được khoán ngoài và chung cuộc họ sẽ phải mang công nhân vào làm việc cho họ. Có vài đề nghị thay đổi luật di trú để cho phép “Công nhân kĩ năng cao hơn, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, điều dưỡng và phần mềm” được vào và làm việc ở Mĩ và châu Âu, như các di dân hợp pháp.

Nghiên cứu gần đây dự đoán rằng chi tiêu CNTT về khoán ngoài sẽ tăng tới $168 tỉ đô la, tăng lên từ $64 tỉ đô la trong 5 năm tới bởi vì việc thiếu hụt công nhân. Sức ép cạnh tranh không chỉ hội tụ vào việc tìm các nước có chi phí thấp hơn để khoán ngoài, mà còn vào chiến lược là sự thiếu hụt tương lai có thể được giảm nhẹ bởi khoán ngoài bất kì kĩ năng nào được cần tới từ lao động toàn cầu. 80% CIO được phỏng vấn đều đồng ý rằng họ sẽ khoán ngoài nhiều hơn, không ít đi. Một CIO nói: "Thiếu hụt kĩ năng CNTT đã xảy ra ở Bắc Mĩ, tôi sẽ phải thuê công nhân từ bất kì đâu. Tôi sẽ phải đi tới nhiều đại học, nhưng không nhất thiết là đại học ở Mĩ." Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều việc làm lập trình sẽ được khoán ngoài cho thị trường có lao động chi phí thấp, nhưng để thuê công nhân từ các nước khác tới và làm việc ở Mĩ, quan chức điều hành CNTT đang dựa vào những công nhân làm chủ được tiếng Anh và những người đã có tri thức về qui trình nghiệp vụ, người có thể giúp thiết kế cách thức mới và tốt hơn để dùng công nghệ. Một số người quản lí cấp cao nói rằng: "Có nhiều đầu tư thế vào việc đưa người từ nước ngoài vào Mĩ cho nên các công ty có thể chọn tập kĩ năng làm tăng thêm nhiều giá trị cho doanh nghiệp như kĩ nghệ phần mềm, kiến trúc sư, người thiết kế và quản lí hệ thông tin. Phần lớn lập trình và kiểm thử sẽ được khoán ngoài cho nhà cung cấp nước ngoài."

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về năng lực của một số quốc gia đã thấy rằng tri thức và kĩ năng của sinh viên trong hầu hết các nước đang phát triển đã không bắt kịp với nhu cầu của các nước đã phát triển. Phần lớn các đại học ở các nước đang phát triển chỉ tạo ra người lập trình và kiểm thử có thể phục vụ cho doanh nghiệp khoán ngoài tốt nhưng không phải là những kĩ năng kĩ sư phần mềm hay quản lí hệ thông tin mà ngành công nghiệp phần mềm cần để nhập khẩu vào Mĩ và châu Âu.

Phần lớn các công ty ngày nay đều tìm người với những kĩ năng kĩ thuật mức cao có khả năng trao đổi tốt trong tiếng Anh. Nhiều người quản lí cấp cao xác nhận rằng đa số những việc này yêu cầu tương tác thường xuyên với các cán bộ khác, đối tác kinh doanh, và cấp quản lí. Do đó họ yêu cầu người có kĩ năng trao đổi nói và viết tốt, kĩ năng phân tích, kĩ năng qui trình phần mềm, và tri thức doanh nghiệp. Nhiều sinh viên phàn nàn rằng chương trình bậc đại học của họ không nhấn mạnh đủ vào những kĩ năng này. Donald Ingram, một nhà quản lí cấp cao ở Google nói: "Sinh viên cần tốt nghiệp đúng từ đại học có kĩ năng nói, thương lượng và qui trình. Nếu họ có điều đó, họ có nhiều cơ hội hơn, và họ được trả nhiều tiền hơn trên đường tiến." Một người quản lí cấp cao khác cũng nói: "Công nghệ thông tin không phải là đường kết thúc; nó là cánh cổng vào các vai trò khác trong doanh nghiệp. Trong khi nhân viên có thời có khả năng tham gia vào một miền kĩ thuật và ở đó thành nghề nghiệp, các vị trí CNTT không còn là điểm chấm dứt cho họ. Tri thức qui trình và nền tảng giáo dục đa dạng tạo khả năng cho nhưng công nhân kĩ năng cao hơn này chuyển lên các chức năng khác trong công ty toàn cầu bởi vì doanh nghiệp không còn ở trong một nước mà trên toàn thế giới. Chúng tôi thấy rằng người kĩ thuật có kĩ năng doanh nghiệp được tìm kiếm nhiều trong các chức năng khác. Cấp quản lí của chúng ta thích dùng họ để quản lí một cách hiệu quả hơn. Người vận hành của chúng ta thích họ bởi vì họ hiểu điều đang diễn ra trong vận hành của chúng ta tốt hơn những người đang trong vận hành."

Tôi đã tóm tắt xu hướng hiện thời trong công nghiệp để cho bạn biết điều gì đang xảy ra. Tôi tin rằng với toàn cầu hoá mọi thứ đều có thể và việc làm tương lai sẽ là ở mọi nơi nếu bạn có tri thức và kĩ năng. Lời khuyên của tôi là chọn lựa đại học và chương trình đào tạo tốt nhất để đầu tư thời gian và nỗ lực của bạn. Hội tụ vào cả kĩ năng kĩ thuật và kĩ năng trao đổi rồi bạn sẽ có cơ hội bạn muốn.

Nhân tiện, quan điểm của tôi về cơ hội KHÔNG PHẢI là "cái gì đó ngẫu nhiên xảy ra” hay “cái gì đó xảy ra bởi may mắn” mà là “cái gì đó chỉ xảy ra khi bạn đã sẵn sàng.”

Câu hỏi của tôi cho bạn là: “Bạn sẵn sàng chưa?”, “Bạn có những kĩ năng mà công nghiệp cần không?”, “Bạn có đầu tư thời gian và nỗ lực của mình vào cải tiến kĩ năng trao đổi của bạn không?”, “Bạn có chương trình đào tạo đúng có thể giúp cải tiến tri thức và kĩ năng của bạn không?”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com