Cơ hội, thách thức và giàu lên

Một độc giả viết cho tôi: “Sao nhiều người giầu lên trong phần mềm mà không trong phần cứng hay cái gì đó khác? Làm sao thanh niên, người không có gì cả, chỉ "bàn tay trống rỗng" có thể giầu lên nhanh thế? Làm sao thầy tạo ra danh sách các tỉ phú? Xin thầy giải thích."

Đáp: Danh sách các tỉ phú do Tạp chí Forbes công bố và công ty Hurun ở Trung Quốc đã làm khảo cứu. Cả hai đều nghiên cứu tài sản của những người giầu và công bố danh sách này trong nhiều năm rồi. Các tỉ phú trẻ có thể bắt đầu với "bàn tay trống rỗng" nhưng "tâm trí không trống rỗng". Họ đầy những ý tưởng tốt dựa trên đam mê của họ về công nghệ.

Trong suốt lịch sử, mọi người giầu lên dựa trên nhu cầu xã hội vào thời đó. Các nhà kinh tế gọi điều đó là: “Luật cung cầu”. Trong thời đại công nghiệp, xã hội cần xưởng máy có dùng trang thiết bị chạy bằng dầu. Các nước xây dựng văn phòng và hệ thống vận tải, mọi người cần ngân hàng và tài chính v.v. Các triệu phú và tỉ phú vào thời đó là những người biết về những nhu cầu này và nắm lấy các cơ hội như John Rockefeller (dầu hoả), Andrew Carnegie (thép), Leland Stanford (đường sắt), James Duke (thuốc lá) J.P Morgan (tài chính, thị trường cổ phiếu) và John Astor (nhà). Khi chúng ta chuyển vào thời đại tri thức, nhu cầu xã hội được dịch chuyển sang công nghệ và chúng ta có các triệu phú và tỉ phú người biết về những nhu cầu này và nắm lấy cơ hội như Carlos Slim (điện thoại di động), Bill Gates (phần mềm), Larry Ellison (phần mềm), Mark Zuckerberg (phần mềm), Steve Jobs (phần cứng) và Sergey Brin (phần mềm) v.v.

Bạn có muốn biết tại sao Bill Gates là tỉ phú không? Nhìn vào máy tính cá nhân của bạn và xác định loại phần mềm nào nó vận hành từ đó. Nếu đấy là Windows thì bạn đã trả tiền cho ông Gates rồi. Ngày nay phần lớn các máy tính trên thế giới đều dùng Windows điều có nghĩa là nhiều người đã trả tiền cho ông Gates. Bạn có muốn biết tại sao Mark Zuckerberg là tỉ phú không? Ngày nay gần nửa số người trên trái đất có tài khoản Facebook. Điều đó nghĩa là trên 4 tỉ người đang dùng Facebook và số người dùng đang tăng lên từng ngày. Dự báo là đến cuối năm nay, Mark Zuckerberg có thể vượt qua ông Gates và trở thành người trẻ nhất và giầu nhất trên trái đất.

Ngày nay nhiều thứ được tự động hoá bằng phần mềm, từ máy bay tới điện thoại di động, từ thị trường cổ phiếu tới xưởng máy. Ti vi của bạn có nhiều phần mềm trong nó. Trò chơi video của bạn được viết trong phần mềm. Điện thoại di động của bạn có hàng trăm nghìn dòng mã phần mềm trong nó. Nếu bạn dùng những thứ này, bạn đang trả tiền cho phần mềm, trực tiếp hay gián tiếp. Đó là lí do tại sao phần mềm là kinh doanh chi phối xã hội chúng ta và những người biết cách nắm bắt cơ hội này đều làm ra nhiều tiền.

Ngày nay, các công ty phần cứng hoặc phải đổi kinh doanh của họ hoặc ra khỏi kinh doanh. IBM, công ty máy tính lớn nhất trên thế giới đã chuyển sang cung cấp "dịch vụ phần mềm". Digital Equipment, công ty máy tính lớn thứ hai đã hết kinh doanh. HP, công ty phần cứng lớn nhất cũng đang chuyển vào “Phần mềm như dịch vụ”. Một nhà môi giới cổ phiếu phố Wall giải thích: “Nếu công ty của ông không trong kinh doanh phần mềm, chúng tôi không đầu tư vào ông đâu. Nếu ông đang trong kinh doanh phần mềm, ông không cần gọi chúng tôi bởi vì chúng tôi sẽ tới cửa nhà ông.”

Tại sao kinh doanh phần mềm lại hấp dẫn thế với nhà đầu tư? Bí mật là “Nó là mềm” điều nghĩa là nó có thể được thay đổi nhanh chóng. Vì công nghệ thay đổi rất nhanh, phần mềm là cái duy nhất có thể thay đổi và giữ cùng nhịp với công nghệ. Bạn không thể thay đổi được phần cứng nhưng phần mềm có thể được cập nhật mọi ngày. Vì phần mềm dễ đổi, các công ty phần mềm biết cách tận dụng ưu thế của điều này. Nếu họ thay đổi vài dòng mã thì họ có sản phẩm phần mềm mới. Đó là lí do tại sao các công ty liên tục cập nhật, thêm, đổi, sửa phần mềm của họ và tạo ra sức ép cho khách hàng, những người phụ thuộc vào họ để phải mua phiên bản mới hơn. Nếu bạn nhìn kĩ hơn vào kinh doanh phần mềm, bạn sẽ để ý rằng các công ty phần mềm không làm tiền bằng việc bán sản phẩm nhưng làm tiền bằng việc bảo trì và cập nhật qua thời gian. Khi một công ty cài đặt và dùng phần mềm, họ phải trả nhiều tiền hơn để giữ cho nó được cập nhật bằng không nó sẽ không làm việc. Nếu bạn dùng MS DOS, máy tính của bạn không làm việc nữa. Nếu bạn dùng Window 2000, bạn phải cập nhật sang Window 7 và năm sau, bạn phải trả tiền để cập nhật sang Window 8. Tưởng tượng rằng mỗi năm, mọi máy tính đều phải cập nhật phần mềm của chúng. Đó là lí do tại sao Microsoft là công ty phần mềm lớn nhất và Bill Gates là tỉ phú công nghệ giầu nhất.

Bí mật khác của phần mềm là “chi phí sản xuất thấp”. Phần mềm có thể yêu cầu nhiều nỗ lực để thiết kế và xây dựng nhưng một khi nó được hoàn thành, để làm ra nó lại rất rẻ. Công ty phần mềm có thể sao nó thành hàng nghìn, hàng triệu hay hay hàng tỉ bản sao và bán nó trên toàn thế giới. Sản phẩm phần mềm "thực" yêu cầu chi phí tối thiểu. Một CD chẳng hạn, tốn ít hơn một đô la và bán với giá hàng trăm hay hàng nghìn đô la. Nếu chuyển giao qua Internet để tải xuống, nó tốn chỉ vài xu. Đó là lí do tại sao tổ hợp của "dễ đổi" và "chi phí sản xuất thấp" đã làm cho công ty phần mềm thành sinh lời cao và hấp dẫn nhiều người đầu tư vào kinh doanh này.

Tạo ra công ty phần mềm cũng tương đối dễ dàng. Bạn không cần nhiều tiền để bắt đầu. Không có yêu cầu về xưởng máy, máy móc hay trang thiết bị mà chỉ cần vài máy tính cá nhân, laptop và niềm đam mê công nghệ. Đó là lí do tại sao những người với "tay trống rỗng" nhưng "tâm trí đầy ý tưởng", nhiều người là sinh viên đại học, đã trở thành triệu phú và tỉ phú trong thời gian ngắn. Ngày nay, Mĩ không phải là nước duy nhất có các tỉ phú trẻ như Bill Gates, Marc Zuckerberg, Steve Jobs mà Ấn Độ và Trung Quốc bây giờ có nhiều triệu phú "phần mềm" hơn bất kì nước nào trên thế giới. Sự kiện thú vị là dường như rằng những triệu phú này cũng trẻ như người tương xứng ở Mĩ. Trong danh sách các triệu phú "phần mềm" ở Trung Quốc và Ấn Độ, 78% số họ dưới 25 tuổi. Một số mới chỉ 19 tuổi. Bạn có thể không biết họ nhưng trong vài năm nữa, họ sẽ thành nổi tiếng. Ở Trung Quốc, có Robin Chan (XPD), Zafka Zhang (Youthology), Jian Wang (Kijiji), Si Shen (Papaya). Ở Ấn Độ, có Sasikanth Chelamudi (Habits), Rama Gaddipati (Bridle), Vikas Kedia (Mobiletrail) và Atul Khekade (innovationtrips). Những triệu phú này đại diện cho thế hệ trẻ hơn, những người rất quen thuộc với công nghệ. Họ hiểu nhu cầu xã hội hơn hầu hết những người thuộc thế hệ già hơn. Họ sẵn lòng nhận rủi ro, họ không sợ thất bại, họ nghĩ về những điều mà thế hệ già hơn coi là không thể được và họ làm cho nó xảy ra.

Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, nó đặt ra nhiều sức ép lên các công ty phần mềm. Thay đổi nhanh chóng nghĩa là khó cho bất kì ai hay bất kì công ty nào duy trì vị trí mạnh trong ngành công nghiệp này. Công nghệ là "nóng" trong vài năm trước không còn hữu dụng nữa và phải bị thay thế. Những người bám lấy những công nghệ đó sẽ nhận ra rằng kĩ năng của họ bị lạc hậu. Công ty không thay đổi với công nghệ mới sẽ bị đẩy ra ngoài kinh doanh. Ngày nay, Microsoft là lớn nhất nhưng nó đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi Google. Google bây giờ bị đe doạ bởi Facebook. Sang năm, ai biết có thể có kẻ khác đe doạ cả Facebook nữa. Có thể đó là công ty của bạn chăng?

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com