Công việc vật lí và công việc tri thức
Ở nhiều nước đã phát triển, có sự dịch chuyển ra khỏi công việc vật lí sang công việc tri thức. Xu hướng này là hiển nhiên hơn nếu chúng ta nhìn vào sự phát triển của công nghiệp tri thức dưới dạng số lượng. Ngày nay, 60% dân số trong các nước đã phát triển đang làm việc trong công nghiệp tri thức. Ngành công nghiệp này đại diện cho quãng 80% GDP của Mĩ và quãng 60% GDP của nhóm G8. Ngàng công nghiệp này bao gồm khu vực công nghệ; khu vực kĩ nghệ; khu vực y tế và chăm sóc sức khoẻ; khu vực kinh doanh và tài chính; và khu vực quản lí dịch vụ v.v. Tất cả chúng đều yêu cầu vài năm giáo dục đại học hay cao hơn.
Dịch chuyển từ công việc vật lí sang công việc tri thức bắt đầu từ những năm 1970 khi nhiều xưởng máy ở Mĩ được chuyển sang Mexico. Lí do chính để tận dụng ưu thế của chi phí lao động thấp nhưng lí do thực là để tránh vấn đề ô nhiễm; để tập trung vào chuyển đổi và hiện đại hoá của công nghiệp Mĩ; và để tăng lợi nhuận cho các công ty. Cùng điều này đang xảy ra ở châu Âu trong những năm gần đây khi nhiều nhà máy đang chuyển từ tây sang đông Âu. Giữa những năm 1980 – 2000, các xưởng máy trong các nước đã phát triển được hiện đại hoá và tự động hoá nơi máy móc đang thay thế cho công nhân lao động thủ công. Khi nhu cầu về công nhân lao động thủ công giảm đi, nhu cầu về công nhân tri thức tăng lên. Những người thường làm việc trên dây chuyền lắp ráp được đào tạo lại để kiểm soát và vận hành các máy tự động. Thay vì dùng cơ bắp của họ, họ bây giờ dùng bộ não. Thay vì dùng công cụ, họ thu thập thông tin máy móc để xác định tính hiệu quả của vận hành để cho họ có thể cải tiến năng suất. Tất nhiên, trong thời kì chuyển tiếp này, các công ty vẫn phải dựa vào cách thức cũ của xây dựng sản phẩm. Đó là lí do tại sao nhiều nhà máy được bố trí lại sang các nước đang phát triển cho tới khi việc hiện đại hoá của họ về các xưởng máy và đào tạo công nhân được hoàn tất. Điều gì sẽ xảy ra? Họ sẽ đóng cửa những nhà máy lạc hậu dựa trên công nhân lao động thủ công khi họ mở các xưởng máy tự động hoá hiện đại của họ có dùng điều khiển bằng máy tính với công nhân tri thức vận hành chúng. Điều gì sẽ xảy ra cho những lao động thủ công này? Họ sẽ để lại điều đó cho chính quyền địa phương giải quyết với thất nghiệp lớn của công nhân lao động thủ công.
Tình huống này đã xảy ra ở Mexico. Năm 1970, chính phủ Mĩ và Mexico kí một thoả thuận được biết tới là “chính sách Maquiladora”. Chính sách này cho phép các công ty Mĩ thiết lập các nhà máy chế tạo ở Mexico, dọc theo biên giới giữa hai nước này nơi vật tư và các bộ phận được vận chuyển tới đó để lắp ráp. Sản phẩm cuối cùng được đưa trở về Mĩ để bán mà không có thuế xuất nhập khẩu nào. Trong vùng đặc biệt này, các công ty Mĩ thuê công nhân Mexico làm hầu hết công việc lao động thủ công. Mĩ được lợi từ lương lao động thủ công thấp và luật pháp ít nghiêm ngặt hơn về ô nhiễm. Mexico được lợi bằng việc có công việc được bố trí cho nước họ. Trong vòng vài năm, hàng nghìn công ty Mĩ chuyển sang Mexico và hàng triệu người Mexico có việc làm. Mexico tận hưởng thịnh vượng kinh tế và các công ty Mĩ nhận được lợi nhuận đáng kể do khác biệt chi phí lao động thủ công. (Trung bình $12/giờ ở Mĩ so với $1.8/giờ ở Mexico.) Tuy nhiên, năm 1990 khi Trung Quốc đưa ra phương án tốt hơn bằng việc xây dựng các nhà máy chế tạo tương tự ở các vùng đặc biệt dọc theo bờ biển của họ với công nhân lao động thủ công có lương trung bình $.0.57/giờ thì nhiều công ty Mĩ đóng nhà máy ở Mexico và chuyển sang Trung Quốc để có lợi nhuận tốt hơn. Điều gì xảy ra cho vùng Maquiladora? Nó có hàng nghìn nhà máy trống rỗng với đất đai ô nhiễm không còn thích hợp cho nông nghiệp và hàng triệu người thất nghiệp. Công nghiệp Maquiladora mất trên 1.5 triệu việc làm chỉ trong vài năm. Rolando Gonzalez, chủ tịch của Uỷ ban công nghiệp quốc gia Maquiladora cay đắng phàn nàn: “Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà quốc gia chúng tôi đã thấy trong 35 năm qua. Chúng tôi mất việc làm của mình, mất đất đai và mất lòng tự hào.” Với thất nghiệp đạt tới 38% tổng lực lượng lao động, nền kinh tế sụp đổ, và chính phủ thất bại trong cuộc tuyển cử. Ngay cả bây giờ Mexico vẫn không phục hồi được từ khủng hoảng này.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến cùng điều đó trên khắp thế giới khi các nước đã phát triển chuyển các nhà máy chế tạo sang các nước đang phát triển. Ít người hiểu xu hướng dịch chuyển từ công việc vật lí sang công việc tri thức hay học được gì từ điều đã xảy ra cho các nước nơi các nhà máy chế tạo bị chuyển đi. Không lâu trước đây, khi tôi ở Đông Âu, tôi đã thấy các báo chí của họ ca ngợi việc phát triển các vùng kinh tế đặc biệt nơi người tây Âu chuyển tới các nhà máy lắp ráp của họ ở đó. Họ sung sướng về số việc làm mà nó tạo ra, nhiều nhà máy không yêu cầu đào tạo, chỉ làm công việc vật lí. Tôi tự hỏi bao nhiêu người trong số họ biết điều đã xảy ra ở Maquiladora của Mexico? Trong bài giảng của mình tại một đại học về nhu cầu cải tiến giáo dục, một sinh viên bình luận “Tại sao chúng tôi cần đầu tư vào giáo dục đại học khi chúng tôi có thể dễ dàng kiếm được việc làm ở các vùng đặc biệt?” Đây có lẽ là cùng suy nghĩ của nhiều sinh viên khi tôi thấy về sau rằng tỉ lệ bỏ học trong các sinh viên đại học là rất cao vì nhiều người bị quyến rũ làm việc trong các vùng đặc biệt này. Làm sao chúng ta có thể trách được họ khi bạn bè họ tất cả đều có laptop và iPhone mới nhất bằng làm việc trong các vùng đặc biệt đó? Làm sao chúng ta có thể thuyết phục được họ vào đại học cho tương lai tốt hơn khi có nhiều việc làm sẵn có hôm nay mà không yêu cầu đào tạo nào?
Năm ngoái, khi tôi ở Trung Quốc tôi đã thấy việc đóng cửa của một số nơi chế tạo của Mĩ ở Thượng Hải và Thẩm Quyến. Theo báo chí địa phương, đối diện với việc chi phí tăng lên, GE, NCR, Caterpillar, và Ford đã chuyển một số cơ xưởng chế tạo của họ về Mĩ bởi vì lương của người Trung Quốc và chi phí vận chuyển đã tăng lên nhanh chóng cho nên họ không còn có lợi nhuận nữa. Khi trở về Mĩ tôi đọc thấy rằng một số chương trình hiện đại hoá và tự động hoá của các công ty này đã hoàn thành với các robot và máy số tiếp quản công việc lao động thủ công. Chế tạo ở New Jersey, Alabama, và Nam Carolina là tốt hơn nhiều, rẻ hơn và nhanh hơn là làm ở bất kì chỗ nào khác. Một người quản lí nói với tôi rằng một robot hàn trong chế tạo xe hơi có thể tốn trên một triệu đô la hay quãng lương hàng năm của mười công nhân thủ công. Tuy nhiên, robot làm việc 24 giờ một ngày và có chất lượng tốt hơn và năng suất cao hơn cho nên chỉ vài tháng công ty đã hoà vốn cho đầu tư ban đầu và phần còn lại là lợi nhuận của công ty.
Trong công nghiệp tri thức, công nghệ đóng vai trò sống còn. Với tự động hoá cao cho mọi qui trình chế tạo và dùng công nghệ thông tin để thu thập và xử lí dữ liệu đặc thù, giáo dục chuyên sâu được cần tới. Rõ ràng, công nhân không thể được đào tạo cho loại công việc này theo cùng cách như họ được đào tạo để cày đất hay lắp ráp tấm thép vào ô tô. Những việc làm mới này yêu cầu tri thức mới như giải quyết vấn đề, phân tích qui trình và ra quyết định. Nó yêu cầu cách nghĩ khác và đào tạo khác chỉ vài nước có. Đó là lí do tại sao công nghiệp tri thức tăng trưởng nhanh đang kinh nghiệm thiếu hụt lớn công nhân có kĩ năng trong khu vực y tế, khu vực dược, khu vực kĩ nghệ và khu vực công nghệ thông tin v.v. Chừng nào những kĩ năng này còn chưa được dạy rộng rãi và tạo ra nhiều công nhân tri thức hơn, việc dịch chuyển từ công việc vật lí sang tri thức sẽ mất thời gian lâu hơn là nhiều người đã hi vọng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com