Công ty phần mềm Ấn Độ
Các công ty phần mềm ở Ấn Độ hiểu rằng chất lượng là yếu tố phân biệt then chốt cho thành công của họ ở hải ngoại. Họ cũng biết rằng phần mềm chất lượng tuỳ thuộc vào chất lượng của qui trình tạo ra phần mềm cho nên họ chú ý nhiều tới các qui trình của họ. Đó có lẽ là lí do tại sao nhiều người chọn mô hình trưởng thành năng lực tích hợp - Capability Maturity Model Integration (CMMI) làm chuẩn chất lượng của họ. Bạn tôi Chandra nói với tôi rằng vì CMMI Mức 5 là thành tựu cao nhất có thể, phần lớn các công ty không muốn có đánh giá chừng nào họ còn chưa chắc rằng họ sẽ đạt tới ít nhất CMMI Mức 3 hay tốt hơn. Vấn đề ở đây là “thổi phồng phạm vi”, nhiều công ty đã quảng cáo để lôi kéo sự chú ý của khách hàng. Chẳng hạn, nếu một nhóm nhỏ trong công ty đạt tới CMMI mứcl 5 thì họ kêu toàn công ty đã đạt tới CMMI level 5. Bởi vì sự “cường điệu” này, tôi KHÔNG ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều công ty thế đã đạt tới CMMI mức 5, ISO 9000, Six Sigma, và bất kì chuẩn nào họ có thể công bố. Khi tôi tới thăm những công ty này, họ tự hào chỉ cho tôi tuyển tập những tài liệu ấn tượng như được yêu cầu bởi CMMI, nhiều tài liệu trông như “mác mới”. Khi tôi hỏi người phát triển phần mềm về điều này, nhiều người cười và xác nhận rằng những tài liệu đó để trưng bày, nhưng KHÔNG được dùng. Khi tôi bảo họ rằng không có yêu cầu về chuẩn như vậy để làm kinh doanh toàn cầu, họ đều ngạc nhiên. Họ bảo tôi rằng chất lượng nghĩa là đáp ứng yêu cầu của khách hàng, trong phạm vi chi phí và lịch biểu với ít khiếm khuyết hơn. Không công ty nào mà tôi biết lại yêu cầu các nhà cung cấp phải có CMMI mức 5 hay Six sigma làm điều kiện cho việc làm kinh doanh. Tôi cũng bảo họ “việc quảng cáo giả” đó có thể làm hại chứ không giúp ích vì khách hàng có thể có mong đợi cao hơn và nếu họ bị kém hơn mong đợi, điều đó sẽ xấu cho kinh doanh của họ.
Mặc cho vấn đề này, tôi thấy rằng hầu hết các công ty quả có tuân theo chuẩn chất lượng của riêng họ một cách chặt chẽ khi họ dùng đa dạng mô hình phát triển phần mềm như thác đổ, xoáy ốc, agile, và phát triển ứng dụng nhanh. Nhiều công ty có các tài liệu và tài liệu sử dụng nội bộ của họ được lưu trên intranet của họ cho nên mọi người có thể truy nhập và học mọi thứ một cách nhanh chóng. Tôi cũng bị ấn tượng với cách họ thu thập dữ liệu và dùng độ đo để quản lí dự án. Bạn tôi Chandra bảo tôi rằng cách tiếp cận của công nghiệp phần mềm tới quản lí dự án đã tiến bộ đáng kể dựa trên kinh nghiệm của họ với khách hàng toàn cầu. Ngày nay nhiều người đang dùng quản lí qui trình định lượng bởi vì độ đo dẫn lái tất cả các hoạt động phát triển. Người quản lí dự án đưa tổ dự án tham gia sớm và quản lí dự án của họ tương ứng với kế hoạch dự án, kế hoạch chất lượng, và kế hoạch quản lí cấu hình. Nhiều người định nghĩa qui trình dự án của họ bằng việc dùng mô hình ETVX với tiêu chí vào, nhận diện nhiệm vụ, phương pháp trắc nghiệm, và tiêu chí ra cho từng yếu tố qui trình. Người quản lí cấp cao giám sát tình trạng dự án bằng các công cụ phát triển trong cơ quan chỉ trên cơ sở hàng tháng và hành động được lấy ngay lập tức nếu vấn đề xảy ra. So sánh các kỉ luật kĩ nghệ giữa công ty Ấn Độ và các chỗ khác mà tôi đã tới thăm, tôi phải nhận rằng tôi rất bị ấn tượng với cả người quản lí và người phát triển.
Cho dù có thiếu hụt nghiêm trọng những người phát triển có kĩ năng, các công ty phần mềm Ấn Độ vẫn có tiêu chí nghiêm khắc về thuê người. Chỉ những sinh viên xếp hạng hàng đầu mới được lựa và họ phải trải qua nhiều kì thi kĩ thuật trước khi họ được thuê. Sau đó, họ vẫn phải trải qua nhiều tháng đào tạo trước khi họ có thể làm việc trong các dự án. Chandra giải thích: “Có lỗ hổng lớn giữa đào tạo hàn lâm tại đại học nhà nước và điều công nghiệp cần. Để tốt nghiệp, sinh viên phải qua được kì thi quốc gia cho nên nhiều người "học nhồi nhét" vì kì thi và ghi nhớ mọi điều thay vì học cách áp dụng tri thức của họ. Kết quả là nhiều sinh viên tốt nghiệp, gần 60% số họ KHÔNG có kĩ năng để làm việc trong công nghiệp. Đó là lí do tại sao cho dù các đại học của chúng tôi cho tốt nghiệp gần nửa triệu kĩ sư hàng năm, vẫn có thiếu hụt trầm trọng công nhân có phẩm chất. Đây là lí do tại sao hầu hết những người tốt nghiệp phải dành nhiều tháng trong đào tạo thêm, điều rất tốn kém cho công ty và đó là lí do tại sao nhiều công ty mở các đại học riêng của họ để đảm bảo rằng sinh viên của họ có kĩ năng đúng. Trong quá khứ, phần lớn các công ty thuê người tốt nghiệp khoa học máy tính nhưng gần đây nhiều công ty ưa thích kĩ sư phần mềm khi họ đang chuyển nhiều vào các công việc giá trị cao hơn về quản lí hệ thống, phân tích yêu cầu, kiến trúc và thiết kế và khoán ngoài viết mã và kiểm thử. Với thành công cực kì của chúng tôi trong khoán ngoài, chúng tôi có thể đi tới những vị trí tốt hơn và cuối cùng sẽ đi tới phát triển và quản lí toàn bộ hệ thống. Không có nhiều lợi nhuận trong viết mã hay kiểm thử cho nên chúng tôi khoán ngoài những việc đó cho các nước khác, người của chúng tôi sẽ làm việc trên những việc lợi nhuận cao hơn.”
Tuy nhiên, có vấn đề khác với những người phát triển có kĩ năng được đào tạo tốt vì nhu cầu đang cao thế, nhiều người thường đổi việc làm để có lương tốt hơn. Tỉ lệ tiêu hao người ở Ấn Độ thay đổi giữa 15 phần trăm tới 30 phần trăm. Ngày nay, nhiều người có kĩ năng cũng muốn di cư sang Mĩ hay châu Âu để có vị trí tốt hơn khi nhiều công ty ở đó sẵn lòng thu xếp visa làm việc cho họ. Các công ty phần mềm Ấn Độ đang phải đương đầu với vấn đề này bởi việc bành trướng ra hải ngoại tạo cơ hội cho những người phát triển này làm việc ở nước ngoài. Chandra bảo tôi: “Với thành công của chúng tôi, nhiều công ty Ấn Độ đang mua các công ty Mĩ và châu Âu để giữ vững thị trường địa phương và gửi người phát triển của họ tới làm việc ở đó. Liệu người của họ muốn làm việc cho công ty Ấn Độ ở hải ngoại hay đổi việc sang các công ty địa phương ở Mĩ hay châu Âu thì vẫn là câu hỏi.”
Vì khan hiếm người phát triển có kĩ năng vẫn tiếp tục và khi các công ty phải nâng lương để làm cho các công nhân đáp ứng với nhu cầu cao, "ưu thế giá Ấn Độ” có lẽ sẽ thay đổi trong vài năm tới. Có những quốc gia hi vọng thay thế Ấn Độ làm “Điểm tới rẻ hơn tiếp sau” nhưng Chandra bảo tôi: “Bao giờ cũng có công ty đi tìm lao động rẻ hơn nhưng qui tắc đã đổi khi ngày càng nhiều công ty bây giờ đang tìm tri thức và kĩ năng chứ không còn quan tâm tới lao động rẻ nữa. Có thiếu hụt trầm trọng "công nhân tri thức" trên khắp thế giới và các công ty phần mềm hàng đầu của chúng tôi, những công ty vẫn tự hào về công việc của họ, hi vọng cạnh tranh nghiêm khắc trên cơ sở kĩ năng, chất lượng và giá trị. Một ngày nào đó, mọi người sẽ KHÔNG coi kĩ sư Ấn Độ là "lao động rẻ" mà là "công nhân có kĩ năng cao”.
Mặc cho khủng hoảng tài chính, xuất khẩu phần mềm của Ấn Độ vẫn tiếp tục tăng trong vài năm qua. Tôi thấy rằng phần lớn các công ty phần mềm Ấn Độ đặt giá trị lớn vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng của họ và cung cấp dịch vụ chất lượng cao nhất có thể được. Tất nhiên, ngôn ngữ không phải là vấn đề vì tiếng Anh là ngôn ngữ của kinh doanh ở Ấn Độ. Tôi cũng lưu ý tới thái độ lạc quan và tin tưởng về tương lai của họ ở mọi chỗ và mọi người mà tôi gặp. Chandra bảo tôi: “Chúng tôi biết rằng chúng tôi đang trên tiến trình đúng, chúng tôi biết rằng phần mềm là hướng đúng, và chúng tôi biết rằng chẳng chóng thì chầy chúng tôi sẽ là siêu cường CNTT.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com