Công thức cho thịnh vượng kinh tế
Theo một báo cáo toàn cầu, sinh viên đại học ngày nay có thể bị thất nghiệp gấp ba lần thế hệ trước. Sinh viên chỉ với bằng tú tài phổ thông sẽ có 78 % cơ hội bị thất nghiệp. Lí do được nêu là toàn cầu hoá và thay đổi công nghệ đã tác động tới hầu hết các nước khi công nhân không còn bị giới hạn trong thị trường địa phương mà phải cạnh tranh với những người khác từ khắp trên thế giới. Cùng điều này là đúng cho các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa vì họ phải cạnh tranh với những công ty toàn cầu lớn hơn và được quản lí tốt với tài sản khổng lồ và chiến lược năng nổ.
Trên khắp châu Âu, đặc biệt ở Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Italy hơn 40% sinh viên đại học bị thất nghiệp. Tình huống còn tồi tệ hơn ở Trung Đông và Bắc Phi nơi trên hai phần ba sinh viên đại học giữa độ tuổi 18 tới 25 bị thất nghiệp. Báo cáo này cảnh báo rằng nếu những thanh niên này không thể tìm được việc làm sớm, xã hội của họ sẽ phải được chuẩn bị cho nhiều biểu tình, nhiều tội ác, hay nhiều bạo động hơn.
Đồng thời, có thiếu hụt công nhân có kĩ năng ở mọi nước. Các nước như Mĩ, Anh và Đức đang có khó khăn tìm ra công nhân có kĩ năng cho nền kinh tế đang tăng trưởng của họ và vấn đề này đang bị tồi tệ đi. Dự báo công nghiệp năm 2012 chỉ ra rằng đến năm 2020 sẽ có thiếu hụt 15 triệu việc làm mức vào nghề trong công nghệ thông tin (CNTT) do nhu cầu cao trong khu vực này khi nhiều công nhân già hơn về hưu. Báo cáo này cảnh báo rằng những nước này sẽ không có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế nếu họ không thể tìm được đủ công nhân để lấp lỗ hổng.
Trong nhiều năm, các nhà kinh tế đã cảnh báo về mất cân bằng trong lực lượng lao động toàn cầu do thiếu giáo dục công nghệ nhưng không ai chú ý mãi cho tới giờ. Sự kiện là nhiều người lãnh đạo quốc gia không hiểu toàn cầu hoá và tác động của công nghệ để có chiến lược đúng xử trí với nó. Chẳng hạn với toàn cầu hoá, công việc cơ xưởng có thể được khoán ngoài cho các nước có chi phí thấp rất nhanh chóng. Vài năm trước, các cơ xưởng ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hi Lạp đã bị chuyển sang các nước Đông Âu ven biển và các nước châu Á nhưng chính phủ đã không đáp ứng tương ứng để giáo dục người của họ có kĩ năng công nghệ để thay thế cho việc làm mất đi và đáp ứng nhu cầu toàn cầu, điều dẫn tới thất nghiệp cao và kinh tế sụp đổ.
Với toàn cầu hoá, doanh nghiệp và việc làm sẽ chuyển tới bất kì chỗ nào có số lớn công nhân có kĩ năng. Bằng việc hiểu nhân tố này, hệ thống giáo dục phải hội tụ vào nhu cầu này để cho sinh viên sẽ có các kĩ năng họ cần để cạnh tranh về công việc. Điều đó cũng có nghĩa là các chính phủ phải cung cấp phương hướng rõ ràng cho hệ thống giáo dục để thay đổi và bắt kịp cơ hội này. Không may, phần lớn các chính phủ quá bận rộn không đưa ra được sự sáng tỏ nào về cái gì là quan trọng và cái gì không và phần lớn các hệ thống giáo dục đều ngần ngại đi ra ngoài vùng thuận tiện của họ.
Mùa hè vừa qua khi tôi ở châu Âu tôi thấy rằng, về trung bình, từng đại học đều cho tốt nghiệp quãng một trăm kĩ sư phần mềm một năm và một nước như Tây Ban Nha, Italy hay Hi Lạp chỉ tạo ra được vài nghìn kĩ sư phần mềm khi nhu cầu là năm mươi nghìn hay hơn. Nhiều công ty địa phương phải thuê người phát triển phần mềm Ấn Độ và Trung Quốc tới và làm việc ở đó. Khi được hỏi, một giáo sư giải thích: “Các đại học nhà nước nhận ngân quĩ tài trợ của chính phủ và phải phân phối cho hàng trăm lĩnh vực học tập, chúng tôi không thể dồn số tiền lớn vào vài khu vực như phần mềm, công nghệ hay kĩ nghệ. Chúng tôi không có đủ giáo sư có chất lượng trong các khu vực đó. Cho dù chúng tôi làm điều đó, điều gì sẽ xảy ra cho các giáo sư dạy nghệ thuật, âm nhạc, nghiên cứu xã hội, văn học hay lịch sử? Điều đó sẽ là không công bằng với họ.” Giáo sư khác nói: “Chúng tôi dạy các kĩ năng chung cho sinh viên để cho họ có thể dùng chúng trong cả đời họ. Chúng tôi không dạy kĩ năng chuyên môn để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Chúng tôi là những nhà giáo dục, KHÔNG phải thầy dạy nghề. Đại học được thiết kế để hội tụ vào lí thuyết và tri thức chung chứ KHÔNG vào kĩ năng chuyên môn cho bất kì ai.”
Khi tôi du hành ở châu Á, tôi thấy những điều tương tự với thất nghiệp cao trong những người tốt nghiệp đại học và các đại học vẫn dạy cùng những thứ mà họ đã dạy từ nhiều năm trước. Tại sao họ không thấy rằng toàn cầu hoá và công nghệ đã làm thay đổi mọi thứ? Khi tôi nói chuyện với sinh viên, phần lớn không được thông tin tốt về điều xảy ra trong thị trường toàn cầu và các nhu cầu. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ chọn học cái gì dựa trên mối quan tâm riêng của họ vì họ không có hiểu biết tốt về lĩnh vực học tập nào sẽ dẫn tới nghề nghiệp có mở ra việc làm và lương tốt. Một sinh viên nói: “Chúng tôi chỉ biết điều xảy ra ở nước chúng tôi, không biết ở nước khác. Chúng tôi chỉ nhìn vào nhu cầu thị trường địa phương, không nhìn vào điều thị trường toàn cầu cần. Chúng tôi không biết rằng chúng tôi có thể làm việc ở các nước khác nếu chúng tôi có những kĩ năng cần thiết. Không ai bảo chúng tôi nhìn ra ngoài về việc làm hay nghề nghiệp. Chúng tôi đã giới hạn tri thức vào điều đã thay đổi trong thế giới toàn cầu hoá. Là người châu Á, bố mẹ chúng tôi và các thầy giáo có ảnh hưởng lớn đối với quyết định của chúng tôi nhưng họ cũng không biết gì mấy về thị trường thay đổi.”
Tôi nghĩ đây là lúc mà sinh viên phải nhận được đào tạo về toàn cầu hoá và có truy nhập vào các chương trình có liên quan tới nhu cầu thị trường toàn cầu. Không có thay đổi chính trong hệ thống giáo dục, tình huống này sẽ chỉ tồi tệ đi. Đại đa số việc làm bây giờ yêu cầu nhiều kĩ năng kĩ thuật, giải quyết vấn đề, và kĩ năng trao đổi. Nhưng phần lớn sinh viên không biết doanh nghiệp mong đợi cái gì và đại học không dạy cho họ những kĩ năng này. Sinh viên cần biết rằng phần lớn việc làm được tạo ra trong thập kỉ tới sẽ yêu cầu ít nhất là bằng cử nhân trong khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM). Những việc làm này trả nhiều tiền hơn bất kì việc làm nào họ thấy ngày nay. Thay vì chọn học cái gì một cách ngẫu nhiên, các đại học nên khuyến khích sinh viên học trong các lĩnh vực “STEM” và hội tụ vào việc có các kĩ năng mà thị trường toàn cầu đòi hỏi.
Để có tính cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu, một nước phải đảm bảo rằng sinh viên của họ đáp ứng các chuẩn hàn lâm nào đó mà cho phép họ nổi trội. Mọi trường nên chấp nhận chuẩn chất lượng nào đó để cho trong tương lai mọi sinh viên có thể tốt nghiệp với tri thức và kĩ năng họ cần cho thành công trong thế giới thay đổi này. Tất nhiên, đây sẽ là yêu cầu thay đổi và đầu tư lớn nhưng không có đầu tư nào tốt hơn là đầu tư vào giáo dục; bằng việc đầu tư vào thế hệ tiếp nó là đầu tư vào tương lai của đất nước bởi vì việc bảo vệ tốt nhất của một nước là các công dân của nó được giáo dục và được thông tin tốt thế nào. Bằng việc nhấn mạnh vào học có kĩ năng thực hành, nơi đào tạo được gióng thẳng với nhu cầu của thị trường toàn cầu, điều đó sẽ giúp nâng cao mức độ kĩ năng của mọi người mới tốt nghiệp và nó là yếu tố then chốt trong công thức cho thịnh vượng kinh tế.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com