Công thức cho thành công
Một người phát triển phần mềm viết cho tôi: “Tại sao việc làm khoán ngoài CNTT của Ấn Độ thành công thế? Công thức cho thành công là gì? Sao các nước khác không thể cạnh tranh được với Ấn Độ? Chúng tôi có thể theo công thức đó và cải tiến nền kinh tế của chúng tôi không?"
Đáp: Công nghiệp làm khoán ngoài phần mềm của Ấn Độ đã trở thành chất xúc tác tăng trưởng nhanh nhất cho nền kinh tế Ấn Độ. Bên cạnh việc đem về trên $97 tỉ đô la năm ngoái làm cải tiến kinh tế của Ấn Độ, nó cũng cải tiến cuộc sống của hàng triệu người Ấn Độ dưới dạng việc làm và chuẩn sống. Nó giúp cho Ấn Độ biến đổi từ nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thành nền kinh tế dựa trên tri thức.
Theo ý kiến của tôi, thành công của Ấn Độ là một phần của may mắn và một phần của việc sẵn sàng khi cơ hội tới. Ấn Độ là một trong vài nước làm việc trên vấn đề Y2K chỗ họ biết được về nhu cầu kinh doanh phương tây. Ấn Độ có ưu thế chính là phần lớn công nhân của họ nói tiếng Anh. Ấn Độ có đại học tốt tập trung vào công nghệ như Viện công nghệ Ấn Độ (IIT). Nhưng yếu tố then chốt là những người lãnh đạo CNTT của họ hiểu biết về tình thế toàn cầu rất rõ và có chiến lược tận dụng ưu thế của nó. Họ bắt đầu với chi phí lao động thấp để tận dụng nhu cầu giản chi phí của công nghiệp phương tây những năm 1990. Họ dần dần đi lên giá trị cao hơn để đáp ứng nhu cầu của việc có công nhân có kĩ năng cao do việc thiếu hụt trầm trọng trong các nước đã phát triển trong những năm 2000. Người lãnh đạo CNTT của họ hiểu bản chất thay đổi của công nghệ và thường xuyên điều chỉnh cung để đáp ứng cầu. Họ đào tạo công nhân CNTT để cải tiến kĩ năng của họ; hiểu kinh doanh toàn cầu; và tiếp thị công nghiệp của họ rất hiệu quả. Họ đang dùng tài năng của người của họ để nhanh chóng mở rộng kiểm soát thị trường của họ trên khắp thế giới. Họ đi theo xu hướng công nghệ để tiếp thị dịch vụ của họ rất hiệu quả. Ngày nay, bạn có thể đi tới hầu hết bất kì các nước đã phát triển nào và thấy quảng cáo kiểu như: “Ấn Độ có vài triệu công nhân CNTT nói tiếng Anh thạo nhưng chi phí lao động là một phần năm của lương ở Mĩ và châu Âu. Ấn Độ có trên 2 triệu người tốt nghiệp đại học mỗi năm, một nửa là trong khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm v.v.”
Trung Quốc đã cố gắng tái tạo lại điều Ấn Độ đã làm nhưng không thành công. Lí do đơn giản: Ít công nhân CNTT Trung Quốc nói tiếng Anh thạo. Phần lớn các công ty Trung Quốc đều nhỏ và không thể cạnh tranh được với các công ty CNTT khổng lồ của Ấn Độ. Ngay cả ngày nay, Trung Quốc vẫn theo đuổi mô hình chi phí thấp. Giáo dục và đào tạo vẫn hội tụ vào lập trình và kiểm thử trong khi nhu cầu toàn cầu đã dịch chuyển sang tích hợp, kiến trúc, nền di động, và Phần mềm như dịch vụ. Việc thiếu sự lãnh đạo CNTT này trong hiểu thị trường toàn cầu là nhược điểm then chốt. Nếu bạn chỉ đi theo điều đã xảy ra thay vì bắt lấy xu hướng khi nó bắt đầu thì bạn đã bỏ lỡ cơ hội rồi.
Nếu bạn muốn đi theo công thức thành công của Ấn Độ, bạn phải được chuẩn bị và sẵn sàng khi cơ hội mới tới. Bạn phải có lực lượng có kĩ năng mà có làm chủ tốt tiếng Anh và hệ thống giáo dục đủ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Để bắt đầu, bạn phải có kế hoạch tập trung vào cải tiến hệ thống giáo dục với các kĩ năng công nghệ cập nhật nhất và đào tạo về ngôn ngữ.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com