Công nghiệp phần mềm ở Trung Quốc 2010
Tuần trước, tôi đã dạy kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc. Sau đây là tóm tắt điều tôi đã quan sát năm nay.
Về toàn thể công nghiệp phần mềm được phát triển nhanh nhưng đa số ứng dụng vẫn hỗ trợ công nghiệp chế tạo. (Phần lớn là phần mềm nhúng cho điện tử và công nghiệp mạch tích hợp) và các hoạt động công nghệ thông tin của chính phủ (Chính phủ vẫn là khách hàng lớn nhất của công nghiệp phần mềm). Có một số hoạt động trong công nghiệp phần mềm nhưng phần lớn cho tiêu thụ địa phương chứ không cho xuất khẩu, trò chơi máy tính vẫn bị chi phối bởi các nhà làm trò chơi ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Theo Find Solutions for Enterprises công nghiệp dịch vụ phần mềm (khoán ngoài) đang tăng trưởng chậm hơn mong đợi do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Đa số các hoạt động phần mềm vẫn được tập trung vào vài địa điểm (Bắc Kinh, Thượng Hải, Vô Tích Tô Châu và Đại Liên) mặc dầu chính phủ đã chỉ định 20 thành phố mục tiêu cho tăng trưởng phần mềm. Kinh doanh khoán ngoài vẫn còn tương đối yếu khi so với các nước khác (xấp xỉ $2 tỉ đô la khi so với Ấn Độ đã làm $89 tỉ trong năm 2009). Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là điểm tới chính của phần mềm được khoán ngoài của Trung Quốc, chiếm tới 72 phần trăm của tổng số. Tôi tin rằng công nghiệp khoán ngoài phần mềm quả có nhiều tiềm năng thị trường, do chi phí thấp của họ và kết cấu nền tốt hơn nhưng họ không có đủ người quản lí có kĩ năng trong kinh doanh toàn cầu. Nhiều người trong cấp quản lí cao đã thành công ở thị trường địa phương, đặc biệt trong hợp đồng với chính phủ, nhưng không biết cách làm kinh doanh rất giỏi ở mức toàn cầu. Những lí do khác là thiếu an ninh thông tin, bảo vệ tài sản trí tuệ bị hạn chế, và vấn đề sao chép lậu phần mềm làm cho nhiều công ty toàn cầu ngần ngại khoán ngoài ở đó.
Thách thức then chốt với công nghiệp phần mềm của Trung Quốc là khủng hoảng tài chính toàn cầu nơi nhiều nhà máy chế tạo bây giờ đóng cửa khi kinh doanh xuất khẩu gần như dừng lại. Thị trường phần mềm trong nước yếu nhưng cạnh tranh tăng lên khi nhiều công ty toàn cầu đang đi vào và cạnh tranh với công ty địa phương. Nhiều công ty phần mềm Ấn Độ hàng đầu (Infosys, TCS và Wipro) bây giờ thiết lập dịch vụ ở Trung Quốc và bắt đầu thuê người phần mềm hàng đầu từ các công ty địa phương, điều làm mạnh thêm cạnh tranh rất nhiều.
Tuy nhiên, công nghiệp phần mềm Trung Quốc cũng có ưu thế: Chính phủ hỗ trợ cho chính sách bùng nổ nhu cầu nội địa đưa ra những cơ hội lớn cho nhiều công ty phần mềm cỡ nhỏ và vừa. Thúc đẩy kết cấu nền mạnh của chính quyền địa phương cũng giúp đẩy mạnh ngành công nghiệp này: Trong vài thành phố tôi tới thăm, tôi thấy nhiều công viên công nghệ cao được xây dựng với kết cấu nền phức tạp và mạng để chuẩn bị cho kinh doanh tương lai. Có vài hoạt động tích hợp và thu nhận mức công nghiệp như các công ty lớn hơn bắt đầu thu nhận các công ty nhỏ hơn để làm tăng sức mạnh của công nghiệp phần mềm Trung Quốc và chuẩn bị cho nhiều cạnh tranh hơn ở phía trước. Những hoạt động này sẽ làm giảm bớt số công ty nhỏ và tăng qui mô và tính cạnh tranh của các hãng còn lại.
Có nhiều cơ hội cho công nghiệp phần mềm bởi vì các công nghệ mới, như công nghệ ảo hoá và tính toán mây. Công nghệ ảo hoá tăng hiệu quả sử dụng của tài nguyên máy phục vụ, tích hợp các trung tâm dữ liệu và nền máy phục vụ, và nâng cao hiệu quả và năng lực của nghiên cứu và phát triển phần mềm. Tính toán mây cung cấp dịch vụ tính toán đám đông dựa trên internet, điều chỉ có thể được dùng như nền dịch vụ phần mềm, nhưng cũng cung cấp không gian cho lưu giữ, giải quyết thông tin và kinh doanh, và kiểm chứng lại mô hình kinh doanh của công nghiệp phần mềm. Nhiều trong những chi phí đầu tư này đã được chính quyền địa phương bao cấp cho nên Trung Quốc sẽ có kết cấu nền tốt hơn nhiều so với bất kì nước nào trên thế giới và tạo khả năng cho các công ty địa phương bành trướng kinh doanh ra quốc tế. Tích hợp các mạng cũng làm tăng nhanh internet di động của họ như xu hướng mới cho ứng dụng phần mềm, và tạo ra kinh doanh mới với công nghệ và ứng dụng tiên tiến hơn. Theo quản điểm của tôi, tiềm năng có đó nhưng tiến vào kinh doanh toàn cầu đòi hỏi tư duy khác, mô hình kinh doanh mới và thay đổi cách công ty vận hành ở mức đỉnh.
Bạn tôi bảo tôi rằng giáo dục phần mềm hiện thời đang được kiểm điểm lại và cải tiến nhưng có lẽ phải mất một số thời gian bởi vì “Người Trung Quốc bao giờ cũng lập kế hoạch cho thời gian dài tương ứng với chiến lược” cho nên vấn đề vẫn còn là để xem họ sẽ cải tiến thế nào nhưng sinh viên không muốn chờ đợi lâu thế. Nhiều sinh viên bảo tôi rằng họ lập kế hoạch để đi học ở nước ngoài để có được bất kì tri thức kĩ thuật có thể nào và thế rồi tạo ra công ty riêng của họ. Dường như là công nghệ đang mở ra cánh cửa cơ hội cho nhiều người khi họ đang mơ làm lớn. Nhiều người muốn là “Bill Gates” hay “Steve Jobs” tiếp của Trung Quốc và họ học tập rất chăm chỉ vì điều đó. Trong bài giảng của tôi, dài và dồn nhiều thứ, các sinh viên đều rất tỉnh táo, họ ghi chép cẩn thận, hỏi nhiều câu hỏi, và rất quan tâm tới các chủ đề tiên tiến như kiến trúc hệ thống, tích hợp phần mềm và nhiều thực hành tốt nhất.
Khi tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu còn tiếp tục ở châu Âu năm nay, tăng trưởng của công nghiệp phần mềm của Trung Quốc có lẽ sẽ vẫn còn chậm do nhu cầu ít hơn trong công nghiệp chế tạo. Tuy nhiên với việc thực hiện chính sách của quốc gia về mở rộng nhu cầu nội địa và tiến hành cải cách giáo dục và công nghệ, tiềm năng cho tăng trưởng sẽ sẵn sàng cho cơ hội tiếp.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com