Công nghiệp phần mềm ở Philippines

Công nghiệp phần mềm ở Philippines

Tháng tám vừa rồi, tôi đã tham dự "Hội nghị thượng đỉnh khoán ngoài quốc tế" ở Manila do Hiệp hội xử lí kinh doanh của Philippines tổ chức. Theo dữ liệu được trình bày tại cuộc hội nghị này, giữa các năm 2000 và 2004, chỉ năm nước - Canada, Trung Quốc, Ấn Độ, Ireland và Philippines được tính chiếm tới 95% thị trường khoán ngoài phần mềm. Tuy nhiên, ngày nay thị phần được tổ hợp của năm nước này đã co lại 80% khi những kẻ cạnh tranh mới đã nổi lên như Malaysia, Singapore, Việt Nam, Cộng hoà Czech, Hungary, Ba Lan, Romania, Argentina, Brazil và Mexico.

Philippines vẫn có ưu thế chính hơn các nước châu Á khác do tiếng Anh của họ khi họ vẫn kiểm soát 15% thị trường khoán ngoài với thu nhập gần 8 tỉ đô la Mĩ một năm và sử dụng trên 600,000 người. Công nghiệp khoán ngoài cũng đã tạo ra hơn bẩy triệu "việc làm phụ " - Những việc có liên quan tới những người làm việc trong ngành công nghiệp khoán ngoài như nhà cửa, giao thông, nhà hàng, dịch vụ thức ăn v.v. Tuy nhiên, khi các nước khác cải tiến năng lực ngôn ngữ của họ, thị phần của Philippines có thể co lại nếu không có hành động ngay lập tức được tiến hành.

Chính phủ Philippine đã thiết lập mục tiêu đến trước năm 2020 đất nước phải đạt tới 100 tỉ đô la một năm và phải sử dụng quãng 5 triệu người. Tuy nhiên các bạn tôi ở Philippines tin rằng mục tiêu này là không thực tế do chất lượng kém của hệ thống giáo dục hiện thời. Bạn tôi Jose Galapagal, người quản lí cấp cao của công ty phần mềm lớn nói: "Chúng tôi không thể cải thiện được nếu giáo dục hiện thời không thay đổi. Chúng tôi có ưu thế ngôn ngữ hơn các nước khác và nó có tác dụng tốt trong các khoán ngoài về trung tâm kiểm thử, bàn giúp đỡ, hậu văn phòng nhưng chúng tôi không thể chỉ lệ thuộc vào một mình tiếng Anh được. Chúng tôi cần tập trung vào khu vực kĩ thuật trước khi các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi tiến vào và nắm thị phần lớn hơn. Ngày nay chúng tôi không có nhiều người có kĩ năng kĩ thuật, đặc biệt trong quản lí kĩ thuật."

Dựa trên vài diễn giả ở cuộc hội nghị, dường như là công nghiệp khoán ngoài đang vật lộn để duy trì nhu cầu về lực lượng lao động có chất lượng, đặc biệt trong khu vực quản lí. Các nước thực hiện khoán ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines đang vật lộn để tạo ra những người quản lí kĩ thuật có thể quản lí được nhu cầu của sự tăng trưởng nhanh. Jose bảo tôi: "Chúng tôi không có vấn đề kiếm thêm nhiều kinh doanh nhưng có khó khăn duy trì chất lượng mà khách hàng của chúng tôi đòi hỏi. Bởi vì thị trường tăng trưởng nhanh, nhiều người quản lí hàng đầu đổi việc thường xuyên để được lương cao hơn. Chúng tôi có nhiều người lập trình và người kiểm thử nhưng họ cần người quản lí tốt và rất khó tìm ra người quản lí kĩ thuật tốt. Ngay cả khi chúng tôi có người quản lí tốt, họ cũng không ở lại rất lâu. Trong nhiều năm, hệ thống giáo dục của chúng tôi tập trung vào đào tạo phần lớn người lập trình, người kiểm thử và người hỗ trợ bàn trợ giúp nhưng KHÔNG đào tạo người quản lí kĩ thuật. Không có người quản lí tốt, các dự án sẽ thất bại và khách hàng sẽ giận chúng tôi. Công nghệ thông tin là kinh doanh mà khách hàng có thể thay đổi nhà cung cấp nếu họ KHÔNG thoả mãn với chất lượng và kĩ năng.”

Theo dữ liệu được trình bày tại cuộc hội nghị, chỉ 43% khách hàng thoả mãn với chất lượng công việc ở Philippines. Rõ ràng với các công ty Philippines là nhiều khách hàng không hài lòng sẽ đem kinh doanh sang chỗ nào đó khác nơi họ có thể tìm được cấu trúc quản lí tốt hơn và có chất lượng hơn. Nếu điều đó xảy ra, Philippines sẽ mất thị trường sinh lời này và điều đó có thể tạo ra sụt giảm kinh tế lớn và thất nghiệp cao. Jose nói: "Phần lớn mọi người đều hiểu rằng nếu họ không có cấp quản lí mạnh để quản lí doanh nghiệp, nền công nghiệp không thể phát triển được. Người quản lí mạnh tới từ việc giáo dục và đào tạo có chất lượng cho nên điều quan trọng nhất cần làm bây giờ là cải tiến hệ thống giáo dục. Chúng tôi đã nói về nhu cầu này trong thời gian dài mà không đi tới thoả thuận nào. Những người hàn lâm KHÔNG thấy nhu cầu cấp thiết và họ KHÔNG muốn người công nghiệp bảo họ điều cần làm. Họ muốn duy trì trạng thái của họ và quan điểm của họ về cách giáo dục sinh viên. Ngày nay, mặc cho chính phủ thúc giục, vẫn có lỗ hổng lớn giữa nhu cầu của công nghiệp và cái nhìn của hàn lâm.”

Tình huống này KHÔNG phải là duy nhất bởi vì gần như ở mọi nước châu Á đều có thế tiến thoái lưỡng nam, kể cả Ấn Độ và Trung Quốc. Họ đã nói về cải tiến hệ thống giáo dục của họ trong thời gian dài khi tất cả họ đều đối diện với cùng vấn đề với hệ thống giáo dục nhưng thay đổi tới chậm và doanh nghiệp không chờ đợi cho nên nhiều nước có thể bỏ lỡ cơ hội vàng này. Ở Ấn Độ, nhiều công ty phần mềm đã mất kiên nhẫn với hệ thống thuộc địa truyền thống cho nên họ đầu tư nhiều vào các đại học tư để chắc chắn rằng họ có lực lượng lao động có chất lượng trong tương lai. Nhiều công ty Trung Quốc đang bắt đầu làm cùng điều đó. Neusoft, công ty phần mềm lớn nhất ở Trung Quốc đã mở Đại học Neusoft của mình ở năm thành phố chính. iSoftstone, một công ty phần mềm lớn khác mở trung tâm đào tạo iCarnegie ở Vô Tích, làm chi nhánh của Đại học Carnegie Mellon để phát triển lực lượng lao động riêng của họ.

Nhiều công ty ở Philippines đang lập kế hoạch chấp nhận cùng chiến lược đó bằng việc có các đại học dựa trên công ty riêng của họ để đào tạo công nhân cho họ. Không may, có các khía cạnh khác mà công nghiệp phần mềm ở đây cũng cần làm để đem lại sức mạnh của nó. Từ nghiên cứu của tôi về tình huống ở đó, tôi tin công nghiệp phần mềm có thể KHÔNG phát triển nhanh hơn do kết cấu nền yếu kém với việc truy nhập bị giới hạn vào mạng. Để làm kinh doanh toàn cầu, Philippines cần cập nhật và mở rộng mạng hiện thời sang đường trục quang để cung cấp năng lực băng thông tốt hơn. Trong bài trình bày của mình tại cuộc hội nghị này, tôi đã đưa ra một số khuyến cáo như sau:

1) Cải tiến đào tạo cho các nhà chuyên môn CNTT cấp trung như người quản lí dự án và người lãnh đạo kĩ thuật cấp cao.

2) Cải tiến hợp tác bên trong công nghiệp và giữa chính phủ và khu vực tư nhân.

3) Tạo ra chính sách tiếp thị, quảng cáo về công nghiệp phần mềm của Philippine một cách toàn cầu.

4) Chính phủ nên cung cấp ngân quĩ để giúp thúc đẩy phần mềm như ngành công nghiệp chính và hỗ trợ cho các công ty mới thành lập.

5) Cải tiến thị trường phần mềm nội địa.

6) Cải tiến giáo dục CNTT để đáp ứng nhu cầu của công nghiệp phần mềm toàn cầu.

7) Giảm chi phí về điện thoại và truy nhập Internet cho thị trường nội địa.

Vì tôi đã từng tiến hành nghiên cứu trong thị trường phần mềm trên toàn thế giới, tôi tin cải tiến nền kinh tế và tạo ra việc làm, đặc biệt các việc làm trả lương cao, mọi nước đều phải hội tụ vào cải tiến giáo dục bởi vì trong "thời đại thông tin,” tri thức và kĩ năng là tài giản tốt nhất mà một nước có thể có để sống còn và thịnh vượng trong “thế giới toàn cầu”.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com