Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước. Theo cuộc điều tra này, suy thoái tài chính toàn cầu đã mở ra nhiều cơ hội cho các kĩ sư phần mềm Ấn Độ hơn bao giờ hết. Bản điều tra đã chứng tỏ rằng có một số vấn đề bên trong ngành công nghiệp này liên quan tới việc giữ công nhân và cách hấp dẫn những tài năng tốt nhất, nhưng phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ trên 70% những người trả lời nói rằng họ đã xem xét tới việc làm việc ở nước ngoài để kiếm lương và cơ hội tốt hơn. Lí do là nhiều công nhân phần mềm Ấn Độ tin rằng họ có thể sang Mĩ hay châu Âu và làm được lương gấp mười lần so với lương hiện thời của họ cho nên nhiều người đang tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài hơn là trong nước họ. Ngay cả những người vẫn tiếp tục làm việc ở Ấn Độ dường như tuyệt đại đa số không thoải mái với lương hiện thời của họ. Hơn 90 % số người thừa nhận rằng họ hoặc tích cực tìm việc làm với các công ty khác hay ít nhất cũng để mắt tới thị trường việc làm. Bên cạnh đó, một tỉ lệ khá lớn những người trả lời (trên 35%) nói rằng họ đang xem xét làm việc cho bản thân mình như nhà tư vấn thay vì làm "ông chủ lớn" nào đó để giầu hơn. Trong bản điều tra về những người giầu nhất ở Ấn Độ, bẩy trong số mười người xuất thân từ công nghiệp phần mềm.

Điều cuộc điều tra này tìm ra là có sức ép ngày càng tăng để làm ra nhiều tiền hơn, bởi vì có nhiều nhu cầu hơn trên thị trường. Tuy nhiên các công nhân đang cảm thấy sức ép này và trở nên giận dữ hơn. Thành công của công nghiệp phần mềm Ấn Độ là ở chỗ họ có thể làm nhiều việc hơn với chi phí ít hơn nhiều cho nên Mĩ và châu Âu phải khoán ngoài nhiều công việc cho họ để giảm chi phí trong thời khủng hoảng tài chính này. Kết quả là, Ấn Độ đã đối diện với việc thiếu hụt kĩ năng chính bên trong ngành công nghiệp này cho nên việc mất người là tình huống nhiều công ty không thể đảm đương được, cho nên một số công ty bắt đầu nâng lương lên. Việc này tạo ra "cuộc chiến tiền lương" giữa các công ty và làm lẩy cò việc thay đổi công nhân cao, cao tới mức 35% hàng năm. Do nhu cầu cao, chính phủ cũng đặt nhiều sức ép lên các đại học nhà nước để sản xuất ra nhiều người phần mềm hơn nhằm đáp ứng cho nhu cầu và điều này lại tạo ra vấn đề khác của việc có "công nhân không đủ phẩm chất”.

Kế hoạch của chính phủ là tăng lực lượng công nghệ của mình lên 100 triệu người trước năm 2020. Theo bản kế hoạch này, Ấn Độ sẽ có lực lượng lao động trẻ và sung sức có thể được tính như một nửa của toàn bộ lực lượng lao động kĩ thuật trên thế giới hay một trong hai người làm việc trong công nghệ sẽ là người Ấn Độ. Bằng việc có loại lực lượng lao động này, Ấn Độ sẽ trở thành nhà cung cấp những người tài năng nhất của thế giới với một phần ba nền kinh tế của nó sẽ dựa trên công nghệ cao. Ts. Kapil Sibal, bộ trưởng giáo dục của Ấn Độ có bản kế hoạch đầy tham vọng về đầu tư ồ ạt vào giáo dục công nghệ cao kể cả sinh y học, công nghệ sinh học, thúc đẩy nghiên cứu phần cứng và phần mềm để cho để cho nó có thể đạt tới tỉ lệ tăng trưởng 10% mỗi năm trong mười năm tới. Tuần trước, trong một cuộc họp báo, ông ấy báo cáo rằng Ấn Độ ngày nay có 220 triệu trẻ em tới trường nhưng chỉ 12% số chúng lên tới đại học (so với 68% ở Mĩ và 74% ở Trung Quốc). Tương tự, trong đại thể 510 triệu công nhân hiện đang làm việc ở Ấn Độ, chỉ 12% có kĩ năng trong công nghệ. Và ngay cả những "công nhân có kĩ năng" đó vẫn thiếu kĩ năng thực hành sẽ làm cho họ thành hấp dẫn để làm việc bên ngoài Ấn Độ, và ông ấy muốn thay đổi điều đó.

NASSCOM, hiệp hội thương mại của công nghiệp CNTT Ấn Độ vừa mới đưa ra một báo cáo rằng 75% sinh viên kĩ nghệ là "không thể có việc làm" bởi vì họ không có "kĩ năng thực hành” để làm việc trong công nghiệp. Cho nên tiếp tục tỉ lệ tăng trưởng 10% như kế hoạch được Ấn Độ chỉ ra phải tạo ra thay đổi lớn cả về số lượng và chất lượng công nhân có kĩ năng của nó. Nhưng có sự bất đồng giữa các nhà giáo dục về phương tiện để đạt tới mục đích đó. Trong nhiều thập kỉ, thành tựu giáo dục đã được đo bằng bằng cấp, được ưa chuộng theo bằng đại học hay trên đại học. Nhưng người sử dụng lao động trong ngành công nghiệp phần mềm mới nổi lên đang tìm kiếm các công nhân có kĩ năng thực hành chứ không đầy tri thức lí thuyết. Có bất đồng giữa hàn lâm và công nghiệp về sinh viên cần học gì. Phần lớn các thể chế giáo dục ở Ấn Độ đã nỗ lực đạt tới "kinh tế theo qui mô" bằng việc sản xuất ra nhiều sinh viên nhất có thể được bằng việc dùng “giáo trình được xác định cứng nhắc” không thể nào được điều chỉnh theo nhu cầu của công nghiệp. Cho nên tranh cãi cứ tiếp diễn mãi.

Ts Prassad nói với tôi: “Họ đã từng tranh cãi về điều này trong suốt hai mươi năm qua, chẳng cái gì thay đổi cả. Tôi sợ khi người Ấn Độ còn đang cãi nhau, các nước khác tiến bộ lên. Có thể là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia có thể sớm vượt chúng tôi nếu người của họ có thể nói tiếng Anh tốt. Nhiều người Ấn Độ không biết rằng ưu thế then chốt của họ là ở chỗ họ có tiếng Anh, hệ thống giáo dục của họ không tốt hơn Trung Quốc hay Malaysia cho nên nếu các nước này có đào tạo về ngôn ngữ và cải tiến hệ thống giáo dục của họ nhanh hơn, không ai biết điều gì sẽ xảy ra. Trong toàn cầu hoá, mọi sự xảy ra rất nhanh chóng và thị trường có thể thay đổi nhanh chóng nếu các nước đã phát triển tìm ra chỗ khác có hệ thống giáo dục tốt hơn, công nhân có kĩ năng tốt hơn, với giá thấp hơn, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh chóng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com