Công nghiệp làm khoán ngoài của Ấn Độ năm 2013

Công nghiệp làm khoán ngoài của Ấn Độ năm 2013

Theo nghiên cứu mới nhất, công nghiệp làm khoán ngoài CNTT 100 tỉ đô la của Ấn Độ đã đạt tới giới hạn của nó và không thể tăng trưởng thêm nữa do thay đổi trong chiều hướng của khách hàng của nó. Mô hình chi phí thấp của việc cung cấp công việc công nghệ cho khách hàng phương tây đã thay đổi nhanh hơn hầu hết các công ty phần mềm Ấn Độ có thể dự đoán.

Ngày nay phần lớn các khách hàng đang tìm kiếm các công ty phần mềm có thể cung cấp các giải pháp kinh doanh và phát triển phần mềm đầy đủ thay vì chỉ làm dịch vụ bộ phận như các hỗ trợ kết cấu nền viết mã, kiểm thử, hay bảo trì hệ thống phần mềm cũ. Nhiều khách hàng yêu cầu kĩ năng cao hơn từ các công nhân CNTT mà trong đó phần lớn các công ty Ấn Độ không có đủ. Ngay cả những công ty đã được thiết lập chắc với chương trình đào tạo mạnh cũng không thể đáp ứng được nhu cầu mới này và do đó bỏ lỡ cơ hội tăng trưởng.

Khảo cứu này kết luận rằng kinh doanh làm khoán ngoài hiện thời của các công ty Ấn Độ đã chạm "trần" nhưng nếu nó không thể thay đổi đủ nhanh, nó sẽ mất kinh doanh do khách hàng mất niềm tin và bắt đầu "khoán trong." Nó cũng kết luận rằng mô hình "chi phí thấp" không còn khả thi do cạnh tranh mãnh mẽ từ các nước chi phí thấp hơn, phần lớn từ châu Phi. Một nhà phân tích giải thích: “Tại sao trả cho người lập trình Ấn Độ $800 một tháng để viết mã và kiểm thử khi bạn có thể làm điều đó ở châu Phi với giá $200? Công nhân phần mềm Ấn Độ không còn có ưu thế chi phí vì các nước khác cũng đang đi theo cách tiếp cận này và bắt đầu cạnh tranh.”

Hiện thời các công ty phần mềm Ấn Độ lớn đã nhanh chóng đặt lại vị trí sang châu Phi và thuê công nhân ở đó để tiếp tục kinh doanh chi phí thấp nhưng họ đối diện với nhiều giận dữ công luận về việc bỏ người của họ vì lợi nhuận tư lợi. Một khách hàng gợi ý: “Đây là lúc cho các công ty CNTT Ấn Độ đi lên giá trị cao hơn bằng việc cung cấp nhiều đào tạo hơn cho công nhân của họ.” Nhưng vấn đề KHÔNG phải là về đào tạo mà là thái độ của phần lớn công nhân CNTT. Ngay khi họ hoàn thành đào tạo, nhiều người bỏ sang công ty khác để được lương tốt hơn. Một người quản lí phàn nàn: “Không có sự trung thành trong công nghiệp CNTT. Đào tạo là đầu tư kém và tốt hơn cả là "đánh cắp" công nhân hơn là đào tạo họ.”

Khách hàng ngày nay, những người cần các giải pháp công nghệ mới hơn, đang bắt đầu khoán trong hay thuê công nhân CNTT riêng của họ thay vì khoán ngoài. Một người quản lí phần mềm nói: “Khoán ngoài là thứ của quá khứ rồi, với nhịp độ nhanh của thay đổi công nghệ chúng tôi phải dựa vào hệ thống giáo dục riêng của chúng tôi để phát triển các công nhân có kĩ năng cao thay vì phụ thuộc vào ai đó khác làm nó cho chúng tôi. Ngày nay hầu hết các công việc chính sẽ được làm ở nhà.” Một người quản lí khác nói toẹt điều đó ra: “Chúng tôi phải giữ việc làm của chúng tôi cho người của chúng tôi. Chúng tôi có nền giáo dục tốt nhất và lực lượng lao động tốt nhất cho nên khoán ngoài không còn là giải pháp khả thi nữa.”

Nỗi sợ chính trong các công ty Ấn Độ là luật di trú mới cho phép công nhân có kĩ năng được ở lại và làm việc trong nhiều nước phương tây. Hiện tượng "chảy não" này có thể thêm cú đánh khác cho nền công nghiệp khoán ngoài CNTT mong manh. Chừng nào hệ thống giáo dục của nó còn chưa thay đổi đủ nhanh để xây dựng lực lượng lao động có kĩ năng trong nước, Ấn Độ có thể mất ưu thế là trung tâm thế giới về phát triển CNTT.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com