Công nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ hết công nhân

Công nghiệp công nghệ cao của Ấn Độ hết công nhân

TIM SULLIVAN, Phóng viên hãng Associated Press Sat Apr 3, 12:13 AM ET

Tại trung tâm của khuôn viên công ty đang vươn dài ra, trong toà nhà trên đỉnh đồi nhìn xuống những bãi cỏ xanh mướt, sân thể thao và phức hợp nhà hát siêu hiện đại, các kĩ sư trẻ túm tụm trong lớp học. Họ là những người giỏi nhất và sáng dạ nhất Ấn Độ, với điểm xuất sắc đã đưa họ vào ngành công nghiệp công nghệ cao đang tăng trưởng hơn 25 phần trăm hàng năm. Và chủ điểm ngày học của họ là gì? Kĩ năng gọi điện thoại cơ bản.

"Xin chào?" một thanh niên nói một cách bồn chồn, đưa tay lên tai kiểu như cầm điện thoại. "Xin chào? Tôi muốn để lại một thông điệp cho số 17. Tôi có thể làm được điều đó không?"

Gần hai thập kỉ với tăng trưởng phi thường của Ấn Độ thành trung tâm quốc tế về công nghệ cao, ngành công nghiệp này gặp vấn đề: Nó sắp hết công nhân. Có thể có nhiều tiềm năng — các trường Ấn Độ sản xuất ra 400,000 kĩ sư mới, nòng cốt của ngành công nghiệp công nghệ cao, hàng năm — nhưng số ít, quãng 100,000 thực tế sẵn sàng để tham gia vào thế giới việc làm, các chuyên gia nói vậy. Thay vào đó, sinh viên tốt nghiệp rời khỏi đại học bị đẩy vào các lớp lí thuyết, và đôi khi ít được tài trợ tới mức họ không có phòng thí nghiệm máy tính. Ngay cả sinh viên từ các đại học tốt nhất cũng có thể bị trì trệ bởi các trường luyện thi và ra trường mà không có các kĩ năng trao đổi và kĩ thuật cơ bản nhất, theo các nhà lãnh đạo công nghiệp. Cho nên các công ty công nghệ cao háo hức với tri thức của đất nước, tuyệt vọng vì số nhân viên cứ tăng lên để lấp kín đội ngũ của mình, phải đi săn đầu người.

"Vấn đề không phải là thiếu người," Mohandas Pai nói, người phụ trách nhân lực cho Infosys Technologies, người khổng lồ phần mềm đã xây dựng và vận hành khuôn viên Mysore cho các nhân viên mới của nó. "Đó là thiếu hụt người có đào tạo bậc cao." Từ bên ngoài, quốc gia có 1.03 tỉ dân này, với dân số nói tiếng Anh cực lớn, có thể dường như là nguồn cung cấp vô tận các công nhân rẻ có giáo dục đủ để lấy được nhiều việc làm khoán ngoài từ các nước phương Tây. Nhưng mọi sự có vẻ khác nhiều ở bên trong Ấn Độ, nơi các công ty công nghệ đang chi tiêu hàng trăm triệu đô la trong nỗ lực điên cuồng để đảm bảo bộ máy sinh lời của họ vẫn giữ được sản xuất. "Đây thực sự là gót chân Achilles của ngành công nghiệp này," James Friedman nói, nhà phân tích với Susquehanna Financial Group, một hãng đầu tư có căn cứ tại Bala Cynwyd, người đã nghiên cứu vấn đề này. "Khi chúng ta đầu tiên bắt đầu phục hồi ngành công nghiệp này, vào năm 2000, có thể đã có 50,000 việc làm và 500,000 đương đơn," ông ấy nói. Bây giờ có lẽ có 300,000 việc làm mở ra hàng năm, nhưng chỉ có 100,000 ứng cử viên đủ tư cách.

Hiện tại, công nghiệp đang còn bắt kịp, nhưng chỉ vừa đủ. Nhóm thương mại mạnh, Hội quốc gia các công ty dịch vụ phần mềm National Association of Software Services Companies, hay NASSCOM, ước lượng việc thiếu hụt tiềm năm quãng 500,000 nhà chuyên môn công nghệ đến cuối năm 2010. Ở mức độ cơ bản nhất, đó là vấn đề thành công. Công nghiệp công nghệ cao đang mở rộng nhanh tới mức dân số không thể bắt kịp nhu cầu về công nhân đầu cao. Công ty dịch vụ tư vấn Tata Consultancy Services, chẳng hạn, một công ty phần mềm lớn nhất của Ấn Độ, thuê quãng 3,000 người một tháng. Hãng tư vấn Accenture thuê 8,000 người trong sáu tháng tới còn IBM nói họ cần thêm 50,000 người ở Ấn Độ năm 2010. Việc thiếu hụt nghĩa là cái gì đó bị lo sợ ở đây: lương cao hơn.

Nhiều thành công của Ấn Độ ngừng lại trên sự kiện là nhiều người lập trình phần mềm làm việc với lương ít hơn nhiều so với người ở phương Tây — thường lương bằng một phần tư. Nếu công nghiệp không thể tìm được đủ công nhân để giữ lương thấp, các công ty nhìn vào Ấn Độ để tìm những thứ như phát triển phần mềm sẽ quay sang các đối thủ cạnh tranh, từ Ba Lan tới Philippines, và toàn bộ ngành công nghiệp này có thể vấp ngã. Những đáp ứng chạy từ "các trường huấn luyện" tư làm tinh tế kĩ năng máy tính cho sinh viên mới tốt nghiệp cho tới các đối tác nhiều triệu đô la dàn trải trên các doanh nghiệp, chính phủ và giáo dục cao hơn. Các công ty lớn nhất đã xây dựng các trung tâm đào tạo phức tạp. Khuôn viên Mysore, chẳng hạn, có nhỏ hơn chút ít so với các lĩnh vực còi cọc cần được rót đầy khi Infosys, hãng phần mềm lớn thứ hai của Ấn Độ, có căn cứ tại đầu mối công nghệ gần đó ở Bangalore, bắt đầu các toà nhà ở đây trong ba năm đã báo trước trước đây. Ở Mĩ, khu khuôn viên này sẽ không là gì bất thường cả. Nhưng ở Ấn Độ — với việc mất điện, nghèo nàn và hàng núi rác — mảnh đất tưởng tượng của công ty có tường bao quanh, được lính gác có vũ trang theo dõi, là cái gì đó bất thường. Nó có 120 giáo viên cơ hữu, hơn 80 toà nhà, khách sạn với 2,350 phòng và phức hợp giáo dục rộng 500,000-bộ vuông. Có phức hợp chiếu phim được xây dựng bên trong khu mái vòm. Một đội quân lao động quét dọn các phố sạch sẽ và xén tỉa bãi cỏ đã hoàn hảo rồi.

Từng tháng một nó cứ lớn dần lên. Ngày nay, quãng 4,500 sinh viên một lúc tham dự khoá học 16 tuần cho các nhân viên mới. Đến tháng chín, sẽ có chỗ cho 13,000 người. Infosys đã chi $350 triệu cho khu khuôn viên, và sẽ chi $140 triệu năm nay vào đào tạo, Pai nói, người phụ trách nhân lực. "Đây là chi phí khổng lồ chúng tôi phải trả để đảm bảo chúng tôi có đủ người," ông ấy nói.

Họ không phải chỉ là một. Chương trình kĩ năng kĩ thuật của IBM đạt tới trên 100,000 người Ấn Độ, từ trẻ em tới giáo sư đại học. Tại Tata Consultancy Services, các biện pháp chạy từ tìm kiếm tài năng ở nơi xa như Uruguay để có người điều hành dạy các lớp đại học — tất cả đều được thiết kế đơn giản để làm cho mọi người thành có thể thuê được. Phần lớn các nhà lãnh đạo công nghiệp đều tin những đầu tư này sẽ mang lại kết quả, và Ấn Độ sẽ vẫn còn có tính cạnh tranh. Nhưng phần lớn cũng đề phòng lạc quan của họ.

"Chúng tôi phải có khả năng qua được năm nay, nhưng nếu chúng tôi không có được các thứ như trường huấn luyện vận hành tại chỗ chúng tôi sẽ chứng kiến sự thiếu hụt thực tại," Kiran Karnik nói, chủ tịch của NASSCOM. Nhiều vấn đề bắt rễ trong hệ thống giáo dục có chỗ hổng sâu sắc. Khi kinh tế của Ấn Độ bùng nổ 15 năm qua, đẻ ra tầng lớp trung lưu liều lĩnh thúc đẩy con cái họ tiến hơn nữa trên chiếc thang kinh tế, hệ thống giáo dục cao hơn phát triển đột ngột. Số lượng các đại học kĩ nghệ, chẳng hạn đã gần như gấp ba. Nhưng vấn đề đã đơn giản tăng trưởng tồi tệ hơn. Ấn Độ có các viện kĩ thuật hiếm khi có điện, và đại học không có máy tính. Có nhiều đại học mà giáo sư hiếm khi có mặt. Sách giáo khoa có thể cũ hàng thập kỉ. Ngay cả ở các trường tốt nhất — và Viện công nghệ Ấn Độ do chính phủ quản lí ở trong số những trường cạnh tranh nhất thế giới, với các giáo sư hàng đầu và tiện nghi tinh vi — cũng có vấn đề. Cạnh tranh tàn bạo để được vào các đại học này nghĩa là sinh viên tham vọng có thể dành một năm hay hơn trong các trường luyện thi, bỏ mọi thứ để học toàn thời luyện thi đầu vào. Việc dạy hoàn toàn theo “học vẹt”, không thực hành và chỉ tính điểm kiểm tra.

"Mọi thứ khác đều bị lãng quên: năng lực nghĩ, viết, lập luận logic, hoà hợp với mọi người," Pai nói. Kết quả là những người khôn, có giáo dục tốt, lại có thể gặp rắc rối với căn bản chuyên nghiệp như làm việc theo tổ hay cách tiếp chuyện điện thoại tốt. "Sự hội tụ," ông ấy nói, "là luyện thi, luyện thi, luyện thi, luyện thi."

Mọi sự là khác tại khuôn viên của Infosys. "Mối quan tâm đầu tiên trong đại học là được điểm tối đa," Sanjay Joshi nói, một kĩ sư 22 tuổi đang theo nửa chừng khoá đào tạo của Infosys. "Ở đây, sự hội tụ là vào học tập toàn bộ." Nhiều việc học hành đó mang tính kĩ thuật, phần lớn hội tụ vào lập trình. Nhưng các lớp "kĩ năng mềm", như chúng được gọi vậy, cũng bao gồm những thứ như qui ước email và giải quyết vấn đề. Rồi có những giờ không cao điểm. Tuổi trung bình trong khuôn viên này là 22 và với một số người trong họ thì đó là lần đầu tiên xa nhà. Có sân bóng đã, sân cricket, bể bơi với quán nước quả, bãi chơi bowling và phòng thể dục. Có các giá để xe đạp để đi. Bạn có thể chìm trong sự lễ độ. "Lái xe cẩn thận" là một biển báo cho người đi xe đạp tại quãng đường cong trên đường; "Tận hưởng cuộc viếng thăm của bạn," một sinh viên đi qua nói với khách thăm. Ở mọi nơi, đều có những thanh niên lịch sự, ăn mặc đẹp. Vào sáng gần đây, các sinh viên vào các lớp lớn để học môn lập trình. Trước 8:45 sáng — 15 phút trước khi lớp học bắt đầu — lớp học đã gần đầy. Hàng hàng sinh viên ngồi yên tĩnh, chờ đợi thầy tới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com