Công nghiệp công nghệ Ấn Độ năm 2012
Theo Hiệp hội quốc gia các công ty phần mềm và dịch vụ (NASSCOM) của Ấn Độ, năm nay công nghiệp khoán ngoài dịch vụ CNTT sẽ vượt qua $100 tỉ đô la Mĩ trong xuất khẩu và tiếp tục mở rộng nhanh hơn mong đợi trước đây. Chủ tịch của NASSCOM công bố: "Đây đã là năm rất tốt cho công nghiệp CNTT Ấn Độ như chúng ta đã thấy tăng trưởng trên 16 phần trăm. Tổng thu nhập của khu vực khoán ngoài CNTT được ước lượng là trên $101 tỉ đô la Mĩ. Nếu chúng ta tiếp tục xu hướng này, công nghiệp của chúng ta có thể đạt tới $225 tỉ trước năm 2020. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cần thêm 1,20,000 việc làm phần mềm thêm để hỗ trợ cho các hoạt động đang diễn ra và cho tăng trưởng tương lai. Năm 2011, chúng ta đã tạo ra trên một trăm nghìn việc làm phần mềm mới nhưng chúng ta vẫn thiếu hụt công nhân có kĩ năng khi chúng ta có thể làm thêm nữa.”
Ngược lại với khái niệm là ngành công nghiệp khoán ngoài của Ấn Độ đã lấy việc làm từ các công nhân Mĩ, NASSCOM công bố rằng các công ty CNTT Ấn Độ đã sử dụng trên 100,000 công nhân ở Mĩ và họ có kế hoạch thuê thêm người. Tuy nhiên, việc thuê công nhân địa phương không thay đổi thái độ của các nước châu Âu với Ấn Độ.
Trong nhiều năm, Ấn Độ và Liên hiệp châu Âu (EU) đã từng làm việc để có được thoả thuận thương mại tự do nhưng dường như điều đó có thể không xảy ra sớm. Lí do chính là khác biệt về thuế của Ấn Độ đánh lên xe hơi châu Âu và 'sự ngần ngại cho phép các công ty phần mềm Ấn Độ truy nhập thị trường nhiều hơn' của EU. Để bảo vệ thị trường địa phương, Ấn Độ đặt thuế mức cao hơn lên xe hơi châu Âu xuất khẩu sang Ấn Độ, điều làm cho chúng cao hơn gấp 10 lần xe cộ Ấn Độ.
Với Ấn Độ, Thoả thuận tự do thương mại (FTA) với EU sẽ giúp các công ty CNTT đang tăng trưởng nhanh chóng của nó bành trướng vào thị trường châu Âu và chi phối khu vực này cũng như họ đã làm ở Mĩ. Nền kinh tế Ấn Độ đã tận hưởng hai thập kỉ tăng trưởng nhanh chóng được dẫn lái bởi khoán ngoài CNTT, cho dù xuất khẩu chế tạo và lương thực của nó đã không làm tốt thời gian gần đây. Các nước châu Âu đang đối diện với khó khăn tài chính, với việc thất nghiệp lên cao và khủng hoảng nợ. Ô tô là xuất khẩu then chốt cho châu Âu và họ muốn bán nhiều cho những người mới giầu của Ấn Độ. Nhưng Ấn Độ đặt biểu thuế nghiêm ngặt lên mọi xe hơi nhập khẩu từ EU làm cho không thể bán được chúng. Một đại diện EU tuyên bố: “Đây là biểu thuế cấm đoán, thị trường này về căn bản là đóng với chúng ta. Chúng ta không thể để họ bán dịch vụ phần mềm khi chúng ta không thể bán được ô tô của chúng ta."
Ấn Độ muốn EU làm dịu các qui chế hạn chế tăng trưởng cho các công ty dịch vụ phần mềm để chuyển giao dịch vụ CNTT cho khách hàng châu Âu nhưng các nước EU sợ rằng việc cho phép nhiều khoán ngoài CNTT vào lúc thất nghiệp đang lên có thể không phải là ý tưởng tốt. Bài học rút ra từ các nước khác chỉ ra rằng nếu Ấn Độ được phép bành trướng trong khu vực này, nhiều công ty phần mềm địa phương sẽ không có khả năng cạnh tranh với chi phí thấp do công ty Ấn Độ chào. Khi những công ty địa phương này mất đi rồi, chi phí từ công ty Ấn Độ sẽ tăng lên rất nhanh.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com