Công nghiệp CNTT Nga 2011

Công nghiệp CNTT Nga 2011

Theo Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) Nga, thị trường CNTT Nga khoán ngoài đã tăng lên 16% đạt tới $14 tỉ đô la Mĩ về giá trị trong năm 2010. Cả các nhà đầu tư chính phủ và tư nhân đều đầu tư khối lượng tiền lớn vào khu vực này. Nếu tỉ lệ tăng trưởng vẫn còn như cũ, đến 2015 thu nhập của thị trường CNTT Nga sẽ tăng lên gấp ba lần mức thu nhập hiện thời.

Chính phủ Nga đã coi công nghiệp CNTT là một trong những yếu tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm. Họ đã đầu tư vào xây dựng vài công viên công nghệ CNTT trong bẩy vùng của Nga. Đồng thời, họ cũng đầu tư nặng vào giáo dục CNTT bằng việc cập nhật mọi chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm năm trước, chính phủ Nga đã thúc đẩy khoán ngoài CNTT như điểm hội tụ chính để đáp ứng với việc bành trướng của công nghiệp CNTT Ấn Độ một cách toàn cầu. Năm ngoái, mặc cho suy thoái toàn cầu, đầu tư này đã cho lại lợi nhuận khổng lồ trong cả thu nhập và việc làm. Xuất khẩu CNTT vượt quá mục đích $10 tỉ đô la và đã tạo ra trên mười nghìn việc làm mới. Ngày nay khoán ngoài CNTT của Nga là một trong những khu vực phát triển năng động nhất trong thị trường CNTT Nga. Cho dù Nga vẫn xếp hạng thứ ba sau Ấn Độ và Trung Quốc nhưng trong vài năm qua, Nga đã thu hẹp lỗ hổng này vì họ đã hội tụ vào phần mềm đặc biệt mà chỉ người phát triển Nga mới có thể làm được. Thay vì cạnh tranh từ điểm yếu của họ như chi phí thấp, mà họ không thể cạnh tranh được với Trung Quốc hay Ấn Độ, họ cạnh tranh từ điểm mạnh của họ về kĩ năng chuyên môn cao do hệ thống giáo dục xuất sắc của họ. Các công ty Nga thường thầu những phần mềm lớn, phức tạp và thắng. Chiến lược này có tác dụng tốt và những dự án này thường là đắt nhất với giá trị vài triệu đô la.

Việc dâng lên của công nghiệp CNTT và kĩ năng của của người phát triển ở Nga đã lôi kéo sự chú ý của Microsoft. Năm ngoái, Microsoft bắt đầu đầu tư nặng vào các công ty Nga. Tháng mười một, ông chủ của Microsoft Steve Ballmer đã tới thăm Nga để kí một bản ghi nhớ với Quĩ Skolkovo. Ông ấy nêu đại cương năm khu vực chính của hợp tác, bao gồm việc mở rộng tài trợ cho những công ty CNTT mới mở của Nga. Một công ti, Pirate Pay, là công ty Nga đầu tiên nhận được ngân quĩ. Công ty này đã phát minh ra công nghệ để chặn việc dùng phần mềm bất hợp pháp và bảo vệ bản quyền về âm nhạc và phim, có tiềm năng đưa tới chấm dứt việc tải lên và tải xuống các tệp không được cấp phép. Không giống như các công nghệ khác, Pirate Pay làm tài liệu bản quyền thực tế không thể tải xuống được. Người quản lí Microsoft Nikolai Pryanishnikov nói rằng Microsoft dự định tài trợ ít nhất cho 100 công ty CNTT Nga từ $300,000 và $500,000 cho từng công ti, để phát triển công nghệ mới cho Microsoft. Trong khi Microsoft không tiết lộ tên của những công ty đó, nhiều công nghệ mới được phát minh ra ở Nga bao gồm truyền thông điệp công ti, kết cấu nền cho các báo cáo phân tích phức tạp cho tính toán mây.

Tương ứng với cuộc điều tra gần đây, với sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhiều công ty phương tây đang chịu sức ép giảm chi phí và truy nhâp vào công nhân có kĩ năng cao. Họ sẽ tăng khoán ngoài CNTT của họ lên ít nhất 30% hay xấp xỉ 300 tỉ đô la năm nay (2011). Đa số việc khoán ngoài sẽ đi sang Ấn Độ, điều đã chứng kiến tính phổ biến của nó tăng lên qua mười lăm năm qua. Tuy nhiên, Brazil, Trung Quốc, Nga, Malaysia, Philippines, và Việt Nam cũng cạnh tranh dữ dội cho thị trường sinh lời này. Trong trận chiến này, Nga có lẽ sẽ thu được phần lớn các dự án lớn nhất, Philippines sẽ được phần lớn các trung tâm gọi điện thoại và hỗ trợ khách hàng. Phần còn lại sẽ được chia ra giữa các nước có chi phí thấp cho công việc viết mã và kiểm thử.

Tuy nhiên có khu vực mới và kĩ năng mới mà không ai biết nó sẽ đi tới đâu. Theo nghiên cứu mới nhất của Gartner, quãng 10% chi tiêu CNTT sẽ đi tới tính toán mây, và đó chỉ mới là bắt đầu. Thị trường tính toán mây sẽ tiến hoá nhanh chóng và Gartner mong đợi rằng Phần mềm như dịch vụ (SaaS) sẽ là xu hướng chính cho năm năm tới. Nhiều công ty sẽ dùng các dịch vụ tính toán mây để giảm chi phí sở hữu phần mềm và tránh đầu tư mặt trước. Khu vực mới này sẽ thay đổi thị trường dịch vụ khoán ngoài thế nào? Nó sẽ giảm phát triển phần mềm nội bộ khi công ty đi tới thuê thay vì phát triển và mua không? Hay nó sẽ tạo ra bùng phát khác trong khoán ngoài khi nhiều sản phẩm và dịch vụ mới sẽ lên trực tuyến và tiếp dầu cho lửa đối với các dịch vụ hỗ trợ hơn?

Với tính toán mây, môi trường làm việc chắc chắn sẽ thay đổi. Cái gì đó sẽ chắc chắn gay gắt hơn cho các công ty làm khoán ngoài. Nhu cầu an toàn và an ninh thông tin sẽ tăng lên và nhiều vấn đề sẽ buộc các công ty lựa chọn nhà cung cấp khoán ngoài đúng. Nhu cầu để thoả mãn khách hàng sẽ tạo ra nhu cầu mới về người quản lí hệ thông tin, người phân tích an ninh, người quản lí dịch vụ, người quản lí nhu cầu, và điều này sẽ buộc các đại học kiểm điểm lại chương trình đào tạo hiện thời để đáp ứng đòi hỏi của công nghiệp.

Theo cuộc điều tra này, chỉ hai nước sẵn sàng cho xu hướng này: Ấn Độ và Nga. Trong vài năm qua, năm công ty hàng đầu của Ấn Độ (Infosys, TCS, Wipro, HCL, và Mahindra Satyam) đã làm việc cần mẫn để vào thị trường mới này. Họ đã thiết lập các văn phòng tính toán mây trên khắp thế giới và sẵn sàng nhảy vào thị trường này. Cùng điều đó cũng đang xảy ra ở châu Âu với nhiều công ty Nga đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ này với giá rất hợp lí. Tuy nhiên, các công ty phần mềm lớn như Microsoft, Google, Oracle, IBM, Dell, HP cũng đang xem xét đây là điều lớn tiếp và chuẩn bị cung cấp nhiều dịch vụ tính toán mây cho khách hàng toàn cầu. Cũng giống như bất kì công nghệ mới nào, các dịch vụ mới nào, không phải mọi công ty sẽ được thoả mãn với việc cung cấp dịch vụ này, đặc biệt cho các doanh nghiệp yêu cầu an toàn cao và yêu cầu rủi ro, như tài chính, ngân hàng, vận tải và hậu cần. Qui trình an ninh tính toán mây vẫn phải được phát triển, với việc quản lí có kĩ năng cao tại chỗ để phục vụ nhu cầu kiểm thử, hỗ trợ và bảo trì của phần mềm đã được triển khai. Đây vẫn là điểm yếu trong tính toán mây: Thiếu người quản lí dịch vụ được đào tạo tốt.

According to the Russian Ministry of Information Technologies and Communications (ICT), Russian IT market outsourcing went up by 16% to reach $14 billion USD in value terms in 2010. Both the government and private investors are investing huge amounts of money into this sector. If its growth rates remain the same, by 2015 the revenue of Russian IT market will increase three times over current level.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com