Công nghiệp CNTT Nga
Khi lần đầu tiên tôi tới thăm Nga năm 1996 để tiến hành nghiên cứu về xu hướng phần mềm, tôi đã bị ấn tượng về lực lượng lao động kĩ năng cao quãng vài nghìn người phát triển phần mềm, nhiều người có bằng tiến sĩ và thạc sĩ với đào tạo chuyên sâu về toán học và vật lí. Một số người trong họ hỏi tôi về cơ hội trong kinh doanh khoán ngoài. Tôi bảo họ rằng họ "quá tốt" cho công việc khoán ngoài vì tài năng của họ có thể được dùng trong cái gì đó tiên tiến và phức tạp hơn, không phải là lập trình hay kiểm thử cho công ty nước ngoài. Tuy nhiên, họ đã không đồng ý với tôi và họ tiếp tục giải thích rằng lương của họ tương tự như Ấn Độ, ít hơn nhiều so với châu Âu và họ không thể cạnh tranh được kinh doanh mới này. Vào lúc đó, công nghiệp khoán ngoài mới chỉ bắt đầu với vấn đề Y2K và không có nhiều người biết về kinh doanh mới này. Sau khi viếng thăng nhiều công ty phần mềm và tiến hành trên bẩy mươi cuộc phỏng vấn với những người phát triển và người quản lí, tôi kết luận rằng mặc dù tài năng của họ, công nghiệp phần mềm Nga là còn chưa phát triển với miền dịch vụ hạn chế.
Mọi sự đã thay đổi kể từ đó. Hoàn cảnh kinh tế mới và sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ đã tạo ra cơ hội cho Nga xây dựng ngành công nghiệp phần mềm của nó thành nhóm công nghiệp quốc tế. Ưu thế then chốt giúp cho họ thành công là lực lượng lao động có giáo dục tốt, được đào tạo tốt, có kĩ năng cao hội tụ vào khoa học, kĩ nghệ và công nghệ. Những người phát triển Nga có thể giải quyết những dự án phức tạp lớn dựa trên kỉ luật kĩ nghệ mạnh của họ. Nhiều người được đào tạo để làm việc trên các thuật toán toán học phức tạp và ứng dụng khoa học cho nên họ làm khác biệt bản thân mình với Ấn Độ, Trung Quốc bằng hội tụ vào các dự án lớn, phức tạp được khoán ngoài. Họ để cho khách hàng biết rằng họ KHÔNG là nước làm với giá thấp nhưng họ có kĩ năng tốt hơn.
Ngày nay Nga là nước làm khoán ngoài CNTT lớn thứ ba, sau Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu bạn nhìn vào giá trị của các hợp đồng khoán ngoài, phần lớn các hợp đồng của Nga có số tiền lớn hơn nhiều so với các nước khác (Trung bình vài triệu đô la một hợp đồng) bởi vì công việc của họ chủ yếu là ở phát triển phần mềm nhúng đầu cao, các ứng dụng phức tạp trong công nghiệp nặng, thiết kế hàng không không gian cho tới quản lí tiện nghi hạt nhân. Tất nhiên, những người phát triển Nga cũng có thể làm miền rộng các kiểu phần mềm khác nữa nhưng lương của họ cao cho nên họ không cạnh tranh trong thị trường đầu thấp. Trong cuộc viếng thăm năm 2008, một quan chức chính phủ nói với tôi: “Chúng tôi không có nhiều người phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc, nhưng người của chúng tôi được đào tạo tốt hơn, có thể làm việc trên các vấn đề lớn, phức tạp. Chúng tôi không là người cạnh tranh với Ấn Độ và Trung Quốc bởi vì chúng tôi đã có "thị trường đặc biệt" của riêng mình nơi chúng tôi làm công việc được khoán ngoài phức tạp và chất lượng cao." Mặc dầu được xếp hạng là nước làm khoán ngoài lớn thứ ba nhưng Nga chỉ có 6 phần trăm thị trường được khoán ngoài. Tất nhiên họ muốn nhiều hơn nhưng sẽ không dễ dàng bởi vì nhiều nhân tố khác: Kích cỡ công ty nhỏ, vấn đề sở hữu trí tuệ, kết cấu nền và chi phí cao của việc làm kinh doanh.
Theo thông tin chính phủ trong năm 2008, Nga có xấp xỉ 1.2 triệu người tốt nghiệp khoa học máy tính và kĩ nghệ phần mềm. Nhiều người làm việc cho cơ quan chính phủ hay viện nghiên cứu, quãng 300,000 người làm việc trong công nghiệp CNTT tư nhân và 20,000 người làm việc trong công nghiệp làm khoán ngoài phần mềm. Nga không có các công ty phần mềm lớn như Ấn Độ, phần lớn các công ty của họ cỡ trung, nằm ở khu vực Moscow hay St Petersburg. Một số công ty cũng mở các tiện nghi ở nước ngoài như Đông Âu hay Đông Nam Á để tận dụng ưu thế chi phí lao động thấp ở đó. Công ty lớn nhất là Luxoft với trên 3,500 công nhân với nhiều địa điểm nước ngoài, kể cả ở Việt Nam. Công ty lớn thứ hai có lẽ là EPAM, với trên 2,000 nhân viên có nhiều địa điểm ở Nga, Belarus cũng như ở Hungary và Ba Lan. Có nhiều công ty làm khoán ngoài nhỏ hơn với thị trường chuyên dụng như Reksoft, đặt căn cứ tại St. Petersburg với 600 nhân viên và có liên hệ chặt với thị trường Thuỵ Điển. StarSoft, cũng ở St. Petersburg và Ukraine với xấp xỉ 500 người. Công ty khác, Telma, đóng đô tại thành phố khoa học Nizhny Novgorod, chuyên về viễn thông và phần mềm nhúng với lực lượng lao động trên 700 người.
Mặc cho sức mạnh kĩ thuật của họ, nhiều nước còn ngần ngại khoán ngoài cho Nga bởi vì vấn đề ăn cắp phần mềm. Mặc dù tỉ lệ ăn cắp đã giảm trong vài năm qua nhưng Nga vẫn trong số các nước bị xếp hạng tồi nhất về ăn cắp phần mềm. Vài năm trước, chính phủ đã đưa ra cải cách luật pháp nghiêm ngặt để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhưng việc bắt buộc thi hành không thật mạnh. Bạn vẫn có thể mua nhiều phần mềm sao chép trộm trên các phố của Moscow một cách dễ dàng. Trong cuộc viếng thăm của tôi ở đó, tôi đã thấy nhiều người bán các sản phẩm Microsoft như Window, Offices, và trò chơi video với giá vài đô la. Tất nhiên, CD, DVD và các sản phẩm giả là có sẵn ở mọi nơi cho nên đó vẫn là vấn đề chính mà chính phủ phải giải quyết để cho nhiều kinh doanh hơn ở đó.
Có vài báo cáo phàn nàn về kết cấu nền ở Nga như vận tải, đường sá, không gian văn phòng, cấp điện, truy nhập Internet, hệ thống cấp và thoát nước và không khuyến cáo Nga như điểm tốt để làm kinh doanh. Theo ý kiến cá nhân, tôi nghĩ kết cấu nền của Nga còn tốt hơn của Ấn Độ. Khác biệt là hầu hết các công ty ở Ấn Độ có tiện nghi riêng của họ như không gian văn phòng, cấp điện và truy nhập internet và không dựa vào tiện nghi công cộng như ở Nga. Nếu chính phủ có thể cải tiên kết cấu nền tôi nghĩ họ có thể thu được nhiều kinh doanh ở đó.
Điểm yếu khác là phần lớn các công ty phần mềm Nga vẫn còn nhỏ khi so với Ấn Độ và Trung Quốc. Kích cỡ nhỏ có nhiều rủi ro và công ty lớn sợ làm kinh doanh với những công ty nhỏ hơn nhiều. Tôi nghĩ bằng cách tăng qui mô hay liên kết vài công ty nhỏ thành một công ty lớn hơn sẽ là tốt hơn cho kinh doanh toàn cầu. Tuy nhiên, với sức mạnh kĩ thuật mạnh của họ, tôi nghĩ đấy chỉ là vấn đề thời gian bởi vì Nga có thể cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ và Trung Quốc về thị trường khoán ngoài phần mềm.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com