Công nghiệp CNTT Malaysia
Một người phát triển phần mềm hỏi: “Ấn Độ và Trung Quốc có là những nước lãnh đạo trong làm khoán ngoài CNTT không? Ai là nước thứ ba hay thứ tư? Có cơ hội nào cho các nước khác đi vào kinh doanh làm khoán ngoài không?"
Đáp: Ấn Độ là nước lãnh đạo trong việc làm khoán ngoài công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu nhưng nước thứ hai là Philippines dựa trên thu nhập và khối lượng việc làm được tạo ra. Ấn Độ là thành công nhất vượt xa với thu nhập $97 tỉ đô la năm 2011, chiếm 52% số tiền của thị phần được khoán ngoài. Công nghiệp làm khoán ngoài của Ấn Độ sử dụng xấp xỉ 2.1 triệu công nhân CNTT và gián tiếp tạo ra 18.5 triệu việc làm phụ cho nền kinh tế.
Philippines, với thu nhập làm khoán ngoài $31 tỉ đô la năm 2011, với việc làm CNTT trực tiếp xấp xỉ 840,000 công nhân và gián tiếp tạo ra 3.1 triệu việc làm phụ cho nền kinh tế. Gần đây, Philippines đã kiếm được nhiều kinh doanh hơn trong các trung tâm gọi điện thoại bởi vì công nhân của họ nói tiếng Anh tốt hơn Ấn Độ cho nên nhiều công ty đang chuyển trung tâm gọi điện thoại của họ từ Ấn Độ sang Philippines.
Trung Quốc xếp hạng thứ ba trong thị trường làm khoán ngoài. Nó có ưu thế chi phí thấp, và hỗ trợ mạnh của chính phủ nhưng nó cũng có nhược điểm khi ít công nhân CNTT nói tiếng Anh giỏi cho nên kinh doanh của nó không phát triển được nhanh như mong đợi. Nhược điểm chính khác là Trung Quốc đã không có khả năng làm có hiệu lực luật sở hữu trí tuệ và nhiều nước phương tây vẫn ngần ngại khoán ngoài cho Trung Quốc. Ngày nay phần lớn kinh doanh được khoán ngoài sang Trung Quốc là tới từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng khi chi phí của nó tăng lên, một số công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đang cân nhắc chuyển ra sang nước có chi phí thấp khác.
Nước xếp hạng thứ tư và tăng trưởng nhanh nhất là Malaysia. Nó có luật sở hữu trí tuệ tốt, hệ thống giáo dục mạnh với nhiều chương trình đào tạo được cấp phép từ các trường hàng đầu ở Mĩ và châu Âu. Công nhân của nó có kĩ năng ngoại ngữ tốt với 87% nói tiếng Anh. Công nghiệp CNTT có ít hơn 5% tiêu hao và chi phí của nó thấp hơn Trung Quốc. Theo công nghiệp làm khoán ngoài CNTT, Malaysia có công nghiệp dịch vụ CNTT phát triển nhanh nhất, điều xếp hạng nó vào vị trí làm khoán ngoài hấp dẫn thứ ba trên thế giới. Malaysia được xếp hạng dựa trên sáu khu vực mấu chốt cho CNTT: môi trường kinh doanh tổng thể; kết cấu nền CNTT; hệ thống giáo dục mạnh; nghiên cứu và phát triển; bảo vệ sở hữu trí tuệ; và hỗ trợ của chính phủ cho phát triển công nghiệp.
Trong vài năm qua, Malaysia đã được thúc đẩy một cách tích cực về tiềm năng của nó để hấp dẫn nhiều kinh doanh CNTT. Nó đã thiết lập khu vực Siêu Hành lang Đa phương tiện Multi-media Super Corridor (MSC) nơi các công ty được khoán ngoài có thể nhận được ưu đãi thuế đặc biệt trong thời kì 10 năm, các ưu đãi giá điện và viễn thông, nhiều tài trợ cho đào tạo để đáp ứng nhu cầu toàn cầu và nhiều điều khác.
Ngày nay, dịch vụ CNTT là đóng góp chính cho sự tăng trưởng của kinh tế Malaysia và nó đã hấp dẫn nhiều công ty hàng đầu thế giới như ACS, BMW, DHL, HSBC, IBM, Intel, Motorola, Nokia, Shell, Unisys và nhiều công ty khác thiết lập vận hành vùng và toàn cầu ở đó. Năm ngoái, Malaysia đã hợp nhất nhiều công ty nhỏ thành 130 công ty làm khoán ngoài lớn hơn ở Siêu hành lang đa phương tiện của nó. Malaysia cũng là chỗ nhà cho 250 trung tâm gọi điện thoại.
Theo báo cáo của công nghiệp làm khoán ngoài CNTT, xu hướng khoán ngoài sẽ tăng tốc khi nhiều công ty đang tìm kiếm các vị trí nước ngoài mà có kĩ năng (kĩ năng kĩ thuật và ngoại ngữ như tiếng Anh) và chi phí thấp hơn để cải tiến tính cạnh tranh của họ trong thị trường toàn cầu. Khảo cứu này thấy rằng chi tiêu CNTT toàn cầu năm 2011 là quãng $865 tỉ đô la nhưng chỉ quãng 20% (hay $174 tỉ) hiện thời được khoán ngoài cho Ấn Độ, Philippines, Trung Quốc, Malaysia và các nước khác cho nên có nhiều cơ hội hơn cho phát triển.
Với tiềm năng này, có nhiều cơ hội để đi vào kinh doanh này và nhiều nước ở Đông Nam Á, Nam Mĩ và châu Phi đang quan tâm tới việc theo đuổi tích cực cơ hội này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com