Công nghiệp CNTT Ấn Độ: Hôm qua và hôm nay
Chuyến đi đầu tiên của tôi tới Ấn Độ là vào năm 1996, khi tôi đi tìm các công ty có thể làm việc trên vấn đề Y2K. Lúc đó chỉ có vài công ty làm khoán ngoài CNTT. Nhiều công ty là nhỏ, quãng 250 tới 500 công nhân và họ không có kĩ năng để thực hiện các nhiệm vụ phần mềm lớn hơn. Vào lúc đó, Ấn Độ có vài máy tính lớn, không mấy máy tính cá nhân nhưng lương thì thấp và phần lớn các công ty đều hăm hở để sửa Y2K như một kinh doanh mới.
Bạn tôi giới thiệu tôi với các công ty "vô danh tiểu tốt" với phương tây như Infosys, TCS, và Wipro. Chúng tôi đã thảo luận về các yêu cầu và kí vài hợp đồng nhỏ, trị giá quãng một trăm nghìn đô la. Người quản lí của tôi không chắc liệu họ có thể cung cấp được dịch vụ không nên ông ấy yêu cầu tôi đi Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga để tìm các phương án khác. Tuy nhiên, sau vài cuộc viếng thăm các chỗ đó tôi thấy rằng lương của họ quá cao cho công việc. Tôi quay trở lại Ấn Độ và bắt đầu thương lượng nghiêm chỉnh nơi công ty của tôi sẽ cung cấp đào tạo thêm cho công nhân của họ để chắc họ có thể làm được công việc. Tôi thấy rằng họ sẵn lòng học hỏi điều chúng tôi có thể dạy. Lớp đào tạo đầu tiên là trong một khách sạn nhỏ ở Bangalore. Tôi có trên trăm người tới dự, mặc dầu tôi đã khăng khăng rằng kích cỡ của lớp bị giới hạn cho năm mươi người. Nhiều công nhân đứng trong phòng để ghi chép, một số xin tôi cho phép họ ở lại vì họ muốn học. Sự hăm hở của họ gây ấn tượng cho tôi cho nên tôi quyết định ở lại thêm vài tuần và dạy thêm lớp. Mỗi lần, tôi lại bị tràn ngập với nhiều người tới và họ tất cả đều muốn học.
Đến thời điểm lỗi Y2K được sửa, những công ty "vô danh tiểu tốt" đó đã bành trướng hoạt động của họ, thuê thêm nhiều người, xây dựng nhiều kĩ năng, và cũng biết nhiều hơn về doanh nghiệp phương tây. Họ dùng điều này như bàn đạp để đi vào những vị trí chiến lược hơn của làm khoán ngoài. Kinh doanh của họ tăng trưởng nhanh thế, khi tôi quay lại Ấn Độ năm 2001, những công ty “vô danh tiểu tốt” này đã trở thành "nổi tiếng" với nhiều công nhân hơn, quãng mười tới hai mươi nghìn người. Phần mềm đã trở thành nghề mong muốn cho nhiều thanh niên Ấn Độ. Đã có câu truyền miệng trong các cô gái trẻ: “Không việc phần mềm, không hôn nhân.” Tất nhiên điều đó là dễ hiểu tại sao. Việc làm phần mềm được trả lương trung bình $350 một tháng khi phần lớn các việc làm khác được trả quãng $80 tới $150. Vào thời đó, sức ép của chi phí thấp để cạnh tranh trong thế giới toàn cầu đã buộc nhiều công ty phải khoán ngoài. Ấn Độ đã sẵn sàng nhận nhiều việc làm khoán ngoài hơn và đã cải thiện kinh tế của mình.
Trong chỉ mười năm, các thao tác viên trung tâm gọi điện thoại Ấn Độ đang hỗ trợ cho hàng trăm triệu người trên khắp thế giới. Từ bệnh viện tới ngân hàng và mọi thứ cần có người trả lời cho các câu hỏi của khách hàng. Phần mềm của nó đã giúp tối ưu phần lớn các giao tác tài chính và ngân hàng cũng như hợp lí hoá chế tạo cho các công ty lớn và nhỏ. Công nhân của nó đã đi từ viết mã và kiểm thử để phát triển hệ thống phần mềm lớn và phức tạp. Lương của họ không còn $300 hay $500 nhưng đã trở thành $2000 tới $4000. Các cô gái trẻ có câu truyền miệng mới: “Không việc làm ở Mĩ, không hôn nhân”, vì nhiều công nhân phần mềm bây giờ được sử dụng bởi công ty CNTT Ấn Độ làm việc ở Mĩ cho gần với khách hàng của họ. Khi nhiều người làm việc trong CNTT, khi nhiều người kiếm được lương cao, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ được tạo ra để phục vụ cho họ. Ấn Độ đã nhanh chóng tự biến đổi bản thân mình từ một nước nông nghiệp nghèo nàn thành một cường quốc công nghệ toàn cầu.
Ngày nay, năm công ty CNTT hàng đầu của Ấn Độ như TCS, HCL, Wipro, Infosys và Mahindra đã tăng trưởng thành những công ty khổng lồ CNTT, từng công ty có hàng trăm nghìn công nhân và cạnh tranh trực tiếp với những công ty khổng lồ khác như IBM, Accenture. Có hàng nghìn công ty CNTT nhỏ hơn đang tăng trưởng và thuê người trong mọi thành phố. Năm ngoái, họ đã xuất khẩu trị giá $97 tỉ đô la về phần mềm và sẽ vượt qua $100 tỉ đô la trong vài tháng tới. Mặc dầu tăng trưởng nhanh đã dẫn tới vấn đề chính, quãng hai phần ba người tốt nghiệp CNTT của họ có thể không có kĩ năng đúng để làm việc trong công nghiệp. Các công ty hàng đầu của Ấn Độ đã phát triển nhanh chóng các trường riêng của họ để đào tạo những công nhân này để bắt kịp với nhu cầu toàn cầu cao.
Năm nay người Ấn Độ đang lấy bước đi lớn tiếp theo của họ trong giáo dục số đông cho công dân của họ để chuyển vào trong thời đại thông tin. Trên khắp Ấn Độ, có đợt sóng mới các nhà doanh nghiệp người phát triển sản phẩm riêng của họ như ứng dụng di động và trong các khu vực đặc biệt như chăm sóc sức khoẻ, kết mạng xã hội v.v.. Sau trên mười năm làm việc cho các nước đã phát triển, Ấn Độ bây giờ có hàng trăm nghìn công nhân có kĩ năng người có kinh nghiệm và tri thức. Nhiều người đang nhận rủi ro của việc bắt đầu công ty riêng của họ. Mặc dầu phần lớn trong các công ty vẫn còn nhỏ nhưng họ có thể thành lớn. Cũng như những công ty khổng lồ CNTT của họ vào những năm 1980 với vài trăm người và bây giờ tăng trưởng lên vài trăm nghìn công nhân, mọi sự có thể thay đổi rất nhanh chóng.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com