Công nghệ và giáo dục

Công nghệ và giáo dục

Ngày nay, công nghệ là dẫn lái chính cho tăng trưởng kinh tế. Công nghệ tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều lợi nhuận hơn, nhiều thịnh vượng kinh tế hơn các lĩnh vực khác. Đó là lí do tại sao nhiều nước muốn tạo ra công nghiệp công nghệ mạnh tương tự như mô hình "thung lũng Silicon". Một số nước đã chi hàng triệu đô là để xây dựng các công viên công nghệ; cho khuyến khích về thuế để các công ty chuyển vào khu công viên; hấp dẫn đầu tư nước ngoài bằng việc đưa ra các khuyến khích nhập khẩu và xuất khẩu đặc biệt v.v. Tuy nhiên, phần lớn các nỗ lực này đã không có tác dụng. Khi tôi tới thăm các khu công viên được các chính phủ này tài trợ, tôi thấy nhiều toà nhà trống rỗng, văn phòng trống rỗng, không có đầu tư nước ngoài; không công ty nước ngoài nào tái định vị ở đó mà chỉ có vài công ty địa phương. Không ai muốn thừa nhận rằng họ đã thất bại. Họ sao chép mô hình "thung lũng Silicon" nhưng không thể sao chép được yếu tố then chốt: công nhân có kĩ năng và nhà doanh nghiệp.

Công viên công nghệ KHÔNG phải là về việc dành ra đất đai và xây văn phòng. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về thiết lập các trung tâm nghiên cứu hay đại học. Công viên công nghệ KHÔNG phải là về ban hành các khuyến khích thuế đặc biệt cho xuất nhập khẩu. Chất liệu chính của công viên công nghệ là có công nhân có kĩ năng và nhà doanh nghiệp. Để tạo ra "thung lũng Silicon", bạn cần các nhà doanh nghiệp; những người bắt đầu công ty riêng của họ và những người này chỉ tới khi có đủ công nhân có kĩ năng. Ngày nay không khó bắt đầu một công ty. Ngày nay không khó tìm ra nhà đầu tư người sẵn lòng cung cấp tài chính cho việc bắt đầu công nghệ. Chính công nhân có kĩ năng mới xác định sự thành công hay thất bại của công viên công nghệ. Công nhân có kĩ năng tới từ hệ thống giáo dục có chất lượng. Thay vì đầu tư vào đất đai, nhà xưởng, và văn phòng, tốt hơn cả là đầu tư vào giáo dục trước.

Ngày nay, sinh viên có thể có được giáo dục có chất lượng dễ hơn nhiều so với vài năm trước. Nếu đất nước không có nền giáo dục tốt, sinh viên có thể đi học ở đâu đó khác. Theo một nghiên cứu giáo dục toàn cầu, số sinh viên ở ngoài nước họ đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua. Hiện thời, hơn ba triệu sinh viên đang học ở nước ngoài. Con số này được trông đợi gấp ba lên tới 8.5 triệu người trước năm 2025. Phần lớn các sinh viên đi sang Mĩ và các nước tây Âu nơi hệ thống giáo dục được xem là tốt hơn nước họ. Ngày nay Mĩ có hai phần ba sinh viên tốt nghiệp đại học người nước ngoài trên thế giới tại các đại học của Mĩ.

Gần đây, có những thay đổi trong một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Saudi Arabia. Tất cả họ đều thiết lập các đại học riêng của họ mà có thể cạnh tranh với các trường hàng đầu ở Mĩ và châu Âu. Các chính phủ này biết rằng giáo dục đại học là sống còn cho phát kiến và tăng trưởng kinh tế. Họ không còn bằng lòng với việc gửi sinh viên ra nước ngoài và mất tài năng của họ cho các nước chủ nhà. Họ muốn tạo ra các đại học đẳng cấp thế giới của riêng họ để đảm bảo rằng họ có thể xây dựng nền công nghiệp công nghệ mạnh.

Chính phủ Trung Quốc đang hội tụ vào việc cải tiến giáo dục ở các đại học hàng đầu của họ. Họ đã công bố việc hình thành "liên đoàn ưu tú" để tuyển các thầy tốt nhất trên thế giới về dạy ở đó. Họ không bận tâm tới việc chi tiêu cho các giáo sư tài năng này với lương cao và ngân quĩ nghiên cứu. Họ cũng đầu tư nhiều tiền để phát triển các chương trình đào tạo cập nhật nhất. Năm ngoái, Đại học Thanh Hoa và Bắc Kinh đã vượt qua UC-Berkeley như nguồn số một về sinh viên có bằng tiến sĩ PhD. Chính phủ Trung Quốc đang làm việc hết sức tích cực để hấp dẫn những người Trung Quốc ở hải ngoại trở về Trung Quốc, những người có bằng cấp và kinh nghiệm phương Tây về phát triển nền công nghiệp công nghệ mạnh.

Ở Saudi Arabia, vua Abdullah đã đầu tư $10 tỉ đô la tiền riêng của ông ấy vào Đại học khoa học và công nghệ nhà vua Abdulla mới toanh (King Abdullah University of Science and Technology - KAUST) và thuê các nhà nghiên cứu và giáo sư giỏi nhất về giáo dục công dân của nước đó.

Hàn Quốc đang tuyển mộ các giáo sư hàng đầu cho Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Hàn Quốc - Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST) và lựa chọn sinh viên giỏi nhất cho trường danh tiếng này. Chính phủ đang tạo ra vùng hàn lâm gần sân bay quốc tế Incheon, nơi một số đại học có danh tiếng phương tây có thể mở khuôn viên ở đó.

Các trường Singapore cộng tác với nhiều đại học hàng đầu trên thế giới và đưa chương trình của họ tới cho sinh viên của nó. Nó có chương trình từ trường y của Đại học Duke, trường kinh doanh của Đại học Chicago, và trường kĩ nghệ MIT, để tăng tốc phát triển các tài năng của họ.

Khi một số nước nhận ra giá trị của giáo dục, các nước khác vẫn đang chống lại thay đổi. Chậm chạp cải tiến giáo dục là vấn đề chính cho một số nước. Trong nhiều năm, giáo dục Ấn Độ đã không cải tiến mấy, mặc cho nhu cầu khổng lồ về giáo dục. Đó là lí do tại sao sinh viên Ấn Độ học ở nước ngoài đã tăng lên đáng kể từng năm. Giáo dục của Ấn Độ đã là tệ thế; nó đã làm yếu đi toàn thể hệ thống trường học quốc gia với chương trình đào tạo lỗi thời và thiếu nhiều giáo sư. Ấn Độ là thành công nhất trong việc làm khoán ngoài công nghệ CNTT với $97 tỉ đô la thu nhập và tạo ra thêm 15 triệu việc làm cho nền kinh tế của nó. Ngày nay nó có thiếu hụt nghiêm trọng công nhân CNTT có kĩ năng nhưng đồng thời, nó có vài triệu công nhân "có bằng cấp CNTT" bị thất nghiệp. Công nghiệp CNTT Ấn Độ đã ước lượng rằng 75% sinh viên tốt nghiệp CNTT thậm chí không có kĩ năng cơ bản để làm việc trong công nghiệp. Bằng việc quá chậm chạp thay đổi ở mức đại học công, Ấn Độ đã cho phép "công nghiệp đại học tư" lấp vào nhu cầu này. Phần lớn các trường tư "vì lợi nhuận" này đang làm rất tốt trong việc cung cấp sinh viên có "bằng cấp" nhưng không có kĩ năng thực. Người ta ước lượng rằng nếu vài triệu công nhân CNTT thất nghiệp có thể làm việc, nước này có thể tạo ra ba mươi lăm triệu việc làm và đem về trên $100 tỉ đô la thêm về thu nhập.

Để thúc đẩy công nghệ, bạn phải bắt đầu bằng giáo dục có chất lượng. Giáo dục chất lượng là đầu tư chính của cả nước và phải được xem xét nghiêm túc. Giáo dục có thể làm giầu cho cuộc sống của mọi người; thúc đẩy doanh nghiệp; đem lại thịnh vượng, và giáo dục thế hệ tương lai vì điều tốt cho xã hội và ích lợi cho đất nước.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com