Cái nhìn mới về toàn cầu hoá

Có những vấn đề với toàn cầu hoá, một số người nói nó chưa xảy ra, số khác tin nó đang xảy ra. Từ quan điểm của công nghiệp phần mềm, tôi nghĩ nó đã xảy ra trên qui mô lớn. Làm sao bạn giải thích được rằng 30% công việc phần mềm trong Mĩ và châu Âu bây giờ được khoán ngoài cho Ấn Độ, Trung Quốc và các nước khác? Làm sao bạn giải thích được rằng trong không đầy mười năm thị trường khoán ngoài đã tăng trưởng từ vài triệu lên hàng trăm tỉ đô la? Làm sao bạn giải thích được rằng trong một thời gian ngắn, Ấn Độ đang nổi lên như lực chi phối với số xuất khẩu phần mềm gần tới hàng trăm tỉ đô la mỗi năm?

Trong thời khủng hoảng tài chính này, khi các công ty Mĩ đang chi tiêu hàng tỉ đô la vào khoán ngoài để giảm chi phí và thuê hàng nghìn người phần mềm từ Ấn Độ và Trung Quốc vào làm việc ở Mĩ theo chương trình H-1B, nhiều công ty Ấn Độ đang mua các công ty Mĩ và châu Âu để thu lấy tri thức chuyên gia công nghiệp sâu hơn và truy nhập vào thị trường mới. Sự kiện là quan niệm về toàn cầu hoá KHÔNG có nghĩa là là kinh doanh đang chuyển đi theo một chiều, từ nước đã phát triển sang nước đang phát triển, mà thay vì thế, nó đại diện cho việc tích hợp hai chiều nơi các công ty sẽ có công nhân và doanh nghiệp trên khắp thế giới.

Trong vài năm qua, các công ty Ấn Độ đang "mua" các công ty Mĩ và châu Âu chuyên trong dịch vụ tài chính, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, dược khoa, bán lẻ và viễn thông bởi vì họ muốn bành trướng vào các khu vực này. Lí do là các công ty Ấn Độ như Infosys, TCS và Wipro cần có tri thức chuyên gia công nghiệp trong khu vực nào đó để đi vào trong thị trường sinh lời nhiều hơn.

Imran Sayeed, phó chủ tịch của Wipro giải thích rằng họ muốn tăng gấp đôi kích cỡ của mình lên ít nhất 17,000 nhân viên ở Mĩ để cho họ có thể kiếm được các dự án lớn hơn. Sự kiện là ở chỗ các công ty Ấn Độ giỏi trong các dự án phần mềm nhỏ nhưng không có mấy kinh nghiệm trong dự án lớn hơn. Họ phải mua các công ty Mĩ để có người biết các dự án lớn và các chuyên môn có kinh nghiệm. Sayeed nói với phương tiện truyền thông tin tức: "Bây giờ chúng tôi có hơn 17,000 người ở Mĩ có thể làm việc trên các dự án lớn hơn, vì sẽ có lời nhiều khi giải quyết các dự án cỡ hàng trăm triệu đô la hơn là dự án cỡ một hai triệu đô la. Khi vấn đề chỉ là bảo trì và hỗ trợ phần mềm thì khoán ngoài có nghĩa. Tuy nhiên, các công ty Án Độ bây giờ đang tìm việc kinh doanh tốt hơn bằng cách tham gia vào ngay từ đầu việc phát triển sản phẩm cho nên điều quan trọng là phải có ai đó hiểu vấn đề kinh doanh là gì, chúng tôi cần các kĩ sư yêu cầu, chúng tôi cần người kiến trúc phần mềm, và điều đó cần nhiều hơn là chỉ có người lập trình ở Ấn Độ. Điều chúng tôi thực sự cần là nhiều kĩ sư phần mềm hơn mà họ có tri thức chuyên gia công nghiệp."

Khi công ty phần mềm Mĩ và Ấn Độ đấu nhau để giảnh thị phần lớn hơn, điều sẽ xảy ra tiếp là vấn đề chiến lược và thực thi. Nhiều công ty Mĩ và Châu Âu đã khoán ngoài cho Ấn Độ vì chi phí thấp nhưng việc là nhà cung cấp khoán ngoài lại cung cấp nhiều tiền cho các công ty Ấn Độ. Khi có nhiều tiền họ tăng trưởng lớn hơn, mạnh hơn và có khả năng mua nhiều công ty Mĩ và châu Âu để cải thiện tri thức của mình và cạnh tranh với các công ty Mĩ và châu Âu khác. Đó là điều toàn cầu hoá tất cả là gì, thêm cơ hội cho những người có thể bắt đuổi họ nhanh chóng hơn.

Tất nhiên, các công ty Mĩ và châu Âu cũng có chiến lược của họ. Năm ngoái, IBM tới Ấn Độ và thuê 53,000 công nhân Ấn Độ đồng thời với lúc Infosys tới Mĩ và thuê 36,000 công nhân Mĩ. Như nhiều công ty Mĩ và châu Âu bắt đầu đi tới Ấn Độ, Trung Quốc và thuê người ở đó, nhiều công ty Ấn Độ và Trung Quốc đang mở văn phòng của họ ở Mĩ và châu Âu và thuê người địa phương ở đó nữa. Toàn thể thị trường phần mềm vẫn đang thay đổi nhanh chóng với nhiều công ty tuyển và thuê công nhân phần mềm nhưng đằng sau tất cả những nước đi chiến lược này và cuộc chiến thị trường này vẫn có một nhân tố then chốt "tiếp nhiên liệu" cho toàn cầu hoá: Tri thức và kĩ năng của con người.

Báo chí và ti vi thường mô tả thành công của các công ty phần mềm từ Ấn Độ và ai đang mua từ ai, nhưng họ không nhắc tới rằng thành công hay thất bại của toàn cầu hoá tuỳ thuộc vào "Luồng chuyển của tri thức và kĩ năng" ngang qua các biên giới quốc gia. "Bản chất" của toàn cầu hoá là tri thức về cách làm kinh doanh “tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn.” Tôi nghĩ các nhân tố này nên được dạy trong các trường kinh doanh trên khắp thế giới bởi vì "tri thức và kĩ năng" là "nhiên liệu" “thắp sáng” toàn cầu hoá chứ không phải là tiếp tục dạy các khía cạnh kinh tế của "làm tiền theo cách cũ" trong việc đầu tư vào ngân hàng, thị trường chứng khoán, có vốn v.v... Doanh nhân phải hiểu rằng trong thế kỉ 21, vốn KHÔNG còn là quan trọng nhất, tài chính KHÔNG phải là quan trọng nhất như chúng ta đã thấy điều đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng này nơi mà các công ty mất kinh doanh hay khi thị trường tài chính sụp đổ. Thực tế chính tri thức và kĩ năng của con người mới là quan trọng nhất bởi vì không ai có thể lấy chúng đi được. Có tri thức và kĩ năng là tài sản tốt nhất của một cá nhân, một công ty và một quốc gia. Nước mạnh trong thế kỉ 21 là nước có lực lượng lao động mạnh, có kĩ năng cao và có năng lực. Vốn có thể bị lấy đi, tiền có thể bị mất vào đầu tư tồi, tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác nhưng tri thức không thể bị lấy đi. Cho nên đầu tư tốt nhất của bất kì ai, bất kì công ty nào và bất kì quốc gia nào trong thế giới toàn cầu hoá này là đầu tư vào giáo dục cho những "tri thức và kĩ năng quí giá" này bởi vì toàn cầu hoá là ở đây và bây giờ.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com