Cách nhìn khác về toàn cầu hoá

Theo nghiên cứu của Cục dân số toàn cầu, quãng một nửa dân số thế giới sống ở các nước có tỉ lệ sinh không đủ thay thế cho dân số hiện thời đang làm việc. Với ít người làm việc, ít người đóng thuế, ít người đóng góp cho nền kinh tế, nhưng nhiều người già cần chăm sóc, sẽ tạo ra tác động lớn cho nền kinh tế đất nước.

Ngày nay, châu Âu, Nga và Nhật Bản có vấn đề nghiêm trọng nhất vì tỉ lệ sinh của họ đã sụt xuống đáng kể trong hai mươi năm qua. Mĩ, Canada, Australia, New Zealand, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc cũng có tỉ lệ sinh thấp nhưng không nghiêm trọng, Trung Quốc là trường hợp đặc biệt nơi nó có thể kiểm soát được tỉ lệ sinh để duy trì sự vững chắc ở một tỉ nhưng với 400 triệu công dân của nó sẽ trên 65 tuổi đến năm 2020, nó sẽ có vấn đề lớn. Đặc biệt đối với một nền kinh tế tăng trưởng nhanh vì nó sẽ làm mòn mỏi các tài nguyên lớn từ sự tăng trưởng của nó để hỗ trợ cho vấn đề nội bộ của nó. Điều này có thể làm tăng các vấn đề chính trị và xã hội.

Di trú là một giải pháp tiềm năng để giúp giải quyết vấn đề về sút giảm lực lượng lao động. Đặc biệt châu Âu, Nga và Nhật Bản sẽ có hơn 67% công dân của họ về hưu trước năm 2020. Tuy nhiên, do chính sách di trú cứng nhắc của họ, phần lớn dân nhập cư trong các nước này không có trạng thái pháp lí và họ chỉ làm việc cho những việc làm phục dịch mà không ai muốn làm. Bởi vì họ không được coi là hợp pháp, nhiều người đối diện với thách thức của việc hội nhập vào trong xã hội và trải qua xung đột văn hoá. Nhiều chuyên gia coi các công nhân nhập cư này không khác với "nô lệ" trong thời thuộc địa. Họ bị buộc phải làm việc với các việc làm lương thấp không có tương lai, không thăng tiến và thường bị ngược đãi bởi nhà cầm quyền địa phương.

Các nước khác có chính sách nhập cư tốt hơn được gọi là di dân "có chọn lựa". Chẳng hạn, Mĩ và Canada đã chấp nhận chỉ các công nhân có giáo dục và kĩ năng cao di cư vào nước họ. Ngày nay 58% các bác sĩ y tế và các tiến sĩ được sinh ra ở châu Phi nay thường trú ở Mĩ và 36% các kĩ sư được sinh ra ở nước ngoài đang làm việc tại Mĩ và Canada. Với toàn cầu hoá, con số này được mong đợi tăng lên khi nhiều người kĩ thuật đang di cư tới chỗ việc làm tốt hơn, cơ hội tốt hơn và cuộc sống tốt hơn. Mặc dầu nhiều nước đang phát triển đã phàn nàn về tình huống "chảy não" này nhưng chừng nào các cơ hội còn bị giới hạn ở nước sở tại của họ, điều này sẽ tiếp tục. Trong vài năm tới, điều đó có thể tăng lên thêm với thay đổi được mong đợi trong chính sách di dân của một số nước châu Âu. (Anh và các nước Scandinavi đang làm việc về chính sách tương tự đối với di dân có chọn lọc).

Mọi người thường hỏi: “Nước nào sẽ thành công trong mười năm tới?" Hầu hết các nhà kinh tế, người đặt các dự báo của họ vào tăng trưởng kinh tế đều tin vào Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là những người chi phối toàn cầu tiếp. Dữ liệu là rất ấn tượng vì cả hai đều có tỉ lệ tăng trưởng trên 10% điều là "phép màu" trong thời hậu khủng hoàng tài chính này. Ngày nay, Ấn Độ đang ở sau Trung Quốc về GDP tổng thể, và đầu tư nước ngoài nhưng Ấn Độ có thể vượt qua Trung Quốc là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới bởi vì dân số đang độ tuổi lao động của nó sẽ tiếp tục tăng. Bởi vì chính sách một con, dân số của Trung Quốc sẽ không có đủ công nhân để hỗ trợ cho công dân khổng lồ của nó đạt tới tuổi về hưu. Tất nhiên, Ấn Độ cũng có vấn đề nữa vì nó đối diện với gánh nặng có tỉ lệ rất lớn dân số của nó ở tình trạng rất nghèo. Trên 65% công dân của nó sống ở khu nhà ổ chuột và làm ra ít hơn một đô la một ngày khi 12% số người của nó sống trong xa hoa. Thành công của Ấn Độ trong khu vực CNTT đã tạo ra lỗ hổng lớn giữa "giầu" và "nghèo" điều có thể có hậu quả tiềm năng lên tương lai. Tôi tin cả Trung Quốc và Ấn Độ vẫn có nhiều vấn đề mà từng nước phải vượt qua, kể cả dân số lớn không được hưởng ích lợi từ tăng trưởng kinh tế. Sẽ khó coi một nước là cường quốc khi phần lớn công dân của nó sống trong nghèo nàn.

Khu vực với tăng trưởng dân số cao hơn và có lực lượng lao động trẻ hơn là châu Phi và Đông Nam Á. Họ có thể thay đổi phương trình cân bằng của các cường quốc trong mười năm nữa. Tuy nhiên, Đông Nam Á và châu Phi sẽ tiến bộ theo các con đường khác nhau. Nếu cải cách giáo dục mà thành công, nếu dân cư trẻ có thể được biến thành lực lượng lao động có kĩ năng cao thì các nước ở Đông Nam Á có thể trở nên giầu có hơn và mạnh hơn. Ngược lại, các nước ở châu Phi vẫn có nhiều vấn đề với nền kinh tế của họ và hệ thống chính trị không ổn định. Nhiều nước tiếp tục đối diện với chia rẽ sắc tộc và nội chiến. Một số nước thậm chí có thể trở thành nguồn của đe doạ toàn cầu với khủng bố và tội ác có tổ chức.

Nhiều chuyên gia đồng ý rằng nhân tố nhân khẩu học sẽ là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên cả phát triển vùng và hệ thống chính trị. Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ kinh nghiệm việc chậm dần của tăng trưởng dân số với số lớn người về hưu trong chục năm tới. Với ít người làm việc hơn và nhiều người cần hỗ trợ, nền kinh tế của họ không thể tăng trưởng và trong thị trường toàn cầu cạnh tranh, khi nền kinh tế dừng tăng trưởng, nó sẽ sụt giảm. Ngược lại, các nước Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam, Malaysia, và Indonesia sẽ tiếp tục có dân số tăng lên và sẽ nổi lên như một thách thức với các nước phía bắc của họ. Với nhiều người hơn đang làm việc nền kinh tế của họ có thể tăng trưởng nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Câu hỏi chính là liệu họ có thể cải tiến hệ thống giáo dục của họ để phát triển lực lượng lao động có kĩ năng mạnh và tận dụng ưu thế của tăng trưởng kinh tế toàn cầu mà toàn cầu hoá đang tạo ra không. Điều này vẫn còn là không biết vì một số chuyên gia tin rằng không có hành động thích hợp, không có cải tổ giáo dục, không có đào tạo đúng đắn, không có kĩ năng đúng đắn, sức ép nghèo nàn sẽ đẩy việc di cư từ vùng Đông Nam Á sang bắc và đông bắc Á về các công việc phi kĩ năng. Trong trường hợp này, tình huống sẽ là xấu nhất và nó sẽ không khác điều đã xảy ra ở châu Âu với những người di cư bất hợp pháp từ châu Phi đi tìm công việc phục dịch và bị đối xử tệ ở đó.

Hơn bao giờ hết, vai trò của giáo dục và đào tạo kĩ năng sẽ xác định việc vươn lên của Đông Nam Á như khu vực được thừa nhận hoặc việc mất đi của một khu vực tiềm năng bỏ lỡ cơ hội trở thành cường quốc chính toàn cầu.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com