Bắt đầu cuộc chiến tài năng
Theo một báo cáo từ “Đối tác vì nền kinh tế Mĩ mới" hơn 40 phần trăm của 500 công ty hàng đầu ở Mĩ đã được thành lập bởi những người nhập cư. Bên cạnh các công ty công nghệ cao như Intel, Google và eBay đã được tạo ra bởi những người nhập cư, 214 trong 500 công ty lớn nhất ở Mĩ cũng có người sáng lập là dân nhập cư.
Báo cáo này trích dẫn sự kiện là hầu hết những người nhập cư đều học công nghệ và khoa học trong khi phần lớn sinh viên Mĩ ưa thích học về kinh doanh và tài chính. Báo cáo lưu ý: “Ba mươi năm trước đây, giầu sang được tạo ra phần lớn bởi kinh doanh và tài chính nhưng từ đó phần lớn giầu sang đã được tạo ra bởi công nghệ. Vì nhiều người nhập cư và người nước ngoài đang học tập về khoa học và công nghệ, họ có ưu thế. Ngày nay thu nhập được sinh ra bởi các công ty do người nhập cư thành lập lớn hơn GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của mọi nước trên thế giới bên ngoài Mĩ, ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản.” Các công ty do người nhập cư sở hữu đã tổ hợp thu nhập $1.8 nghìn tỉ đô la. Trong số các tỉ phú và triệu phủ ở Mĩ, quá hai phần ba là người nhập cư.
Mọi công ty nổi tiếng như Apple, Google, AT&T, Budweiser, Colgate, eBay, General Electric, IBM, và McDonalds đều được thành lập bởi người nhập cư hay con của người nhập cư. Steve Jobs là con của người nhập cư từ Syria. Walt Disney là con của người nhập cư từ Canada, cũng như người sáng lập của Oracle (Nga) IBM (Đức), Clorox (Ireland), Boeing (Đức), 3M (Canada) và Home Depot (Nga). Trong những công ty công nghệ thành công ở thung lũng Silicon, trên 65% do người nhập cư Ấn Độ và Trung Quốc sở hữu. Phần lớn trong họ đều là sinh viên nước ngoài đến học ở Mĩ và quyết định ở lại và lập công ty ở đây.
Ngày nay, hai phần ba sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực khoa học và kĩ nghệ là người nước ngoài. Sinh viên nước ngoài có bằng thạc sĩ và tiến sĩ chiếm đa số ở mọi trường Mĩ. Vấn đề là luật hiện thời giới hạn họ được ở lại đây vĩnh viễn làm cho một số người ra đi, đem theo kĩ năng và giáo dục đi cùng họ. Đó là lí do tại sao tổng thống Obama và quốc hội Mĩ đang làm việc để thay đổi qui chế visa F-1 và H-1B để hấp dẫn công nhân có kĩ năng bằng cách cho phép họ ở lại Mĩ vĩnh viễn.
Đi nhanh hơn Mĩ, Canada đang mở cửa của nó cho công nhân có kĩ năng CNTT. Năm nay (2012), Canada lập kế hoạch chấp nhận từ 240,000 và 265,000 cư dân vĩnh viễn, đặc biệt cho những người có bằng cấp trong khoa học và công nghệ. Giữa các năm 2005 và 2010, Canada đã tăng số visa vĩnh viễn cho người nước ngoài lên 7% phần lớn cho các công nhân có kĩ năng CNTT, các nhà doanh nghiệp, người tự làm chủ, những nhà phát minh. Người Ấn Độ ở trong số cao nhất các dân nhập cư, những người đã chuyển sang Canada với 32,000 người Ấn Độ được qui chế cư dân vĩnh viễn ở Canada năm 2010.
Một quan chức chính phủ Canadian nói: “Với các nhà chuyên nghiệp có kĩ năng, chính sách nhập cư mới của chúng tôi là rất tốt. Nhiều người nhập cư đã làm tốt ở nước này như nhà doanh nghiệp, người điều hành, và viện sĩ. Có nhiều câu chuyện thành công mà những người này đã đóng góp cho nền kinh tế chúng tôi. Mặc cho việc chậm lại toàn cầu, nhiều khu vực của kinh tế Canada đã biểu lộ tăng trưởng mạnh và nhiều khu vực là từ các doanh nghiệp của người nhập cư.”
Chính sách nhập cư mới từ các nước phương tây đã tạo ra vấn đề với Trung Quốc và Ấn Độ vì họ cũng cần có công nhân có kĩ năng để xây dựng nền kinh tế của họ. Một quan chức chính phủ phàn nàn: Việc “chảy não” được các chính phủ phương tây hỗ trợ đang đánh cắp đi các tài năng của chúng tôi, làm tổn thương nền kinh tế chúng tôi và nên được dừng lại.” Mặc cho phàn nàn này, số đơn xin visa vào Mĩ và Canada đã tăng lên vững chắc kể từ khi việc công bố được thực hiện. Dường như là cuộc chiến tài năng đã bắt đầu.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com