Báo cáo về khoán ngoài CNTT

Báo cáo về khoán ngoài CNTT

Một khảo cứu kinh tế toàn cầu đã xác nhận công nghệ thông tin (CNTT) đang tạo ra nhiều việc làm và dẫn lái tăng trưởng kinh tế tốt hơn chế tạo. Dẫn lái kinh doanh CNTT nền tảng nhất là khoán ngoài, yêu cầu ít chí phí nhưng lợi nhuận lớn hơn. Khảo cứu này thấy rằng trong năm 2011, Mĩ và châu Âu chi xấp xỉ $245 tỉ đô la trong khoán ngoài và tạo ra trên một triệu việc làm mới trên toàn thế giới. Khi kinh tế toàn cầu đang phục hồi, nhiều công ty phương tây sẵn lòng khoán ngoài do thiếu hụt kĩ năng mấu chốt ở nước họ. Khảo cứu này dự báo rằng khối lượng này có thể lên trên $400 tỉ đô la trong năm năm tới với hai tới ba triệu việc làm mới được tạo ra. Tuy nhiên một số vấn đề đã được nhận diện. Vấn đề số một là trao đổi kém điều thường dẫn tới khách hàng hiểu nhầm và không hài lòng. Khảo cứu này dự báo rằng khi khoán ngoài trở nên lan rộng, nhiều khách hàng sẽ thất vọng với hiệu năng của một số nhà cung cấp và nhiều người sẽ chuyển sang nhà cung cấp khác.

Khảo cứu này cũng thấy rằng các công ty khoán ngoài lần đầu tiên tin rằng nhà cung cấp của họ có kĩ năng cao, nhưng cách nhìn của họ thay đổi nhanh chóng, khi nhà cung cấp không đáp ứng được mong đợi của họ. Gần 92 phần trăm các công ty lần đầu khoán ngoài phàn nàn rằng nhà cung cấp của họ không có kĩ năng quản lí dự án phần mềm tốt. Họ thường không đáp ứng lịch biểu được mong đợi, có vấn đề trao đổi kém do kém làm chủ tiếng Anh, và chất lượng sản phẩm kém. Một số các lí do hàng đầu cho không thoả mãn khoán ngoài bao gồm:

1) Nhà cung cấp không hiểu kinh doanh của khách hàng: Nhiều nhà cung cấp vội vàng kiếm hợp đồng thay vì thực sự hiểu nhu cầu khách hàng. Việc thiếu kĩ năng phân tích yêu cầu của họ giới hạn năng lực của họ để cung cấp hỗ trợ tốt hơn. Kĩ năng ngôn ngữ bị giới hạn của họ (tiếng Anh) ngăn cản họ xây dựng quan hệ với khách hàng và người dùng.

2) Nhà cung cấp không trao đổi tình trạng chính xác mà dựa nhiều vào mối quan hệ cá nhân: Có lỗ hổng lớn giữa đại diện nhà cung cấp và công nhân CNTT người thực tế làm công việc. Người tiếp thị và đại diện thường đưa ra nhiều hứa hẹn nhưng công nhân CNTT của họ không thể chuyển giao được. Không có chu trình phản hồi để đảm bảo đóng các vấn đề kĩ thuật và để đảm bảo rằng lỗi được sửa và được khám phá.

3) Nhà cung cấp không hiểu quản lí rủi ro: Nhiều nhà cung cấp làm khoán ngoài không có khả năng thấy trước các rủi ro kĩ thuật. Những người phát triển không hiểu quản lí thay đổi và qui trình yêu cầu thay đổi. Nhiều người chỉ tương tác với điều xảy ra hơn là biết cách ngăn ngừa chúng. Một số thậm chí không hiểu phạm vi vấn đề, hay không có kế hoạch dự phòng khi những điều bất ngờ xảy ra. Nhiều vấn đề không được đề cập tới trong khi xô vào chuyển giao sản phẩm. Điều này thường dẫn tới những khó khăn kĩ thuật phụ thêm mà về nguồn gốc không thấy trước được.

4) Nhà cung cấp không thiết lập độ đo liên quan tới gióng thẳng và phản ánh kết quả mong muốn và thiết lập thủ tục báo cáo để giám sát tiến bộ. Không có độ đo hiệu năng chính xác về chi phí, chất lượng, kĩ năng và thông tin hiệu năng.

5) Việc thiếu kinh nghiệm của nhà cung cấp với làm khoán ngoài: Nhiều nhà cung cấp là các công ty nhỏ lẻ cung cấp dịch vụ ở thị trường địa phương rồi mở rộng vào khoán ngoài toàn cầu. Nhiều nhà cung cấp không hiểu ý định và hậu quả của phạm vi công việc (điều nào ở trong và điều nào ở ngoài). Không biết mức dịch vụ mà đã được làm hợp đồng và cách họ làm khác biệt từ môi trường địa phương của họ. Không có các thủ tục quản lí để giải quyết các sự cố, thay đổi, vấn đề và cách đưa vấn đề lên cấp cao hơn, và cách những thủ tục này khác với môi trường vận hành trước đây của họ.

Báo cáo này phê bình nhiều về các quyết định làm kinh doanh dựa trên chi phí thấp. Nó kết luận: “Chi phí thấp không đảm bảo cho chất lượng, đặc biệt ở các nước nơi hệ thống giáo dục vẫn còn lạc hậu. Khi công nghệ thay đổi nhanh chóng và nhu cầu cũng thay đổi tương ứng nhưng ở một số nước, đào tạo vẫn còn tập trung vào phát triển người lập trình và người kiểm thử thay vì những người phát triển phần mềm có kĩ năng và các kiến trúc sư. Các nước này phải hiểu rằng khoán ngoài là mối quan hệ dài hạn yêu cầu tin cậy để đảm bảo rằng cả hai bên hiểu đầy đủ các mong đợi và kết quả. Việc thiếu đào tạo kỉ luật kĩ nghệ phần mềm trong hệ thống giáo dục của họ là nguyên nhân chính cho nhược điểm này. Ngày nay phần mềm đang ngày càng phức tạp hơn và nó yêu cầu nhiều đào tạo có kỉ luật hơn. Cấp quản lí phải hiểu rằng khoán ngoài CNTT là mối quan hệ đối tác hay dài hạn chứ không phải hợp đồng. Thông thường sau khi hợp đồng được kí, một số nhà cung cấp vội vàng tìm khách hàng mới; hợp đồng mới thay vì xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện có và thái độ đó phải thay đổi. Để giữ cho khách hàng hài lòng, điều quan trọng là duy trì trao đổi tốt để hiểu vị trí của khách hàng. Không có trao đổi tốt xảy ra, khó xây dựng được tin cậy và tin tưởng và đó là lí do tại sao gần một nửa kinh doanh khoán ngoài vẫn đi sang Ấn Độ mặc dầu chi phí làm kinh doanh ở Ấn Độ đã tăng dần lên.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com