Ấn Độ và thay đổi công nghiệp CNTT
Việc làm khoán ngoài Công nghệ thông tin (CNTT) của Ấn Độ đang "nóng hơn" bao giờ. TCS khổng lồ đã đạt tới trên 190,000 nhân viên đang lập kế hoạch để thêm 40,000 người nữa. Infosys có 160,000 nhân viên cũng công bố rằng họ sẽ thuê 30,000 người năm nay. Các công ty CNTT Ấn Độ khác cũng đang thuê nhiều công nhân CNTT hơn năm ngoái. Với ngành công nghiệp đã sử dụng trên 2.54 triệu công nhân phần mềm, kế hoạch thêm 250,000 người năm nay và trên 400,000 công nhân năm ngoái là một chỉ dẫn rằng tương lai của CNTT ở Ấn Độ là sáng lạn hơn bao giờ. Theo chính phủ Ấn Độ, đây là việc thêm nhân viên cao nhất đã từng có bởi công nghiệp CNTT của nước này. Một quan chức chính phủ nói với tờ Thời báo Ấn Độ: “Với hơn nửa triệu công nhân CNTT thuê trong năm nay, chúng tôi mong đợi thêm hơn 6 triệu việc làm gián tiếp trong nền kinh tế. CNTT thực sự dẫn lái cho thịnh vượng kinh tế của chúng tôi sang số cao hơn.”
Bên cạnh việc thuê công nhân ở Ấn Độ, nhiều công ty Ấn Độ cũng tích cực thuê người ở Mĩ và châu Âu năm nay để phản công lại khái niệm "phản khoán ngoài" do vài chính khách đề cập tới. Cùng chiến thuật đã được dùng từ hai mươi năm trước bởi những nhà chế tạo ô tô Nhật Bản khi dường như Mĩ đã lập kế hoạch để hạn chế số ô tô được nhập khẩu từ Nhật Bản. Vào lúc đó, nhiều nhà chế tạo ô tô Nhật Bản đã mở tiện nghi chế tạo ở Mĩ và thuê nhiều công nhân Mĩ để phản công lại khái niệm "mất việc làm cho Nhật Bản". Tuy nhiên, việc thuê người nước ngoài còn nhiều chuyện hơn là kế hoạch để giảm thiếu hụt công nhân có kĩ năng ở Ấn Độ và bành trướng năng lực của họ vào các khu vực kĩ thuật mà Ấn Độ không có. Để giữ cho chi phí của họ ổn định hơn, các công ty Ấn Độ bây giờ "khoán ngoài" công việc đầu thấp như viết mã, kiểm thử cho các nước như Trung Quốc, Malaysia, và các nước châu Phi v.v.
Khi nhu cầu đang cất lên và việc thuê người đã lên hết tốc độ, việc tiêu hao nhân viên cũng tăng lên ở tỉ lệ đáng báo động. Tỉ lệ quay vòng người trong ba năm qua là giữa 13% và 22% nhưng mới ba tháng qua của năm nay, nó là ở giữa 20% tới 35%. Khi cạnh tranh về công nhân có kĩ năng đang ngày càng dữ dội hơn, nhiều công nhân sẽ đổi việc làm để có lương tốt hơn. Nếu thị trường không bình lặng xuống, việc quay vòng có thể lên cao tới 45%. Lương tăng cũng tạo ra thế bất lợi cho các công ty Ấn Độ. Người ta ước lượng rằng trong 5 năm tới, lương của công nhân CNTT ở Ấn Độ có thể lên tới mức như ở Mĩ và châu Âu. Tuy nhiên, nghiên cứu công nghiệp thấy rằng con sóng "chi phí thấp" của toàn cầu hoá đã qua rồi. Ngày nay công nghiệp đang đi vào trong con sóng tiếp hay "chất lượng-giá trị" nơi khách hàng không tìm kiếm giá thấp nữa. Thiếu hụt công nhân CNTT toàn cầu đã đẩy nhiều công ty vào điểm hoang mang và họ sẽ làm bất kì cái gì họ có thể làm được để làm cho hệ thống CNTT của họ chạy hiệu quả và hiệu lực hơn, bất kể tới chi phí. Vì CNTT đang trở thành chiến lược kinh doanh, sự tố then chốt là tri thức và kĩ năng có thể tạo ra chất lượng và giá trị (nhiều thu nhập và lợi nhuận hơn).
Trong thị trường CNTT cạnh tranh cao độ này, người thắng chiếm tất. Trong hai tháng đầu của năm 2011, đã có 20 cuộc thu nhận của các công ty làm khoán ngoài Ấn Độ nơi các công ty lớn mua các công ty nhỏ hơn. Năm ngoái ở một mình Ấn Độ, đã có 120 vụ thu nhận. Chẳng hạn, iGate mua Patni với giá $1.2 tỉ đô la Mĩ. Pearson mua Tutor Vista với giá $127 triệu đô la Mĩ và Tata mua Bit-Gravity với giá $100 triệu đô la Mĩ. Theo nghiên cứu kinh doanh toàn cầu gần đây, kích cỡ là rất quan trọng trong thế giới được toàn cầu hoá. Không ai làm kinh doanh với các công ty nhỏ hơn nữa. Trong kinh doanh CNTT toàn cầu, hợp đồng thường có giá trị vài trăm triệu cho tới tỉ đô la. Các công ty nhỏ hơn không thể cạnh tranh được với những người khổng lồ công nghiệp có trên 100,000 hay 200,000 công nhân CNTT.
Câu hỏi là bạn tìm đâu ra số lớn công nhân CNTT trong lúc thiếu hụt công nhân CNTT này? Theo Phaneesh Murthy, chủ tịch công ty iGate: "Với toàn cầu hoá, công nhân CNTT không phải đi tìm việc làm mà việc làm sẽ phải đi tới nơi công nhân có kĩ năng ở. Chúng tôi có kế hoạch để tích cực đi tới nhiều nước để thuê công nhân CNTT. Với băng thông tốc độ cao, công nhân có thể làm việc ảo ở bất kì nơi nào. Có công nhân rải rác trên khắp thế giới cũng sẽ giải quyết vấn đề tiêu hao sinh lực cao ở Ấn Độ.”
Tuần trước, báo chí đăng tít ở Ấn Độ đã công bố các đơn hàng làm khoán ngoài CNTT trị giá $5 tỉ đô la Mĩ từ vài ngân hàng lớn của Mĩ vì thị trường tài chính đang trải qua sức ép lớn để cắt giảm chi phí. Đây là những tin rất tốt cho công nghiệp CNTT Ấn Độ. Tất nhiên, những công ty này đã từng mong đợi loại kinh doanh đó trong nhiều tháng vì nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi. Họ là đúng trong lạc quan của họ bởi vì bên cạnh các đơn hàng đó, đã có nhiều đơn hàng từ các nước châu Âu trị giá giữa $1 tỉ tới $3 tỉ đô la Mĩ trong tính toán mây khi nhiều văn phòng chính phủ chuyển sang "mây".
Tính toán mây là kinh doanh mới với tiềm năng lớn. Các công ty CNTT Ấn Độ đã từng hội tụ vào công nghệ mới này và mô hình kinh doanh trong nhiều năm. Với dịch vụ mây, người dùng có thể tải xuống phần mềm từ Internet và cũng truy nhập vào kết cấu nền CNTT, như các máy phục vụ và thiết bị lưu trữ, đơn giản bằng việc trả phí mỗi lần họ dùng. Thay vì mua trang thiết bị, họ thuê chúng. Các nhà chế tạo phần mềm và phần cứng được lợi bởi vì giá thấp cho từng việc dùng làm mở rộng thị trường của họ ra nhiều người dùng, những người mà không đảm đương được chi tiêu này. Các công ty làm khoán ngoài CNTT được lợi vì họ có thể cung cấp phần mềm từ nhiều nhà chế tạo trong mây, và cũng cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ mây tư nhân với phần mềm được chuyên biệt hoá.
Thấy trước về kinh doanh sinh lời này, TCS đã tung ra iON, dịch vụ tính toán dựa trên thuê bao nhắm tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Với mô hình này, iOn khử bỏ nhiều chi phí mặt tiền cho người dùng, cho phép họ bắt đầu từ nhỏ và tăng tài nguyên phần cứng chỉ khi có việc tăng trong nhu cầu của họ. Do đó, các công ty có thể triển khai dịch vụ và đổi qui mô theo nhu cầu mà không nhận rủi ro xây dựng trung tâm dữ liệu lớn cho một tương lai không biết. Theo nhiều nguồn tin, TCS có thể kí với trên 1,000 khách hàng năm nay và bành trướng dịch vụ này cho nhiều nước, trên khắp thế giới. Nguồn tin này cũng tin kinh doanh mây của TCS sẽ kiếm được thu nhập cỡ $1 tỉ đô la Mĩ hàng năm.
Có vài nghiên cứu chỉ ra rằng gần một nửa của mọi công ty trên thế giới đang lập kế hoạch đi vào tính toán mây trong năm năm tới. Mô hình kinh doanh mới này sẽ hoàn toàn làm thay đổi toàn thể công nghiệp CNTT. Khi cạnh tranh nóng lên giữa những người khổng lồ như TCS, Infosys, Wipro, và Cognizant và IBM, Microsoft, Google, HP và Dell, toàn thể công nghiệp CNTT sẽ trải qua quá trình "huỷ diệt sáng tạo" nơi hàng nghìn công ty nhỏ có thể không tồn tại.
Việc chuyển từ phần mềm như sản phẩm sang phần mềm như dịch vụ (tính toán mây) cũng sẽ thay đổi cách đại học cung cấp các môn đào tạo. Nhu cầu về chương trình Quản lí hệ thông tin (ISM) sẽ dâng lên đáng kể. Khi ngày càng nhiều công ty đi vào tính toán mây, họ sẽ cần nhiều người quản lí dịch vụ hơn là người quản lí dự án. Vai trò của kiến trúc sư và người phân tích hệ thống mạng sẽ trở nên quan trọng hơn cũng như các chuyên gia an ninh hệ thống. Tất nhiên, các dịch vụ tính toán mây sẽ không thay thế phát triển phần mềm truyền thống. Kĩ năng kĩ thuật trong thiết kế, lập trình và kiểm thử vẫn được cần tới bất kể mô hình kinh doanh nào.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com