Ấn Độ và Trung Quốc/2

Ấn Độ và Trung Quốc phần 2

Ấn Độ

Đây là bài tóm tắt về nghiên cứu năng lực của Ấn Độ từ Oxford.

Chủ đề: Mối đe doạ hiện rõ về thiếu hụt kĩ năng trong khu vực CNTT, và các kế hoạch công ti để giải quyết nó.

Ý nghĩa: Tăng trưởng khu vực dịch vụ của Ấn Độ đang bị đe doạ bởi thiếu hụt lao động có kĩ năng cao, nảy sinh từ những nhược điểm trong hệ thống giáo dục. Đầu tư đang tẳng lên vào giáo dục CNTT được các công ti tiến hành có thể chỉ bao quát được một phần cho đe doạ này.

Phân tích: Cả ba công ti phần mềm hàng đầu của Ấn Độ đều đang tìm kiếm phát triển các thể chế giáo dục để làm tăng số công nhân có kĩ năng cao: Tata Consultancy Services (TCS), công ti lớn nhất trong ba công ti này, đã thiết lập một viện đào tạo, mà rất có thể còn mở rộng nữa; Infosys đang lập kế hoạch thiết lập đại học CNTT riêng của mình ở Bangalore; và Wipro đang đề nghị xây dựng một đại học đào tạo CNTT ở miền Nam Ấn Độ.

Những đầu tư này sẽ nâng chi phí tuyển mộ của họ lên. Tuy nhiên, với sự bành trướng nhanh chóng của công nghiệp, giáo dục CNTT là ưu tiên then chốt khi việc thiếu hutjt kĩ năng đang nổi lên có thể đe doạn cho tăng trưởng tương lai. Qua suốt thập kỉ vừa qua, tỉ lệ tăng trưởng của khu vực CNTT hàng năm là 20-30% đã làm rỗng đội ngũ tài năng hiện có, tạo ra thiếu hụt lao động kĩ năng cao và dẫn tới lương tăng lên, đối với kĩ sư Ấn Độ, được coi là phải gấp bốn lên so với năm năm qua. Mặc cho xu hướng này, lương của người Ấn Độ vẫn còn cực kì cạnh tranh khi so với Mĩ, mà công nhân khu vực CNTT Ấn Độ kiếm trung bình 18,000 đô la một năm so với 65,000 đô la cho nhân viên Mĩ. Tuy nhiên, trong những nước có tính cạnh tranh hơn như Singapore, lương hàng năm trung bình là 25,000 đô la, và yếu tố chi phí — như chất lượng kết cấu nền là thuận lợi hơn. Sức ép chi phí và việc nổi lên của thiếu hụt kĩ năng; gợi ý rằng công nghiệp CNTT Ấn Độ đang bị nguy cơ mất ưu thế cạnh tranh hiện thời.

Việc chuyển sang phát triển các viện đào tạo tư thục là kết quả của thất bại của hệ thống giáo dục Ấn Độ để tạo ra công nhân CNTT có kĩ năng cao. Điều này xảy ra mặc cho số lượng lớn những sinh viên tốt nghiệp đại học. Trong mười lăm năm qua, nước này đã chứng kiến tăng trưởng phi thường trong giáo dục của khu vực thứ ba, với con số các đại học tư và công cung cấp chất lượng giáo dục cao hơn nâng từ 5,000 tới 12,000. Con số của sinh viên kĩ nghệ đã mở rộng với tỉ lệ hàng năm 20%, với việc Ấn Độ tạo ra 520,000 sinh viên tốt nghiệp kĩ nghệ mỗi năm — con số lớn thứ hai trên thế giới.

Ấn Độ có một số nhỏ các viện công nghệ và khoa học được điều khiển tập trung, riêng biệt, cực kì có tính cạnh tranh và là nơi các chuẩn đầu vào được giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên, bên ngoài những viện này đã có sự tăng trưởng bất thần của các đại học công nghệ mới được quản lí hoặc bởi chính quyền bang hoặc bởi khu vực tư nơi các chuẩn kém chặt chẽ hơn, và là nơi thành công của ứng dụng có thể tuỳ thuộc vào sự sẵn lòng của các gia đình để đóng tiền học phí cắt cổ, thay vì điểm hàn lâm của sinh viên.

Tương ứng, số sinh viên tốt nghiệp mới không sánh được bởi sự cải tiến về chất lượng. Hiệp hội phần mềm Ấn Độ, NASSCOM, gần đây đặt một cuộc điều tra thấy rằng: Gần 70% sinh viên tốt nghiệp kĩ nghệ từ miền nam Ấn Độ — nơi phần lớn ngành công nghiệp CNTT đóng căn cứ — thậm chí không có những kĩ năng được cần cho việc đào tạo trong công nghiệp CNTT; các bang phía bắc có tốt hơn chút ít, chỉ với 60% số sinh viên tốt nghiệp là nhất định không thích hợp cho việc làm trong khu vực này; và hai trong ba sinh viên tốt nghiệp kĩ nghệ sẽ không có khả năng tạo ra đóng góp thoả đáng cho công nghiệp do thiết kĩ năng phân tích và ngôn ngữ được yêu cầu phải có.

Bản chất của các kì thi quốc gia cũng đóng góp cho vấn đề chất lượng này. Các kì thi phụ thuộc năng vào cách học cũ và ít thúc đẩy tư duy phân tích độc lập. Hơn nữa, các trường công là chủ đề cho các qui tắc khu biệt tích cực, điều yêu cầu họ phải nhận vào một tỉ lệ nào đó các học sinh từ các đẳng cấp thấp hơn, với chuẩn tiền học thấp hơn. Ở một số bang miền nam Ấn Độ, nơi 75% các chỗ đại học được phân bổ trên cơ sở đẳng cấp và cộng đồng, những hành động khẳng định như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuẩn giáo dục và làm hại cho chất lượng của sinh viên tốt nghiệp.

Do vậy, các qui chế này chỉ áp dụng cho các viện thuộc khu vực công, mặc dầu Viện công nghệ và khoa học trung tâm đã công bố một số miễn giảm để thúc đẩy các tài năng cao nhất bất kể tới nền tảng đẳng cấp và cộng đồng của sinh viên. Tuy nhiên, chính phủ do quốc hội lãnh đạo hiện thời đang chịu sức ép ngày càng tăng — chủ yếu từ các đảng phái khu vực ‘dân tuý’ — mở rộng các biện pháp khu biệt tích cực vào các Viện công nghệ và khoa học trung ương và khu vực tư nhân cho giáo dục. Nếu chính phủ không có khả năng trụ vững dưới những sức ép này, kết quả có thể làm tăng số sinh viên tốt nghiệp với tập kĩ năng không phản ánh được phẩm chất chính thức của họ.

Số lượng trẻ em đang tăng lên từ tầng lớp trung lưu đang mở rộng nhanh chóng của Ấn Độ đang tìm kiếm giáo dục ở nước ngoài vì sự không phù hợp của hệ thống giáo dục trong nước. Từ 1999, số sinh viên Ấn Độ trong các đại học ở nước ngoài đã bành trướng nhanh chóng:

  • từ 36,000 tới 79,000 ở Mĩ;
  • từ 6,000 tới 15,000 ở Anh; và
  • từ 8,000 tới 20,000 ở Australia.

Đến 2025, một nửa các sinh quốc tế tại đại học trên khắp thế giới có thể là người gốc Ấn Độ. Qua thời kì hai năm trong những năm 1990, 65% sinh viên tốt nghiệp từ các Viên công nghệ của Ấn Độ ở Chennai được ước lượng đã rời khỏi nước. Tuy nhiên, mặc cho sự tăng trưởng rõ ràng về số sinh viên Ấn Độ ở hải ngoại, các đại học nước ngoài vẫn còn đắt tới mức cấm đoán cho tất cả chỉ trừ bậc thang cao của tầng lớp trung lưu của nước này.

Một tỉ lệ rất nhỏi những sinh viên Ấn Độ được giáo dục ở nước ngoài quay về nước họ sau khi hoàn thành học tập của họ ở nước ngoài, làm phức hợp thêm việc thiếu hụt kĩ năng. Trong khi những cải tiến gần đây về cơ hội kinh tế ở Ấn Độ đã thấy luồng chảy vững chắc của những người Ấn Độ không thường trú trở về nhà, đại đa số vẫn tiếp tục dành cuộc sống lao động của họ ở nước ngoài.

Chính phủ trung ương không có khả năng dành tài nguyên thêm cho các viện học tập bên thứ ba do nhu cầu tăng chi tiêu trong giáo dục sơ cấp. Trong khi cải tiến tỉ lệ học vấn đã cho Ấn Độ hi vọng phát triển lực lượng lao động khu vực chế tạo ‘có nửa kĩ năng’, việc bành trướng của các thể chế bên thứ ba chất lượng cao đã phải chịu tổn thất như là kết quả.

Các công ti như Infosys, Wipro và TCS đang đối diện với thách thức kĩ năng đang tăng lên và, trong tương lai trước mắt; các sáng kiến giáo dục riêng của họ có thể thoả mãn cho nhu cầu lao động riêng của họ. Tuy nhiên, đại đa số các công ti CNTT Ấn Độ là nhỏ hơn nhiều và do đó không có khả năng làm đầu tư tương tự vào phát triển kĩ năng.

Kết luận: Giánh nặng giáo dục thế hệ tiếp các kĩ sư CNTT rất có thể làm sụp đổ dần bản thân nền công nghiệp công nghệ. Hơn nữa, xét thấy những khiếm khuyết dai dẳng trong hệ thống giáo dục quốc gia, ưu thế hiện thời của Ấn Độ trong dịch vụ CNTT – kể cả trong kinh doanh và làm khoán ngoài qui trình tri thức - có thể chứng tỏ là ngày càng khó để duy trì bền vững.

Trung quốc

Tân hoa xã: Thiếu hụt kĩ năng sẽ cản trở phát triển của công nghiệp phần mềm Trung Quốc, mặc cho những dự báo lạc quan về công nghiệp phần mềm CNTT của Trung Quốc trong những năm sắp tới. Nhận xét này đã được Qu Zhonghua đưa ra, một người quản lí chương trình cấp cao của chi nhánh IBM ở Thâm Quyến Trung Quốc, tại cuộc hội nghi máy tính quốc tế Joint International Computer Conference (JICC) tổ chức tại thành phố tự trị Trùng khánh Trung Quốc.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp làm khoán ngoài toàn cầu đã cung cấp cơ hội cho công nghiệp phần mềm Trung Quốc trong những năm gần đây, nhưng các cơ hội này sẽ không biến thành thành công nếu đất nước không cung cấp đủ lực lượng lao động có chất lượng, IBM đã từ bỏ nhiều cơ hội ở Trung Quốc vì không tuyển mộ được đủ nhà chuyên nghiệp phần mềm có chất lượng, ông ấy nói. Chẳng hạn, chi nhánh Đại Liên của IBM Trung Quốc phải từ bỏ một nửa kinh doanh của nó do không chọn được cán bộ là những người then chốt. Qu cũng phàn nàn rằng các đại học ở Trung Quốc đã không bước lên phát triển Kĩ nghệ phần mềm, mà vẫn duy trì giáo trình khoa học máy tính lạc hậu.

Theo Qu, Trung Quốc sẽ cần ít nhất 2.5 triệu nhà chuyên nghiệp phần mềm đến năm 2015 khi giá trị xuất khẩu của công nghiệp làm khoán ngoài ở Trung Quốc được nhiều chuyên gia mong đợi lên tới đỉnh 50 tỉ đô la Mĩ. Để đạt tới mục đích đó, các đại học phải đổi phương pháp dạy của họ nếu không họ sẽ bị tụt lại sau nơi khác. Qu nói lực lượng phần mềm ở Ấn Độ bây giờ vượt quá 1.3 triệu người trong khi lực lượng lao động ở Trung Quốc chỉ xấp xỉ 570,000 người, và Trung Quốc phải học nhiều từ Ấn Độ trong công nghiệp làm khoán ngoài CNTT.

Nguồn: Tân Hoa xã

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com