Ấn Độ và Trung Quốc/1
Tháng trước, chính phủ Ấn Độ công bố kế hoạch thiết lập cơ sở chế tạo cho nước này. Bản kế hoạch này bao gồm bẩy công viên công nghiệp mà sẽ tạo ra 100 triệu việc làm trong 10 năm tới để giúp tăng trưởng trong khu vực này nơi Ấn Độ vẫn còn tụt lại sau các nước khác. Hiện thời, chế tạo chỉ đóng góp 15% GDP của Ấn Độ, so với 35% ở Trung Quốc, và 28% ở Hàn Quốc. Mục đích của kế hoạch mới này là nâng thị phần ở Ấn Độ lên 25% trước 2022.
Vài tháng trước, chính phủ Trung Quốc đã công bố một kế hoạch thiết lập cơ sở công nghệ thông tin cho đất nước họ. Bản kế hoạch này bao gồm 20 thành phố lớn được dành cho khu vực công nghệ thông tin mà có thể tạo ra một triệu việc làm trả lương cao trong mười năm tới để giúp cho tăng trưởng trong khu vực mà Trung Quốc vẫn còn tụt lại sau các quốc gia khác.
Ngày nay Trung Quốc được biết tới như "Cơ xưởng của thế giới". Trong hai mươi năm qua, nó đã sản xuất hầu như mọi thứ và đã xuất khẩu chúng tới mọi ngõ ngách của thế giới. Từ đồ điện tử, đồ chơi, quần áo, giầy dép tới đồ đạc, công cụ và máy móc v.v. Việc chế tạo của nó đã sử dụng hàng trăm triệu người và cải thiện cuộc sống của nhiều công dân của nó. Chế tạo có một số ưu điểm và nhược điểm. Nó giúp tạo ra việc làm cho nhiều người lao động không kĩ năng, số chiếm phần lớn trong một nước với cả tỉ người. Nó đem tới khối lượng thu nhập lớn từ xuất khẩu, điều thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tới mức cao nhất, và làm cho Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, không có tri thức và quản lí đúng trong qui trình chế tạo, nước này bị ô nhiễm cao bởi hoá chất độc hại làm tăng rủi ro về sức khoẻ. Với nhiều cơ xưởng được đặt ở vùng đất nông nghiệp màu mỡ, nó phá huỷ cơ sở nông nghiệp riêng của nước này. Ngày nay, khi Trung Quốc xuất khẩu sản phẩm chế tạo, nó phải nhập khẩu lương thực cho người của mình. Không có đủ đất nông nghiệp để sản xuất lương thực để nâng đỡ cho một tỉ người nữa. Có vài báo cáo nói rằng nếu cung cấp lương thực bị dừng lại trong vòng ba tháng, nạn đói có thể xảy ra. Đây là vấn đề nghiêm trọng có lẽ nhắc chính phủ phải kiểm điểm lại kế hoạch tăng trưởng kinh tế của mình, dừng phát triển chế tạo và chuyển nhanh chóng vào khu vực công nghiệp khác như công nghệ thông tin. Với kinh tế chỉ dựa trên xuất khẩu, nền kinh tế của nó phụ thuộc vào kinh tế của các nước khác. Bắt đầu năm 2007 với cuộc khủng hoảng tài chính Mĩ và với suy thoái châu Âu hiện thời, phần lớn mọi người dừng mua. Khi kinh doanh xuất khẩu bị chậm lại, cơ xưởng phải đóng cửa và sa thải hàng triệu công nhân. Đột nhiên Trung Quốc đối diện với số lớn công nhân thất nghiệp. Khi con số này tiếp tục tăng lên, nó có thể tạo ra nhiều vấn đề xã hội cho chính phủ. Tuần trước, một quan chức cao cấp của chính phủ thừa nhận rằng kế hoạch kinh tế làm "cơ xưởng cho thế giới" đang đi tới chỗ cuối. Ông ấy nói: “Chúng tôi đã học được từ sai lầm này, hội tụ mới của chúng tôi là vào công nghệ. Chúng tôi sẽ để nỗ lực vào công nghệ sạch như nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Chúng tôi sẽ đổi lại chiều hướng hệ thống giáo dục của chúng tôi vào khu vực này. Có thể mất nhiều năm nhưng chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ có khả năng tăng trưởng nền kinh tế của chúng tôi theo chiều hướng mới này.”
Ấn Độ được biết như "văn phòng công nghệ thông tin của thế giới”. Trong hai mươi năm qua, Ấn Độ đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ làm khoán ngoài trong các khu vực bao gồm công nghệ thông tin, qui trình doanh nghiệp và chăm sóc sức khoẻ. Những việc làm trả lương cao này cũng giúp tạo ra các việc làm hỗ trợ phụ cho ngành công nghiệp này nhưng không đủ để nâng đất nước ra khỏi nghèo nàn. Khi dân số đã đạt tới trên một tỉ người và tiếp tục tăng lên nữa, Ấn Độ cần một giải pháp nhanh chóng để tạo ra nhiều việc làm để giữ cho việc tăng trưởng kinh tế. Giải pháp kinh tế dựa trên chế tạo được chính phủ trung ương lựa chọn nhưng việc thực hiện như thu hồi đất, dọn dẹp môi trường và phát triển kết cấu nền đã được để lại cho chính quyền địa phương giải quyết. Nhiều nhà kinh tế Ấn Độ phê bình kế hoạch này là "không thể được" vì chính quyền địa phương không có đủ ngân quĩ để tài trợ cho kết cấu nền được cần để làm cho khu vực chế tạo thành công. Trong nhiều năm, Ấn Độ thậm chí xây đường xá, cầu cống và kết cấu nền vận tải với thiếu chỉ đạo và cộng tác giữa chính quyền trung ương và địa phương. Thay vì theo kế hoạch của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích tin rằng Ấn Độ phải tiếp tục duy trì tiến trình riêng của mình bằng việc hội tụ vào công nghệ thông tin và kĩ nghệ. Một đại diện của đảng đối lập trong quốc hội nói: “Tại sao chúng ta theo kế hoạch của Trung Quốc, họ thậm chí đã thừa nhận rằng đó là sai lầm? Chúng ta đi trước họ và họ theo sau chúng ta bằng việc chấp thuận kế hoạch của chúng ta. Sao chúng ta đổi hướng? Tuy nhiên, với kế hoạch có thể tạo ra 100 triệu việc làm sẽ khó chống lại, đặc biệt cho một nước với trên một tỉ dân."
Câu hỏi là cái gì sẽ xảy ra khi cả Ấn Độ và Trung Quốc đều thành công trong thực hiện các kế hoạch của họ trong việc chi phối khu vực công nghệ và chế tạo? Dường như hiển nhiên là với trên hai tỉ người chiếm hai khu vực này, có thể chẳng còn lại mấy cho bất kì ai khác.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com