Ấn Độ sẽ chi phối ngành công nghiệp dịch vụ CNTT
Sau khi gặp vận may kì lạ, cộng đồng công nghệ Ấn Độ thấy mình đang phải giải quyết thách thức với việc nở hoa của kinh tế Trung Quốc. Cũng như các công ty Mĩ thấy việc làm biến mất cho những thương vụ ít tốn kém vào Ấn Độ, Trung Quốc đã bắt đầu hiện ra như một kẻ thay thế cho việc thực hành chuyển giao các nhiệm vụ công nghệ hải ngoại nhưng Ấn Độ đã có kế hoạch. Kết quả là, một số công ty đang nhanh chóng thiết lập sự hiện diện ở Trung Quốc để duy trì tính cạnh tranh với kẻ ngang quyền của họ.
Mặc dầu thu nhập từ dịch vụ CNTT đang lên ở Trung Quốc, nhưng nó vẫn còn trần trụi là một phần nhỏ so với 80.7 tỉ đô la một năm của Ấn Độ, theo báo cáo từ hãng tư vấn McKinsey. Một phần của vấn đề là ở thị trường bị phân đoạn, McKinsey nói. Và Trung Quốc đối diện với các thách thức khác, ít nhất trong đó là việc thiếu tài năng quản lí CNTT và hệ thống giáo dục cổ lỗ;.
Chúng tôi gần đây đã nói với Sudip Banerjee, chủ tịch giải pháp doanh nghiệp tại Wipro Technologies, về giá tương đối của vận hành phần mềm và các vấn đề khác quanh tương lai của công việc công nghệ được khoán ngoài ở Trung Quốc.
H: Cái gì là ưu điểm và nhược điểm của việc vào Trung Quốc ngay bây giờ?
Banerjee: Ưu điểm có hai mặt. Bạn có đội ngũ nhân công đông và rẻ như Ấn Độ. Ưu điểm kia là ở chỗ nếu bạn làm việc với khách hàng châu Á, có ưu điểm về ngôn ngữ và văn hoá. Một số nơi ở Trung Quốc, đặc biệt là ở các thành phố như Thượng Hải, có các kĩ sư song ngữ, người nói được cả tiếng Nhật Bản và Trung Quốc. Tính theo các vùng miền nơi họ còn thiếu người, tôi nghĩ đây là vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ. Điểm thứ hai là khả năng ngôn ngữ tiếng Anh của họ, và điểm thứ ba là việc họ thiếu tri thức chuyên gia quản lí dự án CNTT. Trung Quốc sẽ không có khả năng bắt kịp Ấn Độ, nếu họ không cải thiện những điều này.
H: Có ví dụ đặc biệt về những điều xảy ra tốt đẹp ở Trung Quốc không? Ông có ngạc nhiên về cái gì đó thực hiện được ở chỗ ông đã không trông đợi nó làm được không?
Banerjee: Tôi nghĩ họ có người rất tận tuỵ. Những người lập trình tôi có được ở đó rất chăm chỉ làm việc, rất tận tuỵ, và họ tạo ra nội dung tốt như bất kì ai khác. Lần đầu tiên khi chúng tôi tới đó, chúng tôi đã không chắc loại kết quả nào chúng tôi sẽ có được, nhưng chúng tôi đã rất sung sướng. Tôi nghĩ thách thức chỉ có ở lĩnh vực quản lí dự án CNTT. Trung Quốc không có kĩ năng quản lí dự án và bất kì kĩ năng mức cao nào như kiến trúc, thiết kế hay lĩnh vực kĩ năng chuyên dụng bởi vì hệ thống giáo dục của họ. Họ vẫn vận hành theo cách nghĩ từ những năm 50 và 60 nơi mà kiểm soát và quản lí là của chính phủ, không phải của doanh nghiệp. Ở mức nền tảng như lập trình và kiểm thử, thái độ cũng như khả năng làm việc chăm chỉ và phẩm chất của kết quả - tất cả những điều đó đều rất tốt.
H: Ông có thể cho ví dụ về một thời gian mà mọi sự không làm việc tốt không? Hay ông va phải chướng ngại mà ông đã không trông đợi? Liệu có sợ hãi về sở hữu trí tuệ mà ông có ở Trung Quốc không, chẳng hạn?
Banerjee: Bản thân chúng tôi không có những điều đó, bởi vì bản chất công việc chúng tôi đã làm ở Trung Quốc. Chúng tôi đã không để lộ bản thân mình trong bất kì lĩnh vực nào mà có thể gặp rắc rối với sở hữu trí tuệ. Chúng tôi chỉ đưa công việc mức thấp như lập trình và kiểm thử và chỉ huấn luyện họ làm những việc như vậy. Chúng tôi giữ tất cả các công việc mức cao ở Ấn Độ. Nhưng tôi sống ở Thượng Hải, và tôi đã gặp mọi người, và họ chắc chắn có những mối quan tâm đó.
H: Ông đã lấy những loại bước nào để đảm bảo với khách hàng của ông rằng họ sẽ không bị mất tài sản trí tuệ ở Trung Quốc?
Banerjee: Chúng tôi đã đưa ra đảm bảo rằng bất kì đâu chúng tôi làm việc cho khách hàng của mình, chỉ việc thực hiện cục bộ và điều được yêu cầu mới được chuyển qua. Và chúng tôi đã làm điều đó trong môi trường an ninh bên trong tiện nghi phát triển của riêng chúng tôi hay trong tiện nghi phát triển của khách hàng. Chúng tôi đã xử lí rất cẩn thận, tôi phải thừa nhận. Chúng tôi đã đưa ra đảm bảo rằng chúng tôi chỉ có tài liệu được yêu cầu với họ để làm việc lập trình -không cái gì nhiều hơn.
H: Ông có thấy thị trường Trung Quốc như một nơi ông có thể bành trướng ra với giả thiết điều dường như là tỉ lệ lạm phát hơi cao ở Ấn Độ và việc thay người cao? Ông có thể nói về những mức đó là gì ngay bây giờ mà ông thấy ở Wipro không? Và cái gì là thông tin tương ứng cho thị trường lao động Trung Quốc?
Banerjee: Tôi không thấy mấy khác biệt. Thay người cho Wipro - tôi nghĩ chỉ 10 phần trăm. Nói chuyện với mọi người ở Thượng Hải trong công viên phần mềm Pudong, cái cũng giống như phiên bản Bangalore của họ, ông (thấy) gần như cùng một miền. Nó thường thăng giáng từ công ty nọ qua công ty kia. Toàn bộ khái niệm này về nó 'có thể nói là làm việc ở Trung Quốc rẻ hơn' -tôi không tin điều đó là đúng. (Khác biệt) chi phí cho người lập trình giữa Ấn Độ và Trung Quốc -Trung Quốc thấp hơn quãng 10 tới 15 phần trăm. Nhưng (khi quay sang) nhân viên giám sát, Trung Quốc không có các kĩ năng như lãnh đạo dự án, người quản lí dự án CNTT, v.v., Điều này sẽ yêu cầu ông đem người ngoài vào và nó sẽ khoảng 25 phần trăm cao hơn. Khi ông nhận dự án và ông làm nó với một tổ 10 thành viên, chi phí ròng là như nhau. Điều khác mà ông phải nhớ là ở chỗ tệ có thể được đánh giá trị lại ở giai đoạn nào đó. Hiện thời ta đang ở giai đoạn rất nhân tạo, và tôi nghĩ Mĩ sẽ là chính phủ thực sự gây sức ép với Trung Quốc để làm cho tệ được định giá lại, bởi vì kinh tế Mĩ đang tổn thương xem như kết quả của việc đánh giá hiện thời về tệ. Khi điều đó xảy ra và tệ được vững chắc hơn, chi phí cho tài năng Trung Quốc địa phương sẽ thậm chí còn cao hơn. Tôi không tin rằng sẽ có ưu điểm hay nhược điểm nào tử cảnh quan về lương, trong hoạt động ở Trung Quốc.
H: Lạm phát lương là gì, tỉ lệ tăng lương là gì, điều ông dường như thấy ở Ấn Độ đối với người lập trình?
Banerjee: Ở Ấn Độ, tổng lương đã tăng lên giữa 10 phần trăm và 12 phần trăm mỗi năm và Trung Quốc cũng tựa như vậy.
H: Mười phần trăm và 12 phần trăm hàng năm sao?
Banerjee: Lương làm hải ngoại từ 10 phần trăm tới 12 phần trăm tăng lên. Và tôi tin rằng điều đó sẽ tăng lên với cùng mức hay chút ít cao hơn trong 24 tháng tới. Mọi người có nhiều hiểu lầm về Trung Quốc. Tôi nghĩ Trung Quốc được gắn với chi phí thấp, ít nhất trong công nghiệp phần mềm. Tôi không thấy bằng chứng nào về điều đó với bất kì khách hàng nào hay bất kì ai đã làm bất kì kinh doanh nào ở đó.\
H: Sự hiện diện của Wipro ở Trung Quốc là gì?
Banerjee: Chúng tôi có một trung tâm phát triển bên ngoài Thượng Hải... Kế hoạch là có vị trí đầu cầu từ đó chúng tôi có khả năng thực hiện các hoạt động phát triển phần mềm cho những người có (sự hiện diện) ở Trung Quốc.
H: Cho nên nó không mấy như mô hình Ấn Độ về lấy việc, chẳng hạn, từ khách hàng Mĩ hay châu Âu và làm việc phát triển ứng dụng đó hay công việc tích hợp ở Ấn Độ?
Banerjee: Không, chúng tôi không làm điều đó. Phần lớn khách hàng ưa thích chúng tôi làm công việc quan trọng ở Ấn Độ bởi vì chúng tôi có kĩ năng và bí quyết.
H: Ông có kế hoạch tăng trưởng đầu người đặc biệt ở Trung Quốc không?
Banerjee: Có, chúng tôi có kế hoạch tăng đầu người nội bộ. Nhưng nó không thực sự là công cộng. Nó không lên đến số nghìn; nó chỉ ở số trăm.
H: Đây là điều được thực hiện cho phần lớn thị trường Trung Quốc, nó có vẻ như vậy.
Banerjee: Nó là chất liệu không chỉ cho các công ty địa phương Trung Quốc. Nó còn dành cho các công ty toàn cầu có sự hiện diện mạnh ở Trung Quốc, và nhiều công ty lớn trên khắp thế giới bây giờ có hoạt động có ý nghĩa ở Trung Quốc và họ thấy rằng các công ty Trung Quốc không thể làm được điều họ cần cho nên họ tới chúng tôi.
H: Ông có thấy bản thân ông như đang đóng vai trò liên kết ngành công nghiệp khoán ngoài ở Trung Quốc không?
Banerjee: Chúng tôi và một số tay chơi Ấn Độ hàng đầu đang đi vào Trung Quốc. Mọi người đều thuộc loại quan sát và quan sát, nhìn vào điều đang xảy ra. Các công ty phần mềm Trung Quốc về căn bản có những hoạt động đông cỡ 200 tới 300 người. Họ không rất lớn về kích cỡ và không thể cạnh tranh được. Tôi nghĩ khi chúng ta đi vào hoặc họ phải hợp nhất hay trở thành một phần của chi nhánh của chúng ta, nhưng tôi nghĩ điều đó sẽ thực sự phụ thuộc vào bản chất sự tham gia mà mọi người có.
H: Ông có thể cho một ví dụ được không?
Banerjee: Nếu sự tham gia của mọi người làm thích ứng bản thân họ để có được số người lập trình lớn hơn, vâng. Nếu bản chất của việc tham gia là kiểu mà bạn có việc thực hiện tại nhiều địa điểm, thì bạn có thể không có khả năng hợp nhất. Bởi vì điều bạn không có ở Trung quốc là các công ty ở một vị trí và rất lớn. Nói đại thể chúng ta có yêu cầu về công việc thực hiện cần 1000 người, nhưng ở bốn thành phố khác nhau. Hẫu như không thể có chuyện chúng ta sẽ có một công ty với các chi nhánh ở bốn thành phố.
H: Vậy họ có khuynh hướng bị cục bộ trong một vùng và khá nhỏ không?
Banerjee: Họ rất phân mảnh, rất nhỏ và không rất mạnh, vâng.
H: Liệu có mối quan ngại rằng có thể khó mà đi vào và kiếm được số các công ty đó bởi vì ông sẽ gặp rủi ro làm chính phủ tức giận hay tắt báo động về phần chính phủ không?
Banerjee: Không. Chính phủ Trung Quốc đã tới Ấn Độ, chúng tôi đã gặp các công ty lớn của họ, và họ muốn thiết lập sự hiện diện lớn ở Trung Quốc. Chúng tôi thực tế ở đó như một "công ty sở hữu hoàn toàn của nước ngoài." Ưu điểm là ở chỗ chúng tôi muốn có chi nhánh 100 phần trăm sở hữu, cho nên chúng tôi không phải có đối tác với công ty địa phương Trung Quốc. Điều này thực sự là việc miễn giảm được ban cho ngành dịch vụ CNTT, và nó không phải là rất thông thường. Chúng tôi cũng sẽ làm điều này trong các lĩnh vực khác trên toàn châu Á, chúng tôi có sức mạnh, bí quyết kĩ thuật, tri thức chuyên gia về tài chính và quản lí. Phần lớn trong họ không có. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ đi nhanh trong lĩnh vực này.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com