Đợt sóng thứ hai

Trong hai mươi năm qua, công nghiệp khoán ngoài của Ấn Độ đã được xây dựng trên các kĩ sư phần mềm "chi phí thấp". Bắt đầu từ năm nay, các công ty Ấn Độ đang thuê hàng nghìn kĩ sư phần mềm "chi phí cao hơn" trên khắp thế giới. Việc dịch chuyển này phản ánh việc tới của đợt sóng thứ hai của toàn cầu hoá và việc tăng độ phức tạp của công việc tri thức yêu cầu mức độ kĩ năng cao hơn không tìm thấy được ở Ấn Độ. Vì cầu tăng lên nhưng cung bị giới gian, các công ty Ấn Độ đang phái các đại diện đi tìm công nhân có kĩ năng ở bất kì chỗ nào họ có thể tìm được người. Đồng thời, các công ty Mĩ như Hewlett-Packard, IBM, Microsoft, Google, Facebook và Accenture cũng có nỗ lực tuyển mộ ào ạt để tìm các tài năng ở hải ngoại. Cạnh tranh toàn cầu về công nhân có kĩ năng đã bắt đầu.

Khi các công ty công nghệ Mĩ bắt đầu tuyển mộ công nhân phần mềm ở Đông Âu, nhiều công ty Ấn Độ đã có ở đó, ít nhất cũng vài tháng trước họ. Theo một người quản lí cấp cao của Wipro, công ty công ta đang thuê hàng nghìn kĩ sư phần mềm trên khắp Đông Âu để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Ngày nay các công ty CNTT Ấn Độ đang tranh đấu với các công ty Mĩ về kinh doanh toàn cầu và chìa khoá trong trận chiến này là thuê tài năng giỏi nhất có thể được với bất kì giá nào.

Cạnh tranh cũng dữ dội ở Mĩ. Surya Kant, chủ tịch Dịch vụ tư vấn của công ty Tata ở bắc Mĩ nói công ty của ông ta bắt đầu thuê người trong tháng ba trong vài tháng đã có trên 2000 nhân viên người Mĩ. “Chúng tôi đang thuê nhiều người nếu chúng tôi có thể tìm được họ," ông ta nói. Infosys Technologies cũng có kế hoạch thuê vài nghìn người Mĩ năm nay để đáp ứng nhu cầu tăng lên ở Mĩ. Khi các công ty Ấn Độ đang năng nổ thuê người và sẵn lòng trả nhiều tiền hơn, nhiều công ty Mĩ đột nhiên thấy bản thân họ lâm vào thế phòng ngự. Công ty như Google lập tức tuyên bố đợt tăng lớn về lương cho mọi nhân viên để ngăn cản việc ra đi của công nhân sang đối thủ cạnh tranh. Các công ty tăng trưởng nhanh như Facebook, Twitter cũng gặp khó khăn để tìm công nhân có kĩ năng vì điều đó làm chậm tỉ lệ tăng trưởng được dự kiến của họ cho các năm tới. Mặc cho suy thoái và thất nghiệp cao ở mọi nơi khác, công nghiệp phần mềm vẫn tăng trưởng với tỉ lệ lớn. Nhiều công ty CNTT Ấn Độ bây giờ thiết lập trung tâm phát triển phần mềm ở Mĩ và châu Âu vì nhu cầu vẫn tăng lên nhanh chóng.

Một người quản lí CNTT Ấn Độ cấp cao nói: “Trò chơi chi phí thấp qua rồi. Bây giờ là về kĩ năng. Chúng tôi không còn là công ty "lao động chi phí thấp" nữa mà muốn là công ty giỏi nhất. Chúng tôi muốn thách thức IBM, Microsoft, Oracle và Google. Chúng tôi muốn là công ty phần mềm lớn nhất trong ngành công nghiệp này.” Bình luận của ông ấy phản ánh thái độ tích cực mới trong các kĩ sư phần mềm Ấn Độ. Trong những năm qua, số nhà triệu phú và tỉ phú Ấn Độ đang tăng lên khi công nghiệp của họ bùng nổ. Trong năm mươi người hàng đầu giầu nhất trên trái đất, mười người bắt nguồn từ Ấn Độ và sáu người là trong kinh doanh CNTT. Một quan chức điều hành cấp cao Ấn Độ nói với báo chí địa phương: “Vài năm trước đây, nhiều công ty tới chúng tôi bởi vì họ muốn chi phí thấp của chúng tôi. Bây giờ họ tới chúng tôi bởi vì họ cần kĩ năng của chúng tôi. Vài năm trước, chúng tôi coi hợp đồng vài trăm nghìn đô la là tốt. Bây giờ chúng tôi hội tụ vào các hợp đồng trị giá hàng triệu đô la hay hơn. Vài năm trước, lợi nhuận hàng triệu đô la là tin tức lớn. Ngày nay chúng tôi đo lợi nhuận của chúng tôi theo tỉ đô la. Khi mà kĩ năng cao hơn được cần tới, chúng tôi đang chuyển xa khỏi lao động rẻ vì khách hàng của chúng tôi sẵn lòng trả nhiều hơn cho dịch vụ của chúng tôi.”

Trong thời hậu suy thoái này, thị trường khoán ngoài đã thay đổi. Vài năm trước, phần lớn các công ty sẽ làm kiến trúc và thiết kế rồi khoán ngoài lập trình và kiểm thử cho các nước có chi phí thấp hơn như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày nay, phần lớn các công ty đang tuyển mộ "năng lực lõi" của họ và khoán ngoài toàn thể phát triển phần mềm vì nó không còn là năng lực then chốt của họ. Các công ty ô tô đang hội tụ vào làm xe hơi chứ KHÔNG vào hệ thông tin. Các công ty tài chính đang hội tụ vào giao tác tài chính và đầu tư chứ KHÔNG vào hệ thông tin. Bằng việc hợp nhất doanh nghiệp, các công ty thấy bản thân họ hội tụ nhiều hơn để duy trì cạnh tranh trên thị trường toàn cầu này. Nhiều công ty bỏ hệ thông tin của họ bằng việc khoán ngoài chúng cho các công ty chuyên trong hệ thông tin. Khái niệm "tính toán mây" và "phần mềm như dịch vụ" đã biến đổi toàn thể cách tiếp cận của việc thực hiện công nghệ thông tin. Các công ty trên khắp thế giới bây giờ bỏ hệ thông tin riêng của họ để hội tụ vào điều họ làm tốt nhất. Đó là lí do tại sao doanh nghiệp CNTT bùng nổ và do vậy nhu cầu công công nhân có kĩ năng cao cũng bùng nổ.

Vài năm trước đây, nhiều việc làm phần mềm rời khỏi Mĩ đi sang Ấn Độ và Trung Quốc nhưng bây giờ điều đó bắt đầu thay đổi tiến trình. Nhu cầu là lớn tới mức các công ty Ấn Độ không có kĩ năng để làm tất cả điều đó cho nên nhiều công ty Ấn Độ đang chuyển sang Mĩ và thuê người có kĩ năng ở đây. Ngày nay, số lớn những người phát triển phần mềm Mĩ đang làm việc cho các công ty Ấn Độ để làm kiến trúc, thiết kế và thiết lập kết cấu nền hệ thống nhưng viết mã và kiểm thử vẫn dịch chuyển sang Ấn Độ để tận dụng ưu thế của chi phí thấp ở đó. Khi mức độ phức tạp của công việc được khoán ngoài tăng lên, mô hình khoán ngoài truyền thống trở nên lạc hậu. Một người quản lí CNTT giải thích: “Trong quá khứ các công ty Mĩ làm kiến trúc và thiết kế và gửi thiết kế của họ sang Ấn Độ và Trung Quốc để viết mã và kiểm thử. Bây giờ vì chúng tôi ở đây ở Mĩ, chúng tôi có nhiều người phát triển Mĩ, những người có thể làm các kĩ năng cao này cho nên chúng tôi kế tục toàn thể việc phát triển từ A tới Z. Không có sự hiện diện mạnh ở Mĩ và tri thức về thị trường thay đổi, nhiều công ty khoán ngoài từ các nước khác đột nhiên thấy bản thân họ mất kinh doanh với những công ty Ấn Độ năng nổ này.

Điều có tác dụng tốt trong khoán ngoài truyền thống là kĩ năng thấp, công việc đơn giản như viết mã, kiểm thử. Công việc có kĩ năng cao, nơi kinh nghiệm và phán xét được yêu cầu, thường được thực hiện gần hơn với khách hàng. Bằng việc có lực lượng lao động có kĩ năng cao ở Mĩ và thuê người phát triển phần mềm Mĩ, các công ty Ấn Độ đang ngăn cản về chiến lược luồng chảy ra của công việc CNTT sang các nước khác. Một quan chức điều hành CNTT Ấn Độ tuyên bố: “Tại sao không lấy cả cái bánh và ăn nó tất cả. Sao phải chia bánh với người khác khi bạn có thể có cả cái bánh?” Thay đổi này trong mô hình kinh doanh sẽ có tác động lớn lên tương lai của thị trường khoán ngoài trong vài năm tới. Một chuyên gia công nghiệp dự báo: “Nếu các công ty Ấn Độ có thể thực hiện một cách chiến lược điều đó ở Mĩ và châu Âu, sẽ rất khó cho bất kì ai cạnh tranh với họ. Bạn không thể kiên nhẫn chờ đợi trong nước bạn để khách hàng tới bạn bởi vì bạn có chi phí thấo hơn. Đối thủ cạnh tranh của bạn đã ở trong nhà của khách hàng của bạn và nắm toàn thể sự việc, họ có thể đưa ra cả kĩ năng cao và chi phí thấp nữa. Nếu Trung Quốc và các nước khác không có nước đi tương tự, sẽ không cái gì còn lại cả.”

Như một số báo chí ca ngợi nước đi chiến lược chói lọi của các công ty Ấn Độ, thực tế nước đi này mang nhiều tính đáp ứng với thay đổi về chính sách di dân của Mĩ hơn là một chiến lược được lập kế hoạch chu đáo vì vấn đề đang trở nên gay gắt hơn để đem nhân viên hải ngoại vào Mĩ. Với tình trạng thất nghiệp cao thế ở Mĩ, quốc hội đã hạn chế vấn đề cấp thị thực đặc biệt cho người nước ngoài có tên là H-1B và visa L. Qui trình lấy được thị thực để đem nhân viên hải ngoại vào Mĩ đã trở nên khó khăn hơn, đặc biệt sau những viện dẫn rằng nhiều công ty Ấn Độ đã lợi dụng các luật này để đem nhiều công nhân Ấn Độ vào Mĩ khi nhiều công dân Mĩ không thể tìm được việc làm. Viện dẫn này đã đưa tới cuộc điều tra liên bang nhưng các công ty Ấn Độ phủ nhận trách nhiệm.

Ngày nay nhu cầu tăng lên là đặc biệt cao về các kĩ năng như kĩ sư yêu cầu, phân tích doanh nghiệp, quản lí dự án, kiến trúc sư hệ thống, người quản lí hệ thông tin, người quản lí dịch vụ, người thiết kế hệ thống và chuyên viên an ninh. Các kĩ năng cao này hiện thời được dạy chỉ ở vài trường đại học hàng đầu ở Mĩ và Tây Âu nhưng không sẵn có ở chỗ nào khác. Các công ty Ấn Độ cần những kĩ năng này để mở rộng kinh doanh của họ. Họ biết rằng nơi duy nhất họ có thể có được những người đó là ở Mĩ và đó là lí do tại sao họ đi nhanh để tái định vị lại các trung tâm phát triển của họ ở Mĩ.

Với toàn cầu hoá, thị trường công nghệ có thể thay đổi nhanh chóng. Các chuyên gia trong công nghiệp đồng ý rằng kinh doanh khoán ngoài đã thay đổi. Thời của lao động thấp, kĩ năng thấp hơn đã qua rồi và đang bị thay thế bởi lương cao hơn, kĩ năng cao hơn. Khi nhiều công ty đang phải vật lộn để sống còn trong thời hậu suy thoái, họ không thể đảm đương được việc làm nhiều điều thêm nữa. Họ phải hội tụ vào năng lực lõi riêng của họ cho nên họ phải nhanh chóng bỏ hệ thống thông tin, sa thải người CNTT, và đi vào trong "tính toán mây" nơi hệ thông tin được xử trí bởi các công ty CNTT chuyên nghiệp. Thay đổi này đã dẫn tới nhu cầu khổng lồ về người có kĩ năng cao trong CNTT và tạo ra thiếu hụt công nhân có kĩ năng trên khắp thế giới. Nỗ lực lớn để thuê người đang xảy ra hiện nay phản ánh bản chất thay đổi của việc khoán ngoài và là tín hiệu đi tới của làn sóng thứ hai của toàn cầu hoá, nơi chất lượng và công nhân có kĩ năng cao là được cần tới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com