Đổi việc làm

Đổi việc làm

Một người quản lí phần mềm viết cho tôi: “Không có trung thành trong những người phát triển phần mềm. Tôi thuê họ từ đại học, cung cấp cho họ đào tạo nhưng sau một năm, tất cả họ đều bỏ đi để làm việc cho công ty khác. Điều đó đã xảy ra nhiều lần. Mọi lần tôi thuê họ, đào tạo họ, rồi họ lại bỏ đi. Ngày nay tôi không muốn thuê sinh viên tốt nghiệp đại học nữa. Tại sao người phát triển phần mềm đổi việc làm thường xuyên?"

Đáp: Chúng ta cần nhìn vào vấn đề này kĩ càng bởi vì có nhiều lí do để người phát triển phần mềm đổi việc làm. Câu trả lời của tôi là không chỉ dành cho người quản lí mà còn cho cả người phát triển phần mềm:

1) Lương tốt hơn: Tiền là nguyên nhân số một mà người phát triển phần mềm đổi việc làm. Họ thường có thể được tăng lương cho việc làm mới. Do thiếu hụt người phát triển có kĩ năng, nhiều công ty sẵn lòng trả lương nhiều hơn cho người có kinh nghiệm. Điều này xảy ra ở mọi nơi, kể cả ở Mĩ, châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc. Khi có nhu cầu cao về người phát triển có kinh nghiệm, điều đó sẽ tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, có những hậu quả xấu cho những người tham lam và đổi việc làm quá thường xuyên. Nếu người sử dụng lao động nghi ngờ rằng một ứng cử viên cho việc làm là không nghiêm chỉnh về làm việc mà chỉ tận dựng ưu thế của sự thiếu hụt thì người đó sẽ không bao giờ được thuê. Theo nghiên cứu công nghiệp, những người phát triển đổi việc cứ sau một hay hai năm thì sau vài lần, họ sẽ không có khả năng tìm được việc làm. Lí do là lương của họ đã cao và lí lịch của họ chỉ ra rằng họ chưa bao giờ ở lại đủ lâu cho bất kì việc làm nào. Trong phỏng vấn việc làm, công ty bao giờ cũng hỏi lí do để một người rời bỏ công ty trước. Nếu họ không thoả mãn với câu trả lời, họ sẽ kiểm tra với người sử dụng nhân công trước đây để thẩm tra điều đó. Bạn nghĩ gì nếu họ tìm ra rằng bạn đã làm việc cho bốn công ty trong ba năm? Bạn có thể nêu được lí do nào khi bạn không thể làm việc cho bất kì công ty nào quá một năm?

2) Việc làm tốt hơn: Nhiều sinh viên không biết đích xác họ muốn gì từ nghề nghiệp của họ. Một số chấp nhận bất kì việc làm nào đề nghị với họ khi họ tốt nghiệp. Tuy nhiên, khi họ thu được kinh nghiệm, họ biết điều họ muốn hay điều gì sẽ là "việc làm đúng". Nếu họ không hạnh phúc với việc làm hiện thời, nếu việc làm không đáp ứng mục đích nghề nghiệp của họ, họ sẽ tìm việc làm tốt hơn ở công ty khác. Theo ý kiến tôi, tìm việc làm tốt hơn sánh đúng với nhu cầu của bạn không phải là điều xấu. Nếu bạn biết mục đích nghề nghiệp của bạn là gì thì bạn nên cẩn thận về loại việc làm mà bạn sẽ xin làm. Nếu bạn vẫn ở chỗ "tìm việc đúng" thì đó là điều đúng cần làm. Tuy nhiên, điều này sẽ yêu cầu cân nhắc cẩn thận và lập kế hoạch bởi vì bạn không muốn người sử dụng lao động tiềm năng nghĩ rằng bạn đổi việc làm vì các lí do khác.

3) Sự đa dạng tốt hơn: Nhiều người phát triển không thích làm cùng việc làm mọi ngày. Nó là đơn điệu và đáng chán cho nên họ tìm những điều mới để học. Đổi việc làm cung cấp tính đa dạng của sự việc mà họ có thể học, đáp ứng những thách thức mới và tiếp tục thu được đa dạng kĩ năng. Điều này là tốt nếu họ nghiêm chỉnh về học tập và duy trì đủ lâu để học những kĩ năng kĩ thuật này. Vì phải mất vài năm để rất giỏi về khía cạnh kĩ thuật, cho dù họ đổi việc làm nhưng điều đó không phải là thường xuyên. Tuy nhiên, có những người đổi việc làm chỉ vì những điều kích động và để gặp gỡ bạn mới. Trong trường hợp đó, họ có thể không có đủ kinh nghiệm trong bất kì cái gì vì kĩ năng của họ là khá nông. Nếu họ chỉ làm việc từng chỗ trong một thời gian ngắn và đổi việc làm sang những thứ kích động, họ không học được gì. Họ không có được hiểu biết đủ sâu sắc về kĩ năng kĩ thuật nên họ sẽ phạm sai lầm lớn.

4) Tránh “Bị phơi ra”: Nhiều sinh viên tốt nghiệp có "bằng cấp" nhưng không có kĩ năng. Họ được thuê nhưng không biết cách làm việc. Nếu họ không học khi họ còn ở trong trường, họ không có cơ hội nào để học ở công việc. Tất nhiên, họ sẽ giả vờ làm việc, họ sẽ cố che giấu nhược điểm của họ, họ sẽ nhờ người khác giúp đỡ, cũng giống như họ đã làm trong trường. Chẳng chóng thì chầy, các công nhân khác sẽ mệt mỏi với việc giúp họ vì họ cũng bận rộn. Để tránh người quản lí thấy bất tài của mình, để tránh bị sa thải, họ bao giờ cũng tìm những việc làm mới và đổi việc nhanh chóng nhất có thể được. Tuy nhiên, sau khi đổi việc làm vài lần, họ không thể thoát được sự thực là họ không có kĩ năng. Họ có thể lừa người khác đôi lúc nhưng không lừa được bản thân họ. Nhiều người sẽ cảm thấy xấu hổ, một số sẽ giận dữ, phần lớn sẽ thất vọng và chung cuộc bỏ đi để tìm việc. Cảm giác “sợ bị phơi ra” thường dẫn tới tự nhận thức tiêu cực về bản thân mình và cảm giác thất vọng trong cả đời họ.

Giải pháp: Công nghiệp công nghệ thông tin bao giờ cũng thay đổi. Cho dù bạn có việc làm tốt nhưng KHÔNG liên tục học những điều mới, bạn có thể không sống sót được. Nếu kĩ năng của bạn không còn được cần tới nữa, bạn có thể không có khả năng giữ được việc làm của mình. Phần lớn mọi người đổi việc thường xuyên sẽ hối tiếc về quyết định của họ. Họ rơi vào bẫy của tham lam riêng của họ. Họ bị che mù bởi ảo tưởng riêng của họ rằng họ có thể "lừa được hệ thống". Sự kiện là ngày nay, có thiếu hụt trầm trọng người phát triển phần mềm trên khắp thế giới nhưng cũng có nhiều người phát triển phần mềm không thể tìm được việc làm. Đa số những người phát triển phần mềm "thất nghiệp" là những người không có kĩ năng và thường được gọi là “kẻ nhảy việc". Nếu bạn là loại người đó, xin để thời gian để đánh giá tại sao bạn hành xử theo cách đó. Tại sao cái gì đó đang xảy ra cho bạn và làm sao nó ảnh hưởng tới mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của bạn. Bạn phải phát triển bản kế hoạch để vượt qua vấn đề này để cho bạn có thể lắng đọng vào một việc làm mà sẽ giữ bạn làm việc trong thời gian lâu. Nếu bạn có bằng cấp nhưng không có kĩ năng, hãy mạnh bạo và trở lại trường để lấy đào tạo thêm và làm mạnh khả năng của bạn để làm việc như một nhà chuyên môn phần mềm. Vì công nghệ thay đổi nhanh chóng, trở lại trường để học điều mới là thông thường trong những người phát triển phần mềm. Bạn không nên cảm thấy kém về việc trở lại trường vì bạn đã học bài học tốt về cuộc sống và cuộc sống là về liên tục học tập. Chừng nào bạn còn học, bao giờ cũng có hi vọng.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com