Đối thoại với sinh viên ở Vô Tích, Trung Quốc

Tháng trước khi tôi tới dạy ở Vô Tích, Trung Quốc, một sinh viên nói với tôi: “Thầy nói về kĩ nghệ phần mềm và công nghệ tiến bộ thì dễ nhưng thị trường hiện thời của chúng em không cần loại kĩ năng đó. Phần lớn các công ty thuê người làm lập trình và kiểm thử. Điều tốt hơn có lẽ là thầy đọc bài giảng về điều chúng em cần chứ không phải là cái gì đó quá tiên tiến mà có thể tốt ở Mĩ nhưng không tốt ở Trung Quốc.”

Tôi giải thích: “Lí do trường bạn mời tôi đến đọc bài giảng ở đây là vì kinh nghiệm của tôi trong những khu vực này. Có nhiều giáo sư ở đây những người có thể dạy về lập trình và kiểm thử và trường của bạn không mời tôi tới đây chỉ để đọc bài giảng về điều đó. Ngày nay nước bạn đang làm tốt trong kinh tế toàn cầu với khối lượng xuất khẩu khổng lồ. Nền kinh tế nước bạn đã tạo ra nhiều việc làm cho những người không có kĩ năng để chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. Chi phí lao động của các bạn là thấp hơn so với phần lớn các nước đã phát triển cho nên nước bạn có thể bán sản phẩm rẻ hơn và cạnh tranh về giá. Câu hỏi của tôi là nền kinh tế hiện thời của các bạn có thể tạo ra việc làm cho hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đại học có kĩ năng nữa không? Bạn có các kĩ năng để cạnh tranh trong thị trường toàn cầu không? Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21 nơi tăng trưởng trong cơ hội việc làm đang chuyển từ cơ sở công nghiệp sang cơ sở tri thức cho nên điều thị trường cần là công nhân kĩ thuật chứ KHÔNG là công nhân lao động. Trong thị trường tri thức này, nếu bạn nhìn vào công nghiệp phần mềm có vài mức kĩ năng. Nếu bạn chỉ hội tụ vào mức thấp hơn như lập trình và kiểm thử, bạn chỉ làm việc trên những mảnh nhỏ của toàn thể sản phẩm phần mềm. Bởi vì phân mảnh này, bạn bao giờ cũng sẽ "đi sau" những người phát triển ở các nước khác. Lí do họ thuê bạn bởi vì lương thấp của bạn và thị trường sẽ dịch chuyển đi nếu có những người lập trình và kiểm thử lương thấp hơn ở đâu đó khác. Nếu bạn có kĩ năng tốt hơn như quản lí dự án và kĩ nghệ phần mềm tiên tiến thì bạn có thể đi lên mức tiếp. Bạn có thể làm việc trên toàn bộ dự án phần mềm, cả cỡ nhỏ và trung bình, và bạn có thể kiếm được lương tốt hơn và cạnh tranh với những người phát triển ở các nước khác về việc làm. Nếu bạn đi lên mức đỉnh bằng việc có những kĩ năng trong thiết kế, kiến trúc và tích hợp thì bạn có thể làm việc trên các hệ thống lớn hơn. Trong trường hợp này, bạn có thể phát triển những sản phẩm phát kiến, làm mạnh cho kĩ năng của bạn và chi phối thị trường việc làm. Với những tri thức và kĩ năng này, bạn có thể làm việc ở bất kì đâu bạn thích, trong bất kì nước nào, trong bất kì công ty nào với lương cao hơn. Là sinh viên, bạn phải nhìn bức tranh lớn về điều thế giới cần, điều công nghiệp cần, khu vực "nóng" là gì, bạn có thể làm gì để có những kĩ năng này, bạn có thể làm gì để làm cho bản thân mình tốt hơn trong thị trường cạnh tranh cao này. Bạn phải hội tụ vào thị trường tương lai, không vào thị trường hiện thời bởi vì công nghệ sẽ thay đổi và thị trường sẽ thay đổi.”

Sinh viên này nêu ra mối bận tâm: “Em đồng ý với thầy nhưng ngày nay thị trường của chúng em vẫn còn bị hạn chế, nó không cần những kĩ năng tiên tiến, ít nhất thì chưa. Chúng em vẫn cần tìm việc làm vì chúng em sắp tốt nghiệp.”

Tôi giải thích: “Là sinh viên khoa học máy tính, bạn đã nhận được đào tạo về ngôn ngữ lập trình và kiểm thử. Tôi chắc bạn có thể viết mã và kiểm thử trong Java và C++, bạn biết cách phát triển phần mềm vì bạn có bốn năm đào tạo ở đại học. Tôi nghĩ bạn không cần giúp đỡ thêm trong những khu vực này từ tôi. Tuy nhiên, bạn cần mở rộng kĩ năng của bạn, bạn cần biết điều gì đang xảy ra trong khu vực công nghệ, cái gì là "nóng" và cái gì sẽ "nóng". Bạn cần hiểu nhu cầu công nghiệp phần mềm, điều các nước khác đang làm để cho bạn có thể đặt mục đích học tập của mình. Tôi biết rằng hôm nay Ấn Độ đã khoán ngoài nhiều việc lập trình và kiểm thử cho Trung Quốc bởi vì lương của các bạn thấp hơn lương của họ. Bởi vì việc tràn vào này, thị trường việc làm của bạn có nhu cầu cao trong khu vực mức thấp này. Điều gì xảy ra nếu Ấn Độ tìm thấy các nước khác có lương thấp hơn lương của bạn? Điều gì xảy ra nếu họ quyết định khoán ngoài cho các nước khác? Bạn không thể hội tụ vào ngắn hạn và bị lệ thuộc vào việc có công việc từ bên ngoài được. Bạn phải hội tụ vào việc thiết lập việc làm riêng của bạn, thị trường riêng của bạn, công nghiệp riêng của bạn, và kiểm soát định mệnh của mình chứ.”

Một sinh viên khác hỏi: “Thầy có cho rằng chúng em có thể thiết lập được nền công nghiệp phần mềm riêng của mình và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu không?"

Tôi giải thích: “Sao không? Đất nước các bạn đã có mọi điều kiện cần thiết để phát triển ngành công nghiệp phần mềm. Nó có cơ sở công nghiệp mạnh cung cấp nền tảng cho tự động hoá và tích hợp nhiều hơn công nghệ thông tin. Kết cấu nền cần thiết đã có tại chỗ nhưng nhược điểm là ở các kĩ năng bị giới hạn. Mỗi năm, hệ thống giáo dục của các bạn cho tốt nghiệp số lớn sinh viên, những người không thể làm việc tốt trong thị trường kĩ thuật. Tôi biết rằng sinh viên tốt nghiệp từ các trường hàng đầu sẽ không có vấn đề gì nhưng sinh viên ở các đại học bậc hai và bậc ba sẽ không dễ tìm được việc làm tốt. Vấn đề là về chất lượng giáo dục và số lượng lớn sinh viên đăng tuyển mỗi năm. Có vấn đề với giáo dục hiện thời tại mức phổ thông nơi học sinh học để ghi nhớ thay vì nghĩ một cách logic và giải quyết vấn đề. Nếu đầu vào không có chất lượng cao hay không được lựa chọn tốt thì bạn không thể mong đợi đầu ra tốt hơn được. Cùng vấn đề cũng tồn tại ở giáo dục cao hơn nơi sinh viên đại học quan tâm nhiều hơn tới việc có bằng cấp thay vì thu nhận tri thức. Trong vài năm qua, tôi đã để ý hoàn cảnh tăng lên về không có việc làm trong các sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng đồng thời, có thiếu hụt công nhân có kĩ năng trong công nghiệp phần mềm. Dường như là có lỗ hổng lớn giữa điều trường dạy và điều công nghiệp cần. Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm, sẽ có nhiều vấn đề hơn trong tương lai gần.”

Sinh viên khác cất tiếng nói ý kiến của mình: “Chúng em biết về vấn đề không có việc làm. Chúng em đã đặt câu hỏi về mục đích giáo dục đại học của chúng em nhưng chưa đi tới kết luận nào. Chúng em không biết phải làm gì trong tình huống này. Mọi người đều bảo chúng em rằng giáo dục đại học là quan trọng và chúng em đã đưa vào nhiều công việc nhưng nỗ lực của chúng em còn tuỳ thuộc vào tiến trình của thị trường việc làm. Nền kinh tế của chúng em vẫn đang phát triển mạnh nhưng nó chỉ ích lợi cho công nhân không kĩ năng, công nhân lao động chứ không dành cho công nhân có giáo dục. Ngày nay thị trường việc làm là không đủ đáp ứng cho nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học cho nên chúng em tiếp tục ở lại trường và đầu tư vào giáo dục. Nhiều người trong chúng em có bằng thạc sĩ và tiến sĩ nhưng chúng em không thấy tạo ra việc làm mới, không ưu thế công nghệ và không có hướng rõ ràng."

Tôi giải thích: “Đây là vấn đề toàn cầu và nó không duy nhất cho Trung Quốc. Tôi đã thấy cùng vấn đề này ở các nước khác nơi nhiều sinh viên đầu tư tương lai của họ vào hệ thống giáo dục cổ. Tất cả họ đều có bằng cấp nhưng không thể tìm ra việc làm bởi vì không có đảm bảo rằng bằng cấp sẽ dẫn tới việc làm. Giải pháp cho vấn đề này là KHÔNG có bằng cấp mà có tri thức, kĩ năng và chất lượng của hệ thống giáo dục. Với toàn cầu hoá, sinh viên không cạnh tranh việc làm trong thành phố, trong quốc gia, mà với các sinh viên khác ở các nước khác. Chừng nào bạn còn chưa có tri thức đúng, kĩ năng đúng, bạn sẽ không tìm được việc làm. Là sinh viên, bạn phải mở rộng cái nhìn của mình, bạn phải nhìn vào bức tranh lớn, bạn phải có cái nhìn toàn cầu, bạn phải lên internet để tìm thị trường để tìm ra kĩ năng nào được cần tới và bạn phải cập nhật kĩ năng của mình. Bạn không thể vẫn còn nhàn rỗi, bạn không thể dựa vào thị trường địa phương bởi vì thị trường sẽ thay đổi. Bạn phải hội tụ vào nghề nghiệp của mình và việc làm dài hạn, KHÔNG chỉ việc làm hay bất kì loại việc làm nào. Bạn phải nghĩ về bản thân mình như nhà chuyên nghiệp người sẵn lòng làm việc ở bất kì đâu, bất kì lúc nào với lương vừa phải. Để làm điều đó, bạn phải có tri thức đúng và kĩ năng đúng. Bạn phải lựa đầu tư của mình trong giáo dục một cách cẩn thận. Bạn phải tiếp tục học những điều mới, kĩ thuật mới, công nghệ mới vì chúng sẽ thay đổi qua thời gian. Bạn phải hiểu việc học cả đời và bạn phải duy trì tỉnh táo với bất kì thay đổi nào trong thị trường. Ngày nay, chúng ta vẫn ở buổi bình minh của hiện tượng toàn cầu hoá. Rất ít người hiểu nó đủ rõ nhưng nó sẽ tác động tới mọi thứ trong tương lai gần cho nên bạn phải được chuẩn bị.”

Một sinh viên bình luận: “Chúng em biết về toàn cầu hoá nơi các công ty bán sản phẩm trên khắp thế giới. Ccạnh tranh sẽ gay gắt và các công ty mạnh sẽ đe doạ các công ty yếu.”

Tôi giải thích: “Nó KHÔNG đơn giản thế đâu, như Tom Friedman đã viết trong "Thế giới phẳng," toàn cầu hoá đã "làm cho Bắc Kinh, Bangalore và Bethesda thành láng giềng cận kề." Bên trong sự gần gũi này thỉnh thoảng mọi người thấy một môi trường đe doạ. Nhưng cái nhìn của tôi là ở chỗ nó cũng cung cấp nhiều cơ hội hơn nếu bạn biết cách nắm lấy chúng. Ngày nay không nước nào chốt vào việc làm tốt nhất bởi vì các công ty có thể thuê công nhân có chất lượng từ bất kì nước nào nơi họ có thể tìm được người. Dù đó là Ấn Độ, Trung Quốc hay bất kì chỗ nào trên khắp thế giới, cơ hội việc làm là vô tận. Với nhiều công ti, mang tính toàn cầu có nghĩa nhiều hơn là chỉ bán sản phẩm bên ngoài nước họ mà còn là mở văn phòng và thiết lập nhà máy ở các nước có chi phí thấp hơn nước của họ. Chi phí thấp, khối lượng lớn và bản địa hoá thị trường được cần tới cho tính cạnh tranh nhưng đó chỉ là đợt sóng thứ nhất của toàn cầu hoá. Đợt sóng thứ nhất KHÔNG thực sự có ưu thế bền vững. Tại sao nó vậy? Bởi vì mọi người khác sẽ làm cùng điều đó, và cuối cùng sẽ bắt kịp. Để thành công trong toàn cầu hoá bạn phải hiểu đợt sóng thứ hai bằng việc có sản phẩm và dịch vụ tốt nhất so với đối thủ cạnh tranh của bạn. Điều này yêu cầu canh tân ở qui mô toàn cầu. Đây là điểm trung tâm của tôi: Để có ích lợi từ toàn cầu hoá, mọi nước, mọi công ty đều phải tìm cách là xuất sắc, là tốt nhất. Thành công trong nước của bạn là một điều; làm điều đó trên qui mô toàn cầu là điều khác. Đợt sóng thứ hai là về canh tân KHÔNG chi phí thấp. Để làm điều đó, mọi nước, mọi công ty phải tìm kiếm, hấp dẫn những người có kĩ năng giỏi nhất. Đây là lí do tại sao giáo dục chất lượng là quan trọng thế bởi vì nước với hệ thống giáo dục tốt nhất, công nhân có kĩ năng giỏi nhất, sẽ chi phối. Bạn không thể có canh tân mà không có hệ thống giáo dục tốt. Bạn không thể có sáng tạo mà không có người có kĩ năng. Ngày nay, Trung Quốc đang làm tốt trong đợt sóng thứ nhất bằng việc có ưu thế chi phí thấp. Trung Quốc có sẵn sàng cho đợt sóng thứ hai không? Trung Quốc có thể thành công trong việc tạo ra nhiều việc làm và cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp đại học không? Tuy nhiên, câu hỏi của tôi với bạn là: “Là sinh viên, bạn có sẵn sàng cho đợt sóng thứ hai không? Bạn có sẵn sàng cải tiến kĩ năng của bạn không? Bạn có sẵn sàng học thêm về tri thức tiên tiến không? Bạn có sẵn sàng cạnh tranh với những người phát triển khác không? Tương lai tuỳ thuộc vào bạn và chỉ bạn mới có thể trả lời được những câu hỏi này.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com