Đối thoại với sinh viên ở Nam Kinh, Trung Quốc
Tháng trước khi tôi đọc bài giảng ở Nam Kinh, Trung Quốc, tôi có cơ hội nói chuyện với sinh viên đại học và họ hỏi tôi nhiều câu hỏi. Một sinh viên ghi lại nó và công bố nó trong báo trường như sau:
Sinh viên: Em nên làm gì nếu em tốt nghiệp từ đại học nhưng không thể kiếm được việc làm?
Đáp: Bạn không thể ở nhà và cảm thấy cay đắng về điều đó được. Bạn không thể ngủ muộn, chờ đợi mẹ bạn nấu ăn cho bạn, gửi lí lịch tới các công ty và chờ đợi họ cho bạn việc làm. Tìm việc làm là VIỆC LÀM TOÀN THỜI. Bạn phải tích cực dành ít nhất 8 giời mỗi ngày cho tìm việc làm. Nếu nền kinh tế là rất xấu và không ai thuê thì bạn có thể xem xét làm việc cho một công ty với trả lương tối thiểu hay thậm chí không trả lương chỉ để thu được kinh nghiệm. Một ngày nào đó khi nền kinh tế trở nên tốt hơn và các công ty thuê người, bạn sẽ sẵn sàng cho việc tốt hơn bởi vì bạn đã có kinh nghiệm.
Sinh viên: Liệu có thể là nhà doanh nghiệp và bắt đầu công ty riêng của em trong nền kinh tế tồi tệ này không?
Đáp: Sao không? Nếu bạn tin rằng bạn là nhà doanh nghiệp thì làm điều đó đi. Bất kì ai cũng có thể là nhà doanh nghiệp nếu họ nhận ra cơ hội doanh nghiệp và đi vì nó. Thỉnh thoảng nó có thể xảy ra nhanh hơn bạn có thể hình dung nhưng bạn phải sẵn sàng cho nó. Bắt đầu một công ty trong nền kinh tế xấu là dễ hơn nhiều trong nền kinh tế tốt. Trong thời kì xấu không ai dám làm cái gì cho nên nếu bạn nhận ra và nắm lấy cơ hội, bạn có cơ hội tốt hơn để thành công. Ngày nay có nhiều yếu tố thuận lợi để giúp cho bạn bắt đầu công ty riêng của mình. Với nguồn mở, nhiều công cụ là tự do cho nên bạn không cần nhiều tiền để mua phần mềm. Có nhiều người và sinh viên có kĩ năng những người không thể kiếm được việc làm cho nên bạn không cần cạnh tranh với họ. Với Facebook, Twitter, website và blog bạn có thể tiếp thị cho công ty của bạn không tốn tiền. Nếu bạn bắt đầu công ty của bạn bây giờ, bạn sẽ sẵn sàng khi nền kinh tế cải thiện.
Sinh viên: Em muốn bắt đầu công ty phần mềm, thuê nhiều người và tạo ra nhiều việc làm cho đất nước em.
Đáp: Mục đích của công ty không phải là để tạo ra việc làm. Mục đích của công ty là để tạo ra sản phẩm, tạo ra nhu cầu, và chung cuộc tạo ra khách hàng. Nếu bạn có khách hàng, bạn sẽ tạo ra việc làm. Nếu bạn thuê nhiều người nhưng không có khách hàng thì bạn sẽ KHÔNG kéo dài lâu. Bạn phải đo thành công của mình bằng bao nhiêu khách hàng bạn có, KHÔNG phải bao nhiêu người bạn thuê. Nếu bạn có nhiều khách hàng, công ty của bạn sẽ tăng trưởng và bạn sẽ thuê nhiều người hơn. Đó là cách DUY NHẤT bắt đầu một công ty.
Sinh viên: Nếu em muốn có nhiều tiền thầy có cho rằng điều đó là động cơ tốt để bắt đầu công ty phần mềm không?
Đáp: Nếu bạn chỉ muốn có nhiều tiền, bạn có thể lấy may bằng mua vé xổ số hay làm thương mại trong thị trường chứng khoán. Không ai bắt đầu công ty phần mềm bởi vì họ nghĩ về có nhiều tiền. Phần lớn họ là những người đam mê về công nghệ và muốn làm cái gì đó họ yêu mến. Tiền có thể tới hay không tới về sau. Steve Jobs hay Bill Gates là những người đam mê về máy tính và phần mềm trước và thành công của họ đem tới tiền về sau. Không phải mọi công ty phần mềm đều thành công hay làm cho người sáng lập của họ thành giầu có nhưng nhiều công ty phần mềm đang làm tốt và người sáng lập của họ sung sướng với điều họ đã làm.
Sinh viên: Vậy thì phải lấy cái gì để xây dựng công ty tốt?
Đáp: Công ty tốt là công ty tồn tại thời gian lâu. Bạn phải xây dựng công ty với ý tưởng rằng bạn sẽ không bao giờ bán nó. Theo cách này bạn sẽ xây dựng công ty mạnh hơn và sẽ kéo dài hơn. Nếu bạn xây dựng công ty để bạn có thể bán nó và làm tiền thì bạn có lẽ sẽ không thành công. Chuyện “làm giầu nhanh kiểu dot com” qua lâu trước đây rồi. Ngày nay thế giới cần các công ty mạnh, nhiều sản phẩm, nhiều canh tân và tạo ra nhiều việc làm. Xin nghĩ về chiến lược dài hạn không ngắn hạn. Xin nghĩ về chất lượng không số lượng. Xin nghĩ về đạo đức không vị kỉ. Xin xem xét điều bạn có thể làm để giúp cho người của bạn, để hỗ trợ cho gia đình bạn, và đóng góp cho nền kinh tế của bạn. Là thế hệ trẻ, bạn giữ tương lai của đất nước bạn trong tay bạn, xin chăm nom về điều đó.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com