Đối thoại với một người bạn

Đối thoại với một người bạn

Tuần trước tôi có một cuộc đối thoại với một người bạn. Anh ấy nói: “Toàn cầu hoá là nền kinh tế mới của thế kỉ này vì nó làm thay đổi cách các nước và công ty làm kinh doanh. Tại sao thuê một người phát triển phần mềm ở Mĩ với giá $100,000 một năm trong khi bạn có thể thuê một người phát triển Ấn Độ với $30.000. Tại sao làm xe hơi ở châu Âu với chi phí $13,000 một xe khi bạn có thể làm điều đó ở Trung Quốc với chi phí $6,000. Toàn cầu hoá hạ thấp giá, cung cấp sản phẩm và dịch vụ rẻ hơn. Điều đó là tốt cho người tiêu thụ. Điều đó là tốt cho các nước có chi phí thấp hơn ở châu Á nhưng KHÔNG tốt cho các nước có chi phí cao hơn như Mĩ và châu Âu. Tuy nhiên, nó giúp làm cân bằng sức mạnh kinh tế giữa các nước.”

Tôi bảo anh ta: “Toàn cầu hoá còn nhiều hơn chỉ là kinh tế của lao động và chi phí rẻ hơn. Nó còn nhiều hơn việc cân bằng quyền lực kinh tế giữa các nước. Với toàn cầu hoá, mọi thứ sẽ được tích hợp và thế giới sẽ thay đổi thành một thực thể duy nhất. Bên trong thực thể đó, mọi nước sẽ làm việc cùng nhau, cộng tác lẫn nhau, và đồng thời cạnh tranh lẫn nhau. Mối quan hệ này là phức tạp và khó giải thích vì nó vẫn tiến hoá và chúng ta vẫn đang biết về nó. Dù chúng ta có thích hay không, mọi nước đều sẽ là một phần của hệ thống toàn cầu này nếu họ muốn thịnh vượng, bằng không họ sẽ bị bỏ lại đằng sau. Nói cách khác, với toàn cầu hoá, biên giới quốc gia sẽ biến mất và người ở các nước khác nhau sẽ biết nhiều hơn về nhau, nhiều ý tưởng và phong cách sống sẽ được tích hợp đầy đủ. Mọi người sẽ nhận ra rằng bất kể việc họ bắt nguồn từ đâu, họ bây giờ là một phần của thế giới với định mệnh chung. Nếu mọi người hiểu khái niệm này và cộng tác một cách khôn ngoan, toàn cầu hoá có thể là cơ hội tốt nhất để cải tiến cuộc sống của nhiều người.”

Anh ấy tranh luận: “Nhưng biên giới quốc gia sẽ vẫn tồn tại, mọi nước đều có luật lệ và văn hoá riêng của nó.”

Tôi giải thích: “Tất nhiên, các nước vẫn tồn tại với biên giới của họ nhưng trong "Thế giới ảo" điều đó không thành vấn đề. Với công nghệ thông tin, mọi thứ đều được nối lại khi nhiều người có truy nhập vào internet. Giao tác doanh nghiệp có thể xảy ra dưới dạng điện tử và sản phẩm có thể được chế tạo và gửi đi bất kì chỗ nào và mọi nơi. Ngày nay, không nước nào có thể toàn cầu hoá mà không có hệ thông tin và đó là lí do tại sao công nghệ thông tin (CNTT) là nhu cầu được cần nhiều nhất trên thế giới. Tương lai của CNTT là rất sáng lạn vì nhiều việc làm được tạo ra trong khu vực này, nhiều hơn số việc làm trong chế tạo và nông nghiệp tổ hợp lại. Đó là lí do tại sao chúng ta có thiếu hụt người CNTT ngày nay và việc thiếu hụt này sẽ tiếp tục trong nhiều năm nữa bởi vì để tồn tại và thịnh vượng, mọi nước sẽ cần công nghệ thông tin. Khi toàn cầu hoá xảy ra, nước có công nghệ thông tin tốt hơn, kĩ năng tốt hơn, và nhiều người được giáo dục hơn sẽ chi phối. Với toàn cầu hoá, xã hội sẽ được xây dựng với nhiều tri thức hơn vì nó là tài sản của nền kinh tế mới. Ngày nay mọi người biết về đầu tư vào tài chính và tài nguyên tự nhiên vì chúng là cơ sở của xã hội công nghiệp nhưng trong tương lai rất gần, đầu tư then chốt sẽ là vào giáo dục bởi vì nó là cơ sở của xã hội tri thức.”

Anh ấy không đồng ý: “Nhưng mọi người vẫn cần thức ăn, dầu hoả, khí ga và kinh doanh vẫn cần tới tài chính. Làm sao tri thức có thể thay đổi được những tài sản này?”

Tôi giải thích: “Ngày nay, tài nguyên tự nhiên như dầu hoả, khí ga và khoáng chất là tài sản then chốt của xã hội công nghiệp, cũng giống như cây lương thực của xã hội nông nghiệp vài thế kỉ trước đây. Tuy nhiên tri thức sẽ thay đổi những tài sản này khi chúng ta tiến vào kỉ nguyên mới. Chúng ta hãy tưởng tượng một nước đầu tư vào "nhiên liệu tổng hợp" mà có thể thay thế cho dầu hoả và khí ga thì bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra? Tưởng tượng mọi thứ dùng dầu hoả sẽ được thay thế phần lớn bằng "nhiên liệu tổng hợp" này. Điều gì sẽ xảy ra cho công ty dầu hoả? Điều gì sẽ xảy ra cho các nước sản xuất dầu hoả? Điều gì sẽ xảy ra cho các công ty bán dầu hoả và tài nguyên tự nhiên? Nếu công ty đó được đặt ở một nước thì điều gì sẽ xảy ra cho nước đó? Tưởng tượng đất nước đó có thể xuất khẩu bao nhiêu "nhiên liệu tổng hợp" cho phần còn lại của thế giới? Bao nhiêu việc làm nó có thể tạo ra cho người của nó? Bao nhiêu thịnh vượng mà một phát minh như thế có thể tạo ra? Cùng điều đó có thể xảy ra cho lương thực nữa. Tưởng tượng với sinh học gen, một công ty có thể tạo ra bất kì loại cây lương thực nào mà có thể trồng ở bất kì đâu và với ít đất hơn nhiều so với cây tự nhiên thì điều gì sẽ xảy ra cho thị trường nông nghiệp? Nếu bạn là nông dân, bạn có trồng những "cây đặc biệt" này mà có thể cho bạn sản lượng gấp mười lần nhưng tốn phí cho bạn mười lần ít hơn? Tưởng tượng chỉ một nước có loại tri thức đó điều gì sẽ xảy ra cho nước đó? Các khả năng là vô tận, cơ hội là vô tận và đó là điều tôi ngụ ý bởi tri thức như tài sản then chốt của nền kinh tế mới. Đó là lí do tại sao tôi tin có hệ thống giáo dục tốt là điều quan trọng nhất mà một nước có thể đầu tư để chuẩn bị cho ngày mai.”

Bạn tôi không được thuyết phục: “Đấy là tương lai, nó có thể xảy ra hay không thể xảy ra. Chúng ta cần nhìn vào điều xảy ra hôm nay.”

Tôi bảo anh ấy: “Bạn nghĩ các ví dụ của tôi chỉ là tưởng tượng sao? Chúng là thực đấy và chúng có ở đây. “Nhiên liệu tổng hợp" này đã tồn tại rồi nhưng sản xuất còn chưa hoàn hảo. Ngày nay chỉ hai nước có tri thức về nó và nhiều nước đang tiến hành nghiên cứu về cái gì đó tương tự. Tôi nghĩ trong vài năm nữa, điều đó sẽ thay đổi nhiều thứ. Liên quan tới cây lương thực, chúng cũng đã có ở đây rồi. Với công nghệ gen sinh học, các công ty đã tạo ra nhiều cây lương thực có sản lượng rất cao, kháng bệnh, và có thể trồng ở bất kì chỗ nào, nơi thời tiết lạnh cũng như ở sa mạc với nước tối thiểu. Vấn đề là ở chi phí sản xuất chúng vì chúng còn đắt hơn cây trồng tự nhiên. Nếu chi phí có thể được giảm đi tới cùng mức của cây tự nhiên, điều đó sẽ làm thay đổi toàn thể khu vực nông nghiệp. Tưởng tượng xem những phát minh này có thể đem lại bao nhiêu ích lợi cho người phát minh ra chúng? Nước có chúng được ưu thế nhiều thế nào? Xã hội của chúng ta có thể được ích lợi thế nào từ chúng? Tri thức về những phát minh này là quí giá vì nó có thể cân bằng sức mạnh kinh tế hay nó có thể thay đổi sức mạnh kinh tế thành tốt hơn hay tồi nhất. Tất cả đều phụ thuộc vào nước nào sở hữu công nghệ và họ định làm gì với chúng."

Bạn tôi tranh luận: “Nhưng nó còn chưa xảy ra. Tôi tin nó khi tôi thấy nó.”

Tôi giải thích: "OK, chúng ta hãy nhìn vào cách tri thức đem ích lợi tới cho nước như Ấn Độ. Hai mươi năm trước, Ấn Độ là nước đang phát triển dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Bây giờ nó là một trong các nước tiên tiến về công nghệ thông tin (CNTT) với hàng triệu công nhân có kĩ năng cung cấp dịch vụ CNTT cho thế giới. Cuộc sống của hàng triệu người ở Ấn Độ được biến đổi tốt hơn trong không đầy 20 năm. Mọi người đều biết rằng chính công nghiệp CNTT giúp dẫn lái "phép màu kinh tế" của Ấn Độ. Trong năm 2000, CNTT đóng góp quãng 2.5% cho GDP của nước này nhưng ngày nay nó là 11.5% của GDP. Từ cách nhìn kinh tế, đây là sự tăng trưởng nhanh nhất mà chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử trước đây. Công nghiệp CNTT cũng cải tiến xuất khẩu phần mềm từ $28 tỉ đô la Mĩ lên $86 tỉ đô la Mĩ trong không đầy mười năm. Nó cung cấp 2.5 triệu việc làm trực tiếp và mỗi việc làm trực tiếp tạo ra 7 việc làm phụ cho nền kinh tế. Phần lớn các việc làm phụ thêm là cho những người ít giáo dục. Về toàn thể, xã hội Ấn Độ được lợi lớn từ công nghiệp CNTT vì nó dẫn lái việc giảm thất nghiệp và giúp cải thiện cuộc sống của nhiều người Ấn Độ.”

Anh ấy không đồng ý: “Nhưng Ấn Độ vẫn là nước đang phát triển và vẫn có nhiều nghèo nàn ở đó.”

Tôi giải thích: “Với một nước nông nghiệp có trên một tỉ người, không dễ dàng thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, cái gì đó thực tế đã xảy ra rất nhanh. Khi lần đầu tiên tôi tới Ấn Độ năm 1980, Bangalore còn là một làng nhỏ với vài nghìn người. Ngày nay nó là thành phố hơn hiện đại, còn hiện đại hơn nhiều thành phố ở Mĩ với hàng triệu người. Khó mà hình dung được một thành phố có thể thay đổi điều đó nhanh chóng. Không lâu trước đây, có xe máy còn là mơ ước của phần lớn người phát triển phần mềm Ấn Độ nhưng ngày nay đấy là xe hơi, không phải là bất kì xe nào, mà là BMW hay Lexus. Ngày nay Ấn Độ có nhiều triệu phú hơn bất kì nước nào ở châu Á, phần lớn trong số họ đều bắt nguồn từ công nghiệp CNTT. Trong danh sách 20 người giầu nhất trên thế gian, Ấn Độ có ba người và hai người trong đó là kĩ sư phần mềm. Đó là lí do tại sao tri thức CNTT là tài sản, cái dẫn lái then chốt cho thịnh vượng kinh tế ở Ấn Độ và nó có thể là tài sản then chốt cho các nước khác nữa. CNTT là lĩnh vực mới với lịch sử rất ngắn ngủi nhưng đã thay đổi biết bao nhiều điều. Tưởng tượng năm mươi năm trước đây, ai tin rằng người giầu nhất trên thế gian là sinh viên đại học. Ngày nay, không ai hoài nghi rằng với tri thức đúng, bất kì cái gì cũng có thể xảy ra. Bill Gates, Sergey Brin, Steve Jobs, Mark Zuckerberg là những ví dụ thực. Không lâu mấy trước đây, một kĩ sư phần mềm nghèo có tên Narayan Murthy bắt đầu một công ty có tên Infosys ở Ấn Độ. Nhiều người bảo ông ấy là kẻ ngu dám thách thức công ty lớn như IBM. Bao nhiêu người sẽ gọi ông ấy là kẻ ngu ngày nay khi ông ấy trở thành một trong những người giầu nhất trên thế gian và người thành công nhất ở Ấn Độ. Những người này có cái gì làm cho họ đặc biệt thế ngày nay? Không người nào trong số họ xuất thân từ gia đình giầu có, không người nào trong số họ kế thừa tiền bạc nào. Điều duy nhất họ có là tri thức và đam mê của họ về công nghệ. Đó là lí do tại sao tôi tin tri thức là tài sản then chốt của nền kinh tế toàn cầu này và giáo dục là nơi bạn phát triển tri thức. Với toàn cầu hoá cạnh tranh sẽ gay gắt và ưu thế sẽ ở với các nước có giáo dục mạnh, đặc biệt trong CNTT, vì mọi thứ sẽ được dẫn lái bởi công nghệ.

Anh ấy dường như đã được thuyết phục: “Vậy ra chính công nghệ sẽ làm mọi thứ tốt hơn.”

Tôi thận trọng: “Không nhất thiết đâu. Với toàn cầu hoá, nhiều điều có thể xảy ra nhưng KHÔNG phải mọi thứ sẽ là tốt. Không lâu trước đây, có điện thoại đã là một sự thuận tiện nhưng ngày nay nó phải là điện thoại thông minh, điện thoại iPhone hay Android. Không lâu mấy trước đây ti vì mầu tương tự là đồ xa hoa cho gia đình nhưng ngày nay nó phải là ti vi mầu màn hình phẳng 3 chiều. Về căn bản, những công nghệ này chuyển mọi người vào trong cùng cảnh quan toàn cầu. Mọi người bắt đầu xem cùng phim, họ theo dõi cùng các sự kiện thể thao, nghe cùng các sự kiện âm nhạc. Tôi nghĩ công nghệ giúp cho toàn cầu hoá xảy ra nhanh hơn nhưng nó cũng là con dao lưỡi kép. Với việc xuất hiện của ti vi, bố mẹ bắt đầu mất kiểm soát con cái họ vì chúng bị ảnh hưởng bởi điều chúng xem trên ti vi. Dưới ảnh hưởng của ti vi và radio, nhiều đứa trẻ lớn lên và cư xử khác đi. Chúng muốn ăn mặc như các ngôi sao điện ảnh, chúng muốn có quần áo đặc biệt, kiểu cách đặc biệt, kiểu tóc đặc biệt v.v. Nhiều đứa trẻ chấp nhận thái độ xấu và dùng ngôn ngữ xấu như các quảng cáo ti vi thúc đẩy xu hướng tiêu thụ toàn cầu. Nếu bạn nhìn cẩn thận vào toàn cầu, nó không chỉ là kinh tế, kinh doanh, tài chính hay công nghệ mà còn cả hành vi và văn hoá của con người nơi nó thay đổi nhiều điều. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhiều văn hoá sẽ thay đổi, một số tốt hơn, một số tồi hơn.”

Anh ấy dường như ngạc nhiên: "Nhưng anh là giáo sư máy tính, tôi nghĩ anh thích công nghệ.”

Tôi giải thích: “Mọi thứ đều có ưu điểm và nhược điểm. Bạn không thể rút ra kết luận nhanh chóng được. Nếu bạn nhìn vào phía sáng, công nghệ mở rộng hiểu biết về các văn hoá khác, cung cấp sự nhạy cảm lớn hơn với xã hội khác, và làm sâu sắc thêm cảm giác của chúng ta về tính toàn thể. Nó gợi ý rằng giai đoạn tiếp của lịch sử nhân loại có thể là một thế giới thống nhất thay vì thế giới phân chia như ngày nay. Toàn cầu hoá là thách thức cho mọi người trong chúng ta đi qua các phân loại giới hạn của cô lập và giả định một cảnh quan toàn thế giới. Tôi nghĩ chúng ta đang ở điểm trong việc phát triển toàn thế giới nơi cảm giác của chúng ta về căn cước đang bị buộc phải mở rộng hơn và bao hàm mọi khía cạnh mà không quen thuộc với chúng ta. Không dễ dàng cho cha mẹ thấy rằng con cái họ lớn lên với ý tưởng khác, giá trị khác, thái độ khác nhưng đó là cái gì đó tất cả chúng ta đều phải chấp nhận. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm được từ đó là có giáo dục TỐT HƠN, giáo dục KHÔNG chỉ hội tụ vào công nghệ, KHÔNG chỉ hội tụ vào kinh doanh, KHÔNG chỉ hội tụ vào kĩ năng, NHƯNG CŨNG còn hội tụ vào khía cạnh nhân bản nữa. Có những giá trị nào đó mà chúng ta phải giữ, chẳng hạn, quan hệ gia đình, trách nhiệm cá nhân, trung thực, toàn vẹn và luân lí. Tôi tin có hệ thống giáo dục mới mà có tất cả những điều này là thách thức mà mọi nước đều phải đối diện bởi vì nó sẽ xác định liệu chúng ta có đi tới điều tốt hơn hay tồi nhất.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com