Đối thoại về thiếu hụt kĩ năng của Ấn Độ

Đối thoại về thiếu hụt kĩ năng của Ấn Độ

Tuần trước tôi có cuộc nói chuyện điện thoại với một người bạn, người quản lí cấp cao của một công ty phần mềm lớn ở Ấn Độ. Tôi đã hỏi ông ấy về vài bài báo trên báo chí mà tôi đọc thấy về thiếu hụt người phần mềm ở Ấn Độ. Ông ấy bảo tôi rằng hiện thời công nghiệp phần mềm Ấn Độ có xấp xỉ 2.5 triệu người phần mềm nhưng nhu cầu vẫn vượt quá cung cho nên Ấn Độ thực tế đang trải nghiệm thiếu hụt. Tuy nhiên, ông ấy muốn nhấn mạnh rằng thiếu hụt chỉ là về kĩ năng cao chứ không thiếu hụt kĩ năng thấp như lập trình hay kiểm thử.

Ông ấy nói: “Phần lớn những người lập trình và kiểm thử đều được đào tạo trong các trường hướng nghiệp hay đại học cộng đồng và chúng tôi vẫn có đủ để đáp ứng nhu cầu. Thiếu hụt là ở mức đại học với sinh viên tốt nghiệp khoa học máy tính và phần mềm. Hệ thống đại học của chúng tôi tạo ra quãng một nửa triệu kĩ sư hàng năm nhưng chỉ một phần thực tế có thể thực hiện các công việc công nghiệp và đó là lí do chính cho sự thiếu hụt. Trong những năm qua, các công ty ngoại đã gửi việc làm cho Ấn Độ bởi vì chi phí làm kim doanh là rẻ hơn và đã có nhiều công nhân có kĩ năng có sẵn. Tuy nhiên, họ thấy rằng nhiều sinh viên đại học đã không đáp ứng yêu cầu của họ và bây giờ điều đó trở thành thế tiến thoái lưỡng nan cho công nghiệp của chúng tôi. Nhiều công ty ngoại đã thất vọng về chất lượng của công việc và tin tức rằng chúng tôi sắp hết công nhân bắt đầu xuất hiện trên báo chí nước ngoài. Điều đó không tốt cho kinh doanh của chúng tôi.”

Tôi bảo ông ấy: “Điều này không mới, Hiêp hội quốc gia của các công ty phần mềm và dịch vụ Ấn Độ (NASSCOM) đã cảnh báo về điều này trong nhiều năm với hệ thống giáo dục cổ lỗ.” Ông ấy nói: "Vâng nhưng NASSCOM không thể xác định được giáo trình trong đất nước. Điều đó là tuỳ ở hệ thống giáo dục thay đổi và khó mà thay đổi hệ thống đã tồn tại từ thời thuộc địa. Cho nên điều đó là tuỳ từng đại học cải tiến theo ý tưởng riêng của họ. Chúng tôi có nhiều sinh viên giỏi, chúng tôi cần cách mới để phát triển tài năng thay vì hội tụ và một mình thi cử. Ngày nay, sinh viên học kiểu ghi nhớ “lí thuyết và phương trình” để qua kì thi bởi vì các đại học vẫn dạy lí thuyết thay vì thực hành. Để tốt nghiệp, sinh viên phải qua được các kì thi và những người viết đề thi là các giáo sư đại học. Cho nên sinh viên bị mắc giữa quan điểm hàn lâm và công nghiệp. Nếu họ không học lí thuyết và nhớ phương trình, họ không thể qua được các kì thi và tốt nghiệp. Không có bằng cấp, họ không thể kiếm được việc tốt nhưng sau khi tốt nghiệp họ xin việc và bị bác bỏ bởi vì họ không có kĩ năng. Tôi nghĩ nếu chúng tôi có nhiều trường với giáo dục chất lượng cao hơn thì vấn đề có thể được giải quyết."

Tôi bảo ông ấy: “Điều đó không khó khi xét tới nhu cầu cao về công nhân có kĩ năng và về công nghiệp phần mềm.” Ông ấy giải thích: "Điều đó không dễ bởi vì đó là chất lượng của giáo dục, không phải là số lượng. Chúng tôi có nhiều đại học nhưng không nhiều trường tốt. Sinh viên của chúng tôi rất có động cơ học tập, tất cả họ đều biết rằng giáo dục tốt là cơ hội tốt nhất để thoát khỏi nghèo nàn nhưng có nhiều chướng ngại chúng tôi phải vượt qua. Chúng tôi đang kinh nghiệm thiếu hụt người có kĩ năng cao vì nhiều nhu cầu đang tới. Chúng tôi có hàng triệu người muốn học nhưng cần nền giáo dục tốt. Năm ngoái công nghiệp của chúng tôi đã làm gần 90 tỉ đô la và chúng tôi có mục đích đạt tới 300 tỉ đô la đến năm 2020. Chúng tôi muốn tăng lực lượng lao động lên 10 triệu người nhưng điều đó sẽ là thách thức bởi vì hệ thống giáo dục hiện thời. Mục đích ngắn hạn của chúng tôi là nâng cấp kĩ năng của lực lượng lao động hiện thời để tập trung vào các khu vực miền chuyên môn như không gian, công nghiệp nặng, viễn thông, và chăm sóc sức khoẻ. Chúng tôi không muốn là người lập trình hay kiểm thử cho thế giới mà chúng tôi muốn sáng tạo, canh tân, xây dựng, quản lí và vận hành công nghệ thông tin cho thế giới.

Tôi hỏi: “Vậy làm sao ông làm điều đó? Ông vẫn thiếu hụt người có kĩ năng cao mà?” Ông ấy trả lời: “Đó là lí do tại sao nhiều công ty đang đầu tư vào đào tạo riêng của họ và mở đại học riêng của họ. Từ nay tới vài năm nữa, mọi sự sẽ khác.” Tôi báo trước ông ấy: “Đào tạo mất thời gian và công việc mức cao hơn yêu cầu kinh nghiệm. Ông có nghĩ mục đích của tăng trưởng công nghiệp phần mềm của các ông có thể quá lí tưởng không?

Ông ấy bảo tôi: “Không, chúng tôi không nghĩ thế. Đường cong tăng trưởng không bao giờ lên thẳng mà nhiều lần lên và xuống nhưng chúng tôi biết điều đó. Chúng ta hãy xét thị trường thế giới hiện thời, mọi công ty đều cần người có kĩ năng nhưng họ có thể tìm ra hàng triệu công nhân kĩ năng cao ở đâu? Mĩ có các trường công nghệ tốt nhất nhưng người của họ không quan tâm tới công nghệ nữa. Sụt giảm tuyển sinh mười năm qua trong khoa học và công nghệ là bằng chứng rằng sinh viên ở đó muốn làm tiền bằng nghiên cứu kinh doanh, tài chính và ngân hàng nhưng không bằng kĩ nghệ. Châu Âu cũng đối diện với vấn đề tương tự với nhiều sinh viên học về nghệ thuật, âm nhạc và giải trí hơn là kĩ nghệ. Không có người có kĩ năng, các công ty phải khoán ngoài công việc cho những chỗ có người có kĩ năng. Vài năm trước, họ đã làm nó vì giá thấp hơn nhưng quy tắc đã thay đổi, bây giờ họ làm nó bởi vì tri thức và kĩ năng. Chúng tôi tự tin rằng công nghiệp của chúng tôi sẽ tiếp tục tăng trưởng bởi vì chúng tôi dự đoán nhu cầu thị trường. Ngày nay chúng tôi đã nắm được phần lớn thị trường toàn cầu nhưng khi chúng tôi đạt tới khối lượng mấu chốt quãng 70% hay như vậy, mọi sự sẽ không như cũ. Trong 10 năm nữa, đa số việc công nghệ sẽ ở nước chúng tôi và chúng tôi sẽ nổi lên như trung tâm công nghệ của thế giới.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com