Đối thoại về khoán ngoài/1

Đối thoại về khoán ngoài phần 1

Don McPherson là quan chức cấp cao của công ty phần mềm toàn cầu. Trong cuộc viếng thăm CMU, ông ấy đồng ý đọc bài giảng về toàn cầu hoá và trả lời các câu hỏi của sinh viên. Sau đây là cuộc đối thoại giữa Don và sinh viên về khoán ngoài CNTT.

Một sinh viên hỏi: “Tại sao Ấn Độ thành công thế trong khoán ngoài nhưng Trung Quốc lại không thành công cho dù chi phí của nó thấp hơn của Ấn Độ?"

Don: “Trung Quốc đã không có khả năng cạnh tranh với Ấn Độ trong khoán ngoài phần mềm vì họ tới chậm. Ấn Độ đã cung cấp khoán ngoài phần mềm từ 1995 nhưng Trung Quốc đã không bắt đầu mãi cho tới 2005. Mười năm đó đã cho các công ty Ấn Độ ưu thế có ý nghĩa: họ biết điều khách hàng muốn; các công ty của họ được thiết lập tốt; họ xây dựng danh tiếng tốt cho kinh doanh của họ; công nhân của họ nói tiếng Anh tốt, và với mười năm kinh nghiệm, họ học được nhiều hơn về doanh nghiệp khách hàng của họ và có khả năng gióng thẳng doanh nghiệp của họ với nhu cầu của khách hàng.”

Một sinh viên khác hỏi: “Ông có cho rằng Trung Quốc có thể có cơ hội nào cạnh tranh trong kinh doanh khoán ngoài hay quá trễ rồi?"

Don: “Vẫn có khả năng vào trong kinh doanh sinh lời này. Ngày nay nhu cầu là cao và Ấn Độ không có đủ công nhân có kĩ năng để đáp ứng nhu cầu toàn cầu. Trung Quốc và các nước khác có thể làm tốt trong khoán ngoài phần mềm nếu họ biết cách cạnh tranh. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp làm khoán ngoài đều thuộc vào năm công ty Ấn Độ đầu bảng, (TCS, Infosys, HCL, Wipro và Mahindra). Những công ty này là lớn có hàng trăm nghìn công nhân. Phần lớn các công ty phần mềm ở Trung Quốc đều nhỏ, lớn nhất cũng chỉ có mười nghìn công nhân nhưng đa số công ty Trung Quốc có vài trăm tới vài nghìn người, điều làm cho nó rất khó cạnh tranh với Ấn Độ. Kích cỡ được cần trong kinh doanh toàn cầu, nó đảm bảo với khách hàng rằng họ làm việc với công ty chuyên nghiệp và sống động mà có thể duy trì nhân viên có chất lượng, chuyển giao các hứa hẹn của nó và vẫn trong kinh doanh để hỗ trợ cho họ. Các công ty nhỏ có nguy cơ cao về phá sản. Là người điều hành một công ty phần mềm lớn, tôi có thể nói rằng tôi không quan tâm tới việc làm kinh doanh với bất kì công ty nào có ít hơn một nghìn công nhân. Với kinh doanh toàn cầu, công ty phải có ít nhất năm tới mười nghìn công nhân vì công ty nhỏ sẽ không có khả năng làm cái gì có ý nghĩa. Nếu Trung Quốc muốn cạnh tranh, nó phải tăng trưởng các công ty của nó tới kích cỡ lớn hơn và bành trướng kinh doanh của họ ra toàn cầu.”

Sinh viên hỏi: “Bênh cạnh kích cỡ như một yếu tố then chốt, còn có cái gì khác không?”

Don: “Tất nhiên, họ phải có khả năng chứng tỏ rằng họ có thể vận hành hiệu quả với rủi ro tối thiểu cho khách hàng. Ngày nay, nhiều công ty châu Á vẫn đang vận hành với bố làm CEO, mẹ làm CFO, con trai làm chủ tịch, con gái làm phó chủ tịch và bác, cô, cháu và những người họ hàng khác làm người quản lí. Với doanh nghiệp nhỏ, điều đó có thể chấp nhận được nhưng khi làm kinh doanh toàn cầu, họ cần mô hình khác, mô hình chuyên nghiệp hơn. Họ phải có các qui trình quản lí chuẩn, việc làm báo cáo tài chính được thiết lập tốt và duy trì thế đứng tín dụng. Đây là điểm yếu chính của công ty châu Á. Tài chính của họ là cẩu thả, sổ sách kế toán của họ không chuẩn, và khó theo dõi tỉ lệ tín dụng của họ. Không có các qui trình quản lí được thiết lập và qui trình tài chính chuẩn tại chỗ, họ không thể làm kinh doanh toàn cầu được. Doanh nghiệp nhỏ có thể làm tốt trong thị trường địa phương nơi mọi người biết lẫn nhau nhưng trong kinh doanh toàn cầu, công ty phải lập ra các thực hành chuẩn dựa trên luật và qui chế quốc tế. Đây là lí do tại sao nhiều công ty Trung Quốc thất bại trong kinh doanh toàn cầu. Để thành công, họ cần cấp quản lí chuyên nghiệp; họ cần các qui trình được thiết lập tốt, kế toán và tài chính chuẩn. Họ cũng cần tiếp thị hiệu quả để thiết lập "Tên hiệu" và hội tụ vào chất lượng và hiểu kinh doanh dịch vụ để duy trì đi trước các đối thủ cạnh tranh của họ. Điều này sẽ yêu cầu thay đổi chính trong tư duy quản lí và việc đào tạo có ý nghĩa cho cấp quản lí. Ngày nay điều duy nhất mà tôi nghe nói từ Trung Quốc là về chi phí thấp hay giá thành tốt hơn. Có chi phí thấp là tốt, nhưng một mình chi phí không phải là yếu tố then chốt để có được kinh doanh, chất lượng và năng lực cũng được cần. Giá thành thấp chỉ là bắt đầu nhưng không có quản lí hiệu quả, sản phẩm chất lượng và bí quyết để giữ cho khách hàng thoả mãn, không công ty nào có thể thành công. Nếu khách hàng thấy vấn đề chất lượng do thiếu tri thức và kĩ năng, khó mà duy trì được kinh doanh rất lâu. Khách hàng có thể đổi ý và chuyển kinh doanh đi chỗ nào đó khác dễ dàng. Trong thế giới cạnh tranh này, công ty phải được chuẩn bị bằng chiến lược tốt và bí quyết toàn cầu. Bạn không thể chỉ dựa vào chi phí thấp.”

Một sinh viên hỏi: “Trong trường hợp đó, làm sao ông chọn được nhà cung cấp để làm kinh doanh cùng?"

Don: “Mọi công ty toàn cầu đều lựa nhà cung cấp rất cẩn thận dựa trên tiêu chí chặt chẽ. Yếu tố then chốt là năng lực chứ không phải chi phí vì chi phí có thể được thương lượng nhưng năng lực là điều họ có hoặc không có. Đây là chỗ nhiều nước châu Á không hiểu và cứ hội tụ vào chi phí thấp như yếu tố chính. Chi phí là lí do mà các công ty toàn cầu khoán ngoài nhưng không có năng lực chuyển giao sản phẩm có chất lượng đúng thời gian, thì không có lí do gì để làm kinh doanh ở đó cả. Nếu giá thành là thấp nhưng chất lượng lại tệ thì đó là kinh doanh tồi vì chi phí sửa lỗi sẽ lớn hơn nhiều. Năng lực có thể chỉ được xây dựng dựa trên hệ thống giáo dục tốt. Đó là lí do tại sao điều đầu tiên phần lớn các công ty toàn cầu tìm kiếm là hệ thống giáo dục. Họ phái người đi thu thập thông tin về chương trình đào tạo, chất lượng của giáo sư, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp, tỉ lệ việc làm của họ ở công ty địa phương, và chương trình đào tạo được hiện thời như thế nào. Họ làm điều tra riêng của họ trước khi ra quyết định. Tất nhiên, các nước thường hay nói có hệ thống giáo dục tốt với kỉ lục ấn tượng nhưng nói quá về năng lực có thể dẫn tới hậu quả xấu. Nếu công ty toàn cầu đầu tư vào một nước rồi thất bại thì kết quả là mất lòng tin vào nước đó trong các công ty toàn cầu khác. Phần lớn sẽ tránh làm kinh doanh ở đó cho nên tốt hơn cả là bắt đầu với cách tiếp cận đúng để xây dựng niềm tin của khách hàng và khi mối quan hệ khách hàng tốt được thiết lập, doanh nghiệp có thể tăng trưởng nhanh chóng. Trong kinh doanh toàn cầu phải tránh "lối tắt" vì danh tiếng là mọi thứ. Khi một công ty mất tiền, có đầu tư xấu vào một chỗ, đó là tín hiệu để tránh chỗ đó và sẽ mất nhiều năm cho nước đó khôi phục.”

Sinh viên: “Nếu giáo dục là quan trọng nhất cho đầu tư nước ngoài thì Ấn Độ cũng có vấn đề với giáo dục của nó nữa…”

Don: “Điều đó đúng; mọi nước đều có những đại học tốt và đại học xấu. Mười năm trước đây, Ấn Độ có hệ thống giáo dục rất tốt. Trường kĩ nghệ như Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) là trong số những trường tốt nhất trên thế giới. Tất nhiên, nhiều quyết định đã được đưa ra dựa trên danh tiếng của trường lớn đó. Qua thời gian khi nhu cầu CNTT tăng lên, nhu cầu về công nhân có kĩ năng tăng lên, nhiều trường tư đang mở ra chỉ để nắm lấy thị trường thì hệ thống giáo dục ở đó bắt đầu có vấn đề. Ngày nay Ấn Độ có số công nhân CNTT thất nghiệp cao bởi vì việc đào tạo số đông cung cấp “bằng cấp CNTT mà không có kĩ năng thực” nhưng điều đó cũng mở ra cơ hội khổng lồ cho các nước khác. Trung Quốc có những trường đại học tốt nhưng trong nhiều năm, hội tụ là vào chế tạo, không vào công nghệ thông tin. Trung Quốc có hàng triệu kĩ sư điện tử, điện và chế tạo. Con số sinh viên CNTT vẫn còn không lớn và đào tạo là lạc hậu với hội tụ chủ yếu vào lập trình và kiểm thử thay vì toàn bộ phổ của kĩ nghệ phần mềm. Tôi tin với đào tạo và cách tiếp cận đúng, bất kì nước nào cũng có thể cạnh tranh trực tiếp với Ấn Độ ngày nay. Với lãnh đạo đúng, với đào tạo đúng, bất kì nước nào cũng có thể phát triển công nghiệp CNTT. Ngày nay nhu cầu là lớn, thị trường khoán ngoài CNTT được đánh giá là $300 tỉ đô la mỗi năm, cho dù Ấn Độ đã chiếm quãng $100 tỉ cho nên số $200 tỉ đô la kia vẫn còn lại. Nếu Trung Quốc có thể sửa lại việc đào tạo của họ, mở rộng kinh doanh của họ, tăng trưởng công ty của họ thì có thể bắt kịp với Ấn Độ. Hiện thời, Ấn Độ đang kinh qua việc thiếu hụt trầm trọng công nhân có kĩ năng và đây là cơ hội tốt cho bất kì nước nào cạnh tranh bằng việc có lực lượng lao động tốt dựa trên hệ thống giáo dục vững chắc và đào tạo hướng nghề.”

Một sinh viên hỏi: “Nhưng sẽ phải mất nhiều năm để xây dựng chương trình đào tạo tốt, ông có cho rằng cơ hội này vẫn còn đó không?”

Don: “Công nghiệp CNTT đang thay đổi nhanh chóng. Biết chiều hướng và xu hướng có thể giúp cho bất kì nước nào đặt lại hội tụ và lập kế hoạch về điều họ có thể làm thay vì chỉ đi theo ai đó khác. Xu hướng hiện thời là hướng tới giá trị doanh nghiệp và mối quan hệ khách hàng thay vì lao động chi phí thấp. Xu hướng mới là tính toán mây và nền di động với các ứng dụng phức tạp, lấy mạng làm trung tâm, điều yêu cầu kĩ năng tốt hơn như kiến trúc, thiết kế, tích hợp thay vì lập trình và kiểm thử. Xu hướng này không ngụ ý kinh doanh khoán ngoài CNTT chi phí thấp sẽ mất đi nhưng công nghiệp sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho các nước mà có thể cung cấp cho khách hàng những kĩ năng mới này. Nếu bạn chỉ hội tụ vào lập trình và kiểm thử thì bạn bao giờ cũng đi theo ai đó nhưng nếu bạn có thể nâng cấp đào tạo này thì có thể bắt kịp và nắm lấy kinh doanh mới. Nó có thể yêu cầu thay đổi chương trình đào tạo, nó có thể yêu cầu chỉ đạo của chính phủ, nó có thể yêu cầu đào tạo kĩ năng mới nhưng trong kinh doanh toàn cầu, bạn phải có chiến lược và không thể phụ thuộc vào việc đi theo ai đó. Làm kinh doanh toàn cầu yêu cầu kĩ năng trao đổi trong nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh. Điều bản chất là bắt đầu đầu đào tạo tiếng Anh sớm nhất có thể được bởi vì để cạnh tranh với Ấn Độ, bạn cần công nhân trao đổi bằng tiếng Anh nữa.”

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com