Đối thoại khác ở Bắc Kinh
Ngày nay Bắc Kinh bị ô nhiễm cao độ với giao thông tắc nghẽn nặng và mù khói. Khuôn viên của Đại học Thanh Hoa yên tĩnh hơn nhiều so với vài ngày trước, và giống như đại học ở bất kì chỗ nào, có nhiều sinh viên trong quần áo thời trang cầm iPhone hay mang iPad. Apple phải đang làm việc tốt ở đây vì sản phẩm của nó có ở mọi nơi.
Khi tôi chỉ ra sự kiện này cho một người bạn, anh ta giải thích: “Mọi thứ thay đổi nhanh chóng ở đây. Những sinh viên này phần lớn là con trai và con gái của các công nhân chính phủ hay người chủ công ty. Họ đại diện cho nhóm ưu tú trong xã hội có tương lai sáng sủa. Để vào đường trường hàng đầu này, người ta cần có quan hệ vì khó mà vào được cho dù bạn là sinh viên giỏi. Những người giầu có có thể trả tiền cho các thầy để dạy kèm cho con cái họ để được điểm cao trong kì thi và dùng mối quan hệ của họ để làm cho chúng được vào các trường hàng đầu với các tiện nghi hiện đại và thầy giáo giỏi.”
Tôi hỏi: “Thị trường việc làm ở đây thế nào, đặc biệt về công nghệ thông tin?” Anh ấy giải thích: “Cạnh tranh về công nhân kĩ thuật giỏi là cao hơn bao giờ vì khó tìm được việc làm hơn. Cơ hội việc làm trong công nghệ thông tin (CNTT) là rất tốt, đặc biệt trong các khu vực mới như tính toán mây, Internet vạn vật và dữ liệu lớn. Tôi nghĩ các dịch vụ tính toán mây sẽ là rất lớn ở Trung Quốc và nó sẽ tạo ra nhiều việc làm trong vài năm tới. Vấn đề là chúng tôi tìm đâu ra các công nhân? Làm sao chúng tôi cạnh tranh được với Mĩ và châu Âu khi nhiều sinh viên hàng đầu sẽ ra đi vì việc làm ở các nước đó? Từ điều tôi biết được, có thiếu hụt căng thẳng về công nhân có kĩ năng CNTT ở đây và điều đó đang ngày càng tồi tệ hơn vì hệ thống giáo dục quá chậm thay đổi, đặc biệt trong các khu vực CNTT.”
Anh ấy tiếp tục: “Intel đã mở Trung tâm phát kiến thiết bị thông minh ở Thâm Quyến để xây dựng máy tính bảng, điện thoại thông minh, và các thiết bị IoT dựa trên các chip của nó. Nhưng nó gặp khó khăn về tìm công nhân có chất lượng. Samsung Electronics đã đầu tư hàng tỉ đô là vào sản xuất chip và trung tâm kiểm thử phần mềm ở Tây An nhưng cũng gặp khó khăn khi thuê kĩ sư phần mềm có kĩ năng. Có thiếu hụt nghiêm trọng công nhân có kĩ năng CNTT ở đây nhưng đồng thời, có vài triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp, nhiều người trong số họ học CNTT nhưng họ không có kĩ năng. Họ có thể trích dẫn các lí thuyết và được bằng cấp nhưng không thể làm việc được. Ngày nay phần lớn các công ty nước ngoài không tin vào bằng đại học của chúng tôi nữa. Họ yêu cầu mọi người xin việc phải qua kiểm tra chất lượng và phần lớn trượt. Ông có thể hình dung nhiều người tốt nghiệp kĩ nghệ điện tử đã trượt bài kiểm tra điện tử đơn giản vì nó không hỏi về lí thuyết hay bài viết mà hỏi về kĩ năng điện tử thực tại. Điều đó thực đáng xấu hổ nhưng đó là vấn đề của hệ thống giáo dục của chúng tôi, quá nhiều ghi nhớ, không mấy thực hành.”
Anh ấy dường như cay đắng: “Ngày nay ZTE, nhà chế tạo viễn thông riêng của chúng tôi đang thuê các kĩ sư điện tử và phần mềm từ BlackBerry, Nokia và Motorola để làm việc trên điện thoại thông minh của họ. (Lưu ý: Những công ty này đang đóng kinh doanh viễn thông của nó và sa thải công nhân ở Canada và Mĩ) Huawei Technologies đang tuyển mộ công nhân ở Malaysia và Ấn Độ về kĩ sư mạng không dây, và người quản lí sản phẩm. Nhiều công ty Trung Quốc bây giờ đang thuê các công nhân có kĩ năng nước ngoài vì họ không thể tìm được công nhân có kĩ năng ở đây. Một số người phải mở các tiện nghi ở các nước khác để thuê công nhân có kĩ năng ở đó. Bây giờ đó là vấn đề toàn cầu vì mọi nước đều cần công nhân công nghệ nhưng hệ thống giáo dục không thể thay đổi đủ nhanh. Nó vẫn tiếp tục tạo ra những người tốt nghiệp không có kĩ năng trong các khu vực không có tương lai và để cho nhiều thanh niên thế không có việc làm, không có hi vọng trong khi có nhiều cơ hội thế đang sẵn có.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com