Đối thoại ở Tokyo

Đối thoại ở Tokyo

Mùa hè năm ngoái sau khi dạy ở Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi dừng lại ở Tokyo vài ngày để tới thăm bạn bè. Trong bữa tối, chủ đề chuyển sang vấn đề phát kiến công nghệ. Bạn tôi, giáo sư Koshiro bảo tôi: “Nền kinh tế của chúng tôi đang chậm dần lại trong vài năm qua, cho nên chúng tôi lập kế hoạch thúc đẩy phát kiến để tạo việc làm và tăng tốc nền kinh tế. Chính phủ của chúng tôi sẽ đầu tư hàng tỉ đô la vào phát triển nhiều công viên công nghệ mới và khuyến khích nhiều công ty khởi nghiệp hơn.”

Tôi bảo anh ấy: “Tôi không nghĩ các bạn có thể tạo ra phát kiến, bất kể các bạn đầu tư bao nhiêu tiền. Phát kiến bắt đầu với các nhà doanh nghiệp người đem tới ý tưởng và phát triển công nghệ mới để giải quyết vấn đề. Tôi không nghĩ xây dựng công viên công nghệ để khuyến khích công ty khởi nghiệp là đầu tư tốt. Các công ty khởi nghiệp có thể bắt đầu ở bất kì chỗ nào, bất kì lúc nào. Steve Jobs đã bắt đầu Apple trong ga ra, không ở công viên công nghệ. Google đã được tạo ra trong căn hộ của Larry Page, không trong phòng thí nghiệm. Để khuyến khích phát kiến, tốt hơn cả là cải tiến hệ thống giáo dục và để phát kiến xảy ra tự nhiên bởi mọi người.”

Bạn tôi giải thích: “Nhưng kế hoạch của chúng tôi là đặt nhiều công ty công nghệ, nhiều công ty khởi nghiệp vào một chỗ mà có thể được cơ quan chính phủ quản lí. Họ sẽ lựa chọn và tài trợ cho các công ty khởi nghiệp nhỏ này và giúp các công ty tăng trưởng thành công ty cỡ trung, sử dụng nhiều người hơn và cải thiện nền kinh tế của chúng tôi.”

Tôi không đồng ý: “Chính phủ không thể làm cho phát kiến xảy ra được, đó không phải là việc của họ. Nếu bạn nhìn vào những nỗ lực tương tự ở các nước khác, bạn sẽ thấy rằng phần lớn chúng thất bại. Công viên công nghệ Nga đã thất bại; công viên công nghệ Trung Quốc cũng thất bại, và gần như mọi công viên công nghệ trên khắp thế giới cũng thất bại. Vì công viên công nghệ được thiết kế cho chế tạo, không cho phát kiến. Bạn cần các nhà khoa học, kĩ sư và nhà doanh nghiệp công nghệ để tạo ra phát kiến, không phải là địa điểm vật lí. Vài năm trước, Nga đã tạo ra "Thành phố khoa học" do chính phủ quan lí, bên ngoài Moscow để cạnh tranh với Thung lũng Silicon. Họ đã chi hàng trăm triệu đô la để xây dựng các phòng thí nghiệm công nghệ hiện đại, nhưng chỉ các công ty xây dựng là hài lòng và làm ra tiền, nhưng bạn không thấy bất kì công ty thành công nào ở đó. Trung Quốc đã đầu tư hàng tỉ đô la vào phát triển nhiều công viên công nghệ khắp nước, nhưng kết quả là nhiều toà nhà trống rỗng và các phòng thí nghiệm hiện đại không có gì trong nó. Phần lớn các công viên công nghệ thất bại vì vị trí vật lí không có tác dụng, đặc biệt nếu chúng do chính phủ quản lí. Ngày nay bạn không nghe nói mấy về những thất bại này trên báo chí vì không ai thú nhận sai lầm này.”

Bạn tôi dường như bị hoang mang: “Anh nghĩ kế hoạch kinh tế để tạo ra công viên công nghệ và đem các doanh nghiệp, các công ty khởi nghiệp, đại học và người nghiên cứu vào cùng nhau trong một vị trí là không có tác dụng sao?"

Tôi giải thích: “Điều đó dường như là logic với nhiều người nhưng theo ý kiến tôi, nó không có tác dụng. Phát kiến bắt đầu với giáo dục và con người. Thay vì xây dựng công viên công nghệ, bạn nên đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, vào đào tạo thầy giáo, vào nâng lương cho thầy giáo để cho họ có thể tập trung vào giảng dạy. Với giáo dục công nghệ đúng, mọi người sẽ có tri thức và kĩ năng, và một số trong họ sẽ phát kiến, tạo ra sản phẩm và bắt đầu công ty của họ. Tôi nghĩ công viên công nghệ hay chính phủ không thể làm cho phát kiến xảy ra được nhưng tri thức chuyên sâu của một nhóm người thì có thể. Chẳng hạn, Thung lũng Silicon là trung tâm của phát kiến và công ty khởi nghiệp vì có nhiều người công nghệ cao sống và làm việc ở đó. Những người này đang phát triển những ý tưởng mới, sản phẩm mới, công nghệ mới và cạnh tranh về một phần thị trường. Ở Thung lũng Silicon, tri thức công nghệ là chất liệu cho công ty khởi nghiệp. Các nhà doanh nghiệp phát triển công nghệ, phần cứng, phần mềm, động cơ tìm, phương tiện xã hội, và những thứ này tiếp tục tạo ra nhiều nhu cầu về các sản phẩm nhanh hơn, tốt hơn và được phát kiến cao hơn.”

Tôi tin các nhà doanh nghiệp là then chốt cho phát kiến và thịnh vượng kinh tế, nhưng để phát triển các nhà doanh nghiệp bạn cần bắt đầu với hệ thống giáo dục tốt, đặc biệt là hệ thống giáo dục hội tụ vào Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM). Để cải tiến nền kinh tế, các chính phủ phải đầu tư vào giáo dục như một ưu tiên, và đầu tư này phải hội tụ nhiều vào việc đào tạo thầy giáo, cũng như phương pháp dạy để phát triển thế hệ mới các nhà doanh nghiệp sáng tạo cao và có kĩ năng cao, người sẽ bắt đầu công ty của họ và đóng góp cho nền kinh tế.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
  • Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
  • Wiki hóa: https://kipkis.com