Đối thoại ở Thâm Quyến
Nhiều năm trước khi tôi lần đầu tiên dạy Kĩ nghệ phần mềm ở Trung Quốc, một giáo sư kinh tế nói với tôi về "khu chế tạo" nơi hàng trăm cơ xưởng vận hành. Ông ấy nói: “Nền kinh tế của chúng tôi đang bùng nở vì chúng tôi có lực lượng lao động lớn nhất và chi phí thấp nhất trên thế giới. Mục đích của chúng tôi là trung tâm chế tạo của thế giới.” Tôi hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không có nhu cầu về công nhân lao động thêm nữa?" Ông ấy cười: “Cơ xưởng bao giờ cũng cần công nhân lao động, cái gì khác có thể xảy ra được?”
Điều đó đã là vậy nhưng tháng trước khi tôi dạy ở Trung Quốc, ông ấy đã nói với tôi về thất nghiệp đang tăng lên ở đó: “Công nghệ thay đổi nhiều thứ và tự động hoá đã chiếm chỗ của nhiều công nhân lao động. Chúng tôi đang tới điểm rẽ nơi nhiều cơ xưởng đang chuyển sang các nước chi phí thấp hơn và chúng tôi có nhiều công nhân lao động không có việc làm. Là một nhà kinh tế, tôi nghĩ khi nền kinh tế thịnh vượng, mọi người mua nhiều và chi tiêu nhiều sẽ kích thích sản xuất nhiều hơn và thuê nhiều công nhân hơn, nhưng điều đó đã không xảy ra.”
Tôi bảo ông ấy: “Lí thuyết kinh tế đó có tác dụng trong quá khứ nhưng với toàn cầu hoá, cơ xưởng có thể chuyển đi bất kì chỗ nào có chi phí thấp nhất để làm cực đại lợi nhuận. Ngày nay với chi phí lao động tăng lên, Trung Quốc không còn là nước có chi phí thấp nhất trên thế giới và không thể cạnh tranh được với các nước có chi phí thấp hơn ở châu Phi. Nhưng điều đó chỉ là bắt đầu, chẳng mấy chốc ông sẽ thấy kết quả của tự động hoá phức tạp nơi các robots đang thay thế công nhân thì ngay cả các nước có chi phí thấp hơn cũng không thể cạnh tranh được với máy móc. Với robotics và công nghệ tự động hoá sẽ có ít nhu cầu hơn về công nhân lao động. Vấn đề là nhiều người không nghĩ điều đó có thể xảy ra nhanh thế vì họ không hiểu luật Moore. Tôi nghĩ các nhà kinh tế có thể cần nghiên cứu về công nghệ để hiểu những thay đổi xảy ra trong thời đại thông tin này. Nhiều lí thuyết kinh tế đang được dạy ngày nay đã được phát biểu cho thời đại công nghiệp nơi chi phí thấp và xuất khẩu sản phẩm là dẫn lái then chốt nhưng ngày nay một số trong các lí thuyết này không còn hợp thức nữa. Trong thời đại công nghiệp, vốn và lao động là động cơ then chốt dẫn lái kinh tế nhưng trong thời đại thông tin, phát kiến và tri thức là động cơ mới cho tăng trưởng kinh tế. Thay vì hội tụ vào chế tạo và xây dựng nhiều cơ xưởng ông nên hội tụ vào cải tiến giáo dục công nghệ để sản xuất ra nhiều công nhân tri thức trước khi điều đó thành quá muộn.”
Ông ấy hỏi: “Ngày nay chúng tôi có nhiều người vào đại học hơn bao giờ trước đây và con số người hoàn thành đại học đang tăng lên tới vài triệu người mỗi năm. Tất cả chúng tôi đều hi vọng rằng thế hệ này sẽ có cơ hội tốt hơn thế hệ trước nhưng bằng cách nào đó chúng tôi có nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp, những người không thể đóng góp được cho nền kinh tế.”
Tôi giải thích: “Vấn đề là nền kinh tế của các ông vẫn dựa trên chế tạo cho nên phần lớn việc làm sẵn có là việc làm lao động. Trong nhiều năm, nước các ông liên tục xây cơ xưởng với hi vọng rằng việc khoán ngoài chế tạo sẽ tiếp tục mặc cho việc lương lao động tăng lên. Các ông không tập trung vào việc tạo ra việc làm cho người có giáo dục cao cho nên khi sinh viên của các ông hoàn thành đại học có ít việc làm hơn dành cho họ. Tất nhiên những người có bằng đại học sẽ không sẵn lòng làm việc lao động thủ công cho nên các ông kết thúc với nhiều người tốt nghiệp bị thất nghiệp. Vấn đề nữa là hệ thống giáo dục của các ông đã không thay đổi nhiều cho nên người tốt nghiệp của các ông không có kĩ năng mà thị trường việc làm toàn cầu cần do đó người tốt nghiệp của các ông không thể đi làm việc ở nước khác được. Có thiếu hụt công nhân có kĩ năng CNTT trên khắp thế giới nhưng người tốt nghiệp của các ông không thể lấp vào những chỗ đó vì họ không có tri thức và kĩ năng được cập nhật.”
Ông ấy đồng ý: “Hiện thời nhiều người tốt nghiệp vẫn chờ cơ hội việc làm mà có thể không bao giờ tới. Bố mẹ họ muốn họ có việc làm nhưng họ không có tri thức và kĩ năng để cạnh tranh việc làm trong thị trường toàn cầu đó là lí do tại sao chúng tôi có một hiện tượng bất thường tên là "Đám kiến" điều mô tả hàng triệu người tốt nghiệp đại học thất nghiệp, người bỏ gia đình và sống cùng những người khác trong những tầng hầm đông đúc của các toà nhà hay ở góc phố đợi kiếm việc làm. Nhiều người trong số họ thất vọng, tham gia vào các hoạt động tội phạm hay bệnh xã hội như ma tuý và rượu chè. Họ bị xã hội coi như một phần của giai cấp thấp nhất của đất nước, gia nhập nhóm người nghèo như nông dân, công nhân di trú, và người lao động thất nghiệp, mặc cho việc có bằng đại học. Ông đã đọc cuốn sách của giáo sư Lian Si tên là “Đám kiến” chưa?”
Tôi bảo ông ấy: “Tôi đã đọc cuốn sách đó. Điều đáng buồn là nhiều người thông minh, người đã tốt nghiệp từ các đại học tốt không thể hoàn thành được mơ ước của họ về việc kiếm sống. Là những nhà giáo dục, chúng ta cần tìm ra giải pháp vì không có hành động đúng, chúng ta sẽ có một "thế hệ bị phí hoài" và điều đó có thể là gánh nặng chính cho xã hội. Cuối cùng những người tốt nghiệp bị thất nghiệp sẽ trở nên tách rời khỏi xã hội và tham gia vào những điều xấu như rượu chè, ma tuý và các hoạt động không mong muốn khác. Ngày nay nhiều người tốt nghiệp vẫn còn hi vọng rằng họ có thể kiếm được việc làm nhưng nếu hi vọng này không còn khả thi, nó có thể gây ra nhiều vấn đề. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo về quả bom hẹn giờ này nếu vấn đề này không được giải quyết.”
Ông ấy đồng ý: “Tôi biết điều đó. Là giáo sư kinh tế, chúng tôi đã thảo luận về cách biến đổi nền kinh tế của chúng tôi từ dựa trên chế tạo sang dựa trên phát kiến.”
Tôi bảo ông ấy: “Để làm cho biến đổi này xảy ra, mọi thứ đều phải bắt đầu với hệ thống giáo dục. Ngày nay chỉ vài nước làm điều đó đúng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Nhiều nước vẫn còn bị lẫn lộn vì họ tin rằng chỉ đổi "khu chế tạo" thành "khu công nghệ cao" thì biến đổi sẽ xảy ra. Đó là sai lầm vì phát kiến công nghệ yêu cầu công nhân tri thức làm dẫn lái then chốt chứ không phải là xây nhiều khu công nghệ. Biến đổi phải bắt đầu với giáo dục dựa trên công nghệ như STEM. Lí do nhiều nhà kinh tế không hiểu điều đó vì biến đổi từ thời đại nông nghiệp sang thời đại công nghiệp đã bắt đầu bằng các cơ xưởng chế tạo nơi công nhân lao động chuyển từ nông trại vào cơ xưởng với đào tạo hay giáo dục tối thiểu. Sự kiện là cơ xưởng yêu cầu "sức mạnh cơ bắp" nhưng phát kiến yêu cầu "sức mạnh trí não." Thời đại công nghiệp dựa trên nhiều công nhân lao động để làm việc trong cơ xưởng nhưng thời đại thông tin phụ thuộc vào công nhân tri thức để phát kiến và điều đó dựa trên hệ thống giáo dục mạnh. Có nhiều sinh viên vào đại học là cách phát triển công nhân để xây dựng nền kinh tế dựa trên phát kiến nhưng không có cải tiến hệ thống giáo dục bằng việc hội tụ nhiều hơn vào công nghệ, các ông đang tạo ra "sự mong manh kinh tế" với số đông người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com