Đối thoại ở London
Trong nhiều thế kỉ, Khoa học và công nghệ đã từng là phần quan trọng của kinh tế châu Âu. Châu Âu đã tạo ra nhiều nhà nghiên cứu và nhà khoa học nổi tiếng và các đại học của họ nằm trong số các đại học tốt nhất thế giới. Tuy nhiên ngày nay mọi sự đã thay đổi, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và người tốt nghiệp giỏi nhất của họ đang ra đi tìm việc làm tốt hơn ở Mĩ, và việc thiếu hụt kĩ năng đang làm chậm lại sự phục hồi kinh tế của châu Âu. Ngày nay London là thủ đô của công nghệ châu Âu, nhưng nó không có đủ công nhân có kĩ năng để đáp ứng cho nhu cầu. Từng năm, nó phải "nhập khẩu" hàng nghìn công nhân Ấn Độ để lấp vào các nhu cầu. Khi tới thăm các công ty công nghệ, tôi thấy nhiều công nhân nước ngoài, phần lớn là người Ấn Độ và Trung Quốc.
Bạn tôi Charles giải thích: “Vì công nhân công nghệ của chúng tôi làm được ít hơn nhiều so với người tương nhiệm Mĩ cho nên nhiều người bỏ đi để tìm việc làm tốt hơn ở Mĩ. Khó cạnh tranh với Thung lũng Silicon Valley hay Boston.” Tôi hỏi: “Khác biệt là bao nhiêu?” Charles đáp: “Về trung bình, kĩ sư phần mềm ở Anh làm quãng 30% kém hơn người mới tốt nghiệp ở Mĩ trong kĩ nghệ phần mềm, sẽ làm được quãng $68,000 đô la một năm ở London nhưng người đó có thể làm được $75,000 ở Boston hay $82,000 ở San Jose. Một người phân tích phần mềm với năm tới bẩy năm kinh nghiệm sẽ làm $90,000 ở London nhưng có thể làm $125,000 ở San Francisco.” Tôi ngạc nhiên: “Tôi không biết rằng kẽ hở là lớn thế.” Charles tiếp tục: “Ngày nay một kĩ sư phần mềm ở Ấn Độ làm được quãng $10,000 một năm nhưng người đó có thể làm $60,000 ở London và $80,000 ở Mĩ đó là lí do tại sao cạnh tranh về công nhân có kĩ năng là dữ dội. Mọi thứ đều được dẫn lái bởi cung và cầu. Các công ty châu Âu không có tiền mà công ty Mĩ có. Không thể nào cạnh tranh được với Apple hay Google.”
Tôi hỏi: “Nếu có nhu cầu cao về công nhân kĩ thuật tại sao trường các anh không thể đào tạo nhiều hơn?” Charles lắc đầu “Ngày nay thanh niên không muốn làm việc vất vả. Nhiều người lười nhưng nhiều trường vẫn "cho qua" những sinh viên này để sang mức tiếp; cho dù họ không đạt được chuẩn tối thiểu. Nhiều sinh viên rời khỏi trường trung học mà không có kĩ năng thích hợp trong khoa học và toán học, điều là mức cơ sở được cần cho việc làm hay giáo dục thêm ở đại học. Vì khó vào các đại học hàng đầu để có được giáo dục tốt, phần lớn sẽ vào bất kì đại học nào chấp nhận họ nơi họ không phải học hành chăm chỉ. Cuối cùng khi tốt nghiệp, họ thấy rằng kĩ năng của họ không đủ tốt để có được việc làm cho nên họ trở nên bị thất nghiệp. Ngày nay phần lớn việc làm tốt đều là việc làm công nghệ điều yêu cầu các kĩ năng đặc biệt nhưng nhiều người tốt nghiệp đại học không được chuẩn bị cho những việc làm này. Tất cả chúng ta đều biết rằng không cái gì có thể là bản chất cho sự thịnh vượng quốc gia hơn phẩm chất của hệ thống giáo dục của nó. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của chúng tôi đã không cập nhật việc đào tạo theo nhu cầu hiện thời. Trong nhiều năm, các công ty đã phàn nàn rằng nhiều người tốt nghiệp đại học không có kĩ năng mà họ cần nhưng phần lớn các trường bỏ qua điều đó. Việc thiếu kĩ năng trong những người tốt nghiệp đại học đang là tồi tệ nhất ở châu Âu trong những năm gần đây.”
Charles tiếp tục: “Vấn đề này có hậu quả nghiêm trọng lên việc phục hồi kinh tế của chúng tôi. Ngày nay Liên hiệp châu Âu đang đối diện với tỉ lệ thất nghiệp cao nhưng đồng thời, có trên hai triệu việc làm mở ra trên toàn Liên hiệp châu Âu mà không có người xin làm đủ phẩm chất. Các công ty công nghệ của chúng tôi có thể phát sinh ra nhiều việc làm tốt nhưng chúng tôi không có đủ công nhân có kĩ năng để rót vào chúng. Chính phủ của chúng tôi đang hết sức cố gắng làm việc để đào tạo lại những người tốt nghiệp bị thất nghiệp cho các việc làm liên quan tới công nghệ. Họ khuyến khích nhiều sinh viên học khoa học, công nghệ, kĩ nghệ và toán học (STEM) thay vì sân khấu, âm nhạc, chụp ảnh, thiết kế quần áo, trang trí nội thất, và khoa học xã hội, điều rất phổ biến trong các thanh niên bây giờ.”
Tôi hỏi: “Nhưng quản trị kinh doanh và tài chính vẫn phổ biến trong các sinh viên châu Âu chứ?" Charles trả lời: “Nó phổ biến nhưng chừng nào họ chưa tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu như trường London về kinh doanh, Oxford hay Cambridge, họ sẽ có khó khăn tìm việc làm. Vài năm trước, MBA là “nóng” và nhiều sinh viên đã theo đuổi bằng cấp này nhưng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã đẩy hàng trăm nghìn người kinh doanh ra khỏi công việc. Khi kinh tế được phục hồi, những người tốt nghiệp mới không thể cạnh tranh về việc làm với một số người có kinh nghiệm người đã từng bị thất nghiệp từ 2009. Có thể phải mất năm hay mười năm nữa trước khi thị trường việc làm có thể ổn định hoá và cầu và cung được cân bằng nhưng vào lúc này, không có hi vọng cho sinh viên về kinh doanh”
Chúng tôi lái xe qua Shoreditch nơi nổi tiếng là “Đường vòng Silicon” của London do số lớn các công ty công nghệ vận hành ở đó. Charles trỏ vài toà nhà lớn: “Trong mấy năm qua, chúng tôi đã có nhiều công ty khởi nghiệp thành công ở đó. Chính phủ chúng tôi đã chi hàng tỉ đô la hỗ trợ cho họ nhưng chúng tôi vẫn không thể phát triển được các công ty như Apple, Facebook hay Google. Một số những công ty thành công đã bị các công ty Mĩ và Đức mua lại. Các công ty còn lại bây giờ đầy công nhân nước ngoài, phần lớn từ Ấn Độ. Chúng tôi đã nhận 40,000 công nhân năm ngoái nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Thiếu hụt kĩ năng đã ngăn cản nhiều công ty tăng trưởng và bành trướng toàn cầu. Một phần của vấn đề này là đào tạo đại học của chúng tôi đã không giáo dục cho sinh viên đúng mặc cho chính phủ chi tiêu nhiều tiền để cải tiến nó. Là nhà giáo dục, chúng tôi tuyệt vọng, anh nghĩ chúng tôi có thể làm được gì?"
Tôi gợi ý: “Tôi nghĩ tương lai của giáo dục sẽ là ở việc học trực tuyến cả địa phương và toàn cầu. Nếu hệ thống trường học không thể thay đổi nhanh, nó sẽ bị loại bỏ. Nếu đại học không thể tạo ra người tốt nghiệp có kĩ năng, sinh viên sẽ không ghi danh vào đó. Cuối cùng quá trình loại bỏ sẽ xảy ra và đột phá trong giáo dục sẽ xảy ra và lan rộng khắp thế giới. Trong tương lai gần, trường sẽ không còn thuộc vào bất kì nước nào mà sẽ là toàn cầu với sinh viên tới từ khắp thế giới. Một số trong những điều này đã xảy ra với các môn học trực tuyến mở cho đại chúng (MOOCs). Tại sao các chính phủ cứ chi nhiều tiền vào hệ thống giáo dục cổ mà không thể thay đổi được? Có giải pháp thay phiên như MOOC và những phương pháp học mới khác. Vì phần lớn các môn học MOOC được dạy bằng tiếng Anh, sinh viên của các anh sẽ không có vấn đề gì khi học từ chúng. Mọi điều họ cần là động cơ học tập và phát triển các kĩ năng cần thiết. Tôi tin trong vòng vài năm, phần lớn các trường sẽ chỉ cần có kết nối internet nhanh nơi sinh viên có thể truy nhập vào việc giáo dục trực tuyến tự do này. Sinh viên sẽ học từ những giáo sư giỏi nhất rồi tham gia vào thảo luận trên lớp được các thầy giáo địa phương dẫn dắt. Ngày nay đa số sinh viên (80%) của MOOC là từ Ấn Độ vì họ biết tiếng Anh giỏi. Họ hiểu rằng bằng việc có kĩ năng công nghệ mới nhất, họ sẽ có nhiều cơ hội để làm việc ở hải ngoại và có tương lai tốt hơn cho họ và gia đình họ. Trong tương lai gần, các lớp học cũng sẽ thay đổi vì công nghệ sẽ được tích hợp vào mọi phần của hệ thống trường học nơi sinh viên có thể truy nhập vào bất kì tài liệu nào, bất kì lớp nào, bất kì lúc nào và bất kì chỗ nào. Thực ra, thầy giáo, sinh viên, người quản trị nhà trường và nhân viên tất cả sẽ được kết nối vào hệ thống toàn cầu nơi sinh viên sẽ có truy nhập vào tài liệu lớp học, bài giảng, bài thi và điểm số, lời bình vì họ có thể làm việc qua laptop, điện thoại thông minh hay máy tính bảng của họ.”
Charles dường như quan tâm: “Nhưng cái gì sẽ xảy ra cho thầy giáo?” Tôi đáp: “Tất nhiên, vai trò của thầy giáo sẽ thay đổi vì sẽ có ít thầy giáo hơn được cần tới. Trong tương lai gần, mọi tài liệu môn học sẽ là sẵn có trên Internet nhưng một số thầy giáo địa phương vẫn sẽ được cần tới để lãnh đạo thảo luận và trả lời câu hỏi. Điều đó nghĩa là phương pháp dạy sẽ phải thay đổi từ dạy thụ động sang học chủ động. Tôi nghĩ mọi thứ sẽ được thực hiện trên mây như Google Apps hay Google Doc. Sinh viên sẽ có cơ hội để cộng tác với người khác để phát triển các kĩ năng mà sẽ giúp cho họ xây dựng nghề nghiệp. Họ có thể học ở trong lớp học trong nước riêng của họ hay có thể cộng tác với người khác ở các nước khác. Trong tương lai gần, trao đổi và cộng tác là kĩ năng bản chất cho mọi sinh viên vì chúng ta đang tiến tới nền kinh tế toàn cầu với các công ty toàn cầu và môi trường làm việc toàn cầu. Một số nước đã chấp nhận cách tiếp cận mới này, nhưng sẽ còn mất thời gian cho các nước khác sẵn sàng cho tương lai này của giáo dục.”
Charles dường như háo hức: “Tôi biết về MOOC nhưng đã không nhận ra rằng nó còn hơn các môn học trực tuyến. Nó là cách tiếp cận mới tới giáo dục toàn cầu mà chúng tôi đã không hiểu đầy đủ. Nhưng anh nghĩ cái gì sẽ xảy ra tiếp?” Tôi giải thích: “Có nhiều tranh cãi giữa các chính phủ về chuẩn của giáo dục toàn cầu này. Điều họ bất đồng là khi các trường chấp nhận cách tiếp cận mới này, họ phải được đánh giá dựa trên chuẩn toàn cầu. Bằng việc có chuẩn này, sinh viên biết họ thành công hay không và cải tiến nào là được cần. Thầy giáo cũng sẽ cần được đào tạo thêm về phương pháp học chủ động mới. Cách tiếp cận mới này sẽ thất bại nếu không có đào tạo nghiêm ngặt lại cho cả thầy giáo và học sinh. Vào lúc này, nhiều chính phủ đã không nhận ra cách tiếp cận mới này và nó đối diện với sự chống đối mạnh từ nhiều nhà giáo dục vì họ sợ mất việc của họ. Ngày nay MOOC là cách tiếp cận học mở cho bất kì ai muốn học theo cách riêng của họ. Nó cho phép các cá nhân chọn bất kì cái gì họ muốn học và khi nào họ muốn học. Như tôi được biết, mới chỉ sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc hiểu cơ hội này và tận dụng ưu thế của việc đào tạo trực tuyến này. Tuy nhiên, việc học trực tuyến là nhiều hơn chỉ dạy và học từ Internet. Học trực tuyến sẽ khuyến khích học độc lập, vì sinh viên phải nắm quyền làm chủ việc học riêng của họ. Thầy giáo có thể để tài liệu môn học trực tuyến cho sinh viên dùng. Đây có thể là videos, tài liệu, audio hay podcast (hệ thống phân phối nội dung). Mọi tài nguyên này có thể được truy nhập qua máy tính, điện thoại thông minh hay máy tính bảng của sinh viên. Chừng nào họ còn có kết nối internet thì họ có thể tham gia lớp nhưng họ phải có động cơ học tập, không chỉ để qua được bài kiểm tra và được bằng cấp. Ngày nay có khối lượng lớn các tài liệu sẵn có trực tuyến mà sinh viên có thể tự tìm được nếu họ muốn phát triển kĩ năng mới và có được việc làm tốt. Tương lai là trong việc học riêng của họ và họ phải quyết định liệu họ có phát triển các kĩ năng mới nhất và có được việc làm tốt hay vẫn còn bị thất nghiệp và bị thất vọng cả phần còn lại của đời họ. Đó là về chọn lựa mà mọi cá nhân có thể làm.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com