Đối thoại ở Brazil
Tuần trước, tôi đã tham dự một cuộc hội nghĩ kĩ nghệ phần mềm ở Brazil. Đây là lần đầu tiên tôi tới thăm nước này, cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn một số ấn tượng của tôi. Brazil là nước lớn nhất ở Nam Mĩ và là nước duy nhất nói tiếng Bồ đào nha ở lục địa đó. Nó là nước lớn thứ năm về kích thước và thứ năm về dân số trên thế giới. Ngày nay, Brazil là cường quốc khu vực ở Nam Mĩ, nước lãnh đạo trong các nước đang phát triển, và là một cường quốc thế giới đang nổi lên như một trong bốn nền kinh tế đang nổi lên có tên là BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc).
Brazil có đầu tư nước ngoài cao nhất trên thế giới, nền kinh tế của nó tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc do nền nông nghiệp, khai mỏ, chế tạo rất phát triển và lớn của nó và là nền kinh tế xuất khẩu rất mạnh. Các sản phẩm xuất khẩu bao gồm máy bay, cà phê, ô tô, thiết bị điện, ethanol, thép, đậu nành, quặng sắt, nước cam và dệt may v.v. Ngày nay, Brazil đang cố gắng lan toả hình ảnh của mình như nước xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp như cà phê, đường và đậu nành và muốn nhấn mạnh vào cường quốc công nghiệp của mình với tri thức chuyên gia trong công nghệ tiên tiến. Vài người biết rằng Brazil đã làm ra những sản phẩm tiên tiến cao như máy bay thương mại, thiết bị điện tử, bộ phận vệ tinh, thiết bị radar và ô tô lai có thể chạy bằng ethanol trong nhiều năm. Brazil là nước duy nhất trên thế giới KHÔNG phụ thuộc vào nhập khẩu dầu hoả và thay vì thế dùng ethanol chế từ mía. Không phụ thuộc vào nhập khẩu dầu hoả, nền kinh tế của nó rất ổn định và với tài nguyên thiên nhiên giầu có và nông nghiệp được quản lí tốt, Brazil có thể duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp và tiếp tục tăng trưởng vững chắc. Xem như bằng chứng về tự tin của mình vào tương lai, Brazil sẽ đăng cai cả giải bóng đá thế giới của FIFA năm 2014 và thế vận hội Olympic mùa hè năm 2016, (Nước đầu tiên đăng cai hai sự kiện thế giới lớn nhất tiếp nhau.)
Trong cuộc hội nghị, tôi gặp nhiều bạn mới và thảo luận với họ về công nghiệp công nghệ thông tin (IT). Người bạn mới của tôi, giáo sư Da Silva, cũng là một CEO của công ty phần mềm lớn bảo tôi: “Hôm nay Ấn Độ là cường quốc lớn về công nghệ thông tin, nhưng các nước phát triển khác như Trung Quốc, Nga và Brazil cũng được củng cố rất vững trong khu vực này nữa. Brazil, trong 10 năm qua, đã từng tích cực cải tiến công nghiệp CNTT của mình qua chương trình do chính phủ tài trợ có tên là “Brazil IT”. Hiện thời, chúng tôi có 17 công viên công nghiệp lớn phản ánh nền kinh tế đa dạng của chúng tôi với nhiều khu vực như Tài chính, Viễn thông, Hàng không, Nông nghiệp, Chăm sóc sức khoẻ, Dầu & Ga, ứng dụng di động, an ninh thông tin, và khoán ngoài CNTT. Tất nhiên, CNTT vẫn là phần nhỏ của nền kinh tế nhưng nó đang tăng trưởng. Năm ngoái, xuất khẩu CNTT toàn bộ của chúng tôi là quãng 6 tỉ đô la nhưng chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể làm được 8 tới 10 tỉ đô la năm nay. Mặc dầu Ấn Độ đang làm tốt trong kinh doanh khoán ngoài nhưng chúng tôi cũng làm như vậy. Tuy nhiên chúng tôi khác bởi vì chúng tôi đang tập trung vào vài khu vực như phát triển phần mềm qui mô lớn cho hàng không, chế tạo, tài chính và hệ thống ngân hàng. Ông có lẽ không biết rằng Brazil có một trong những mạng ngân hàng hiện đại nhất thế giới, với việc thanh toán các giao tác ngay tức khắc. Chúng tôi cũng đã phát triển việc bỏ phiếu điện tử, phổ quát cho ngay kết quả cuộc bầu cử quốc gia trong vòng 24 giờ và có ngành công nghiệp máy bay lớn thứ ba thế giới. Chúng tôi là nước đang phát triển duy nhất tham gia vào trạm không gian quốc tế. Nền công nghiệp phần mềm của chúng tôi là gióng thẳng với ngành công nghiệp hàng không, chế tạo và ô tô cho nên chúng tôi rất chuyên môn.”
Trước chuyến thăm này, tôi bao giờ cũng nghĩ Brazil là nước xuất khẩu nhiều cà phê và có đội bóng rất giỏi. Cho nên tôi hỏi: “Việc chuyển sang công nghệ cao bắt đầu thế nào? Tôi bao giờ cũng nghĩ nước ông vẫn tập trung vào nông nghiệp.”
Ts. Silva cười: “Nhiều người vẫn nghĩ rằng chúng tôi chủ yếu xuất khẩu cà phê nhưng chúng tôi đã làm việc trong khoa học và công nghệ lâu rồi. Chúng tôi có hệ thống giáo dục tốt tương tự như châu Âu. Chúng tôi thích ứng nhiều chương trình giáo dục châu Âu, chúng tôi có nhiểu giáo sư châu Âu tới dạy và nhiều người đã quyết định ở lại đây. Chúng tôi cũng có các phòng thí nghiệm nghiên cứu mạnh trong khoa học và nông nghiệp. Về căn bản thành công kinh tế hiện thời của chúng tôi được bắt rễ trong hệ thống giáo dục tuyệt vời của chúng tôi. Chúng tôi để nhiều nỗ lực để đảm bảo rằng giáo dục của chúng tôi là tốt như ở Mĩ hay châu Âu. Chúng tôi đặt chuẩn rất cao cho sinh viên vào đại học. Chúng tôi tập trung vào khoa học và nông nghiệp làm hai yếu tố then chốt để dẫn lái nền kinh tế của chúng tôi. Bởi vì hệ thống giáo dục của mình, chúng tôi có khả năng phát triển ngành công nghiệp hàng không và chế tạo mạnh, nơi các kĩ sư xây dựng máy bay, ô tô và các thiết bị nặng để cạnh tranh với những người khổng lồ công nghiệp khác như Boeing, GM, Airbus v.v. Ngày nay chúng tôi là ngành công nghiệp hàng không số ba trên thế giới sau Boeing và Airbus khi các nước như Ấn Độ, Nhật Bản còn chưa có khả năng xây dựng máy bay thương mại lớn. Ô tô lai của chúng tôi là duy nhất vì chúng chạy bằng ethanol lấy từ công nghiệp mía đường của riêng chúng tôi cho nên chúng tôi không phải nhập dầu hoả. Vì nền kinh tế của chúng tôi không bị tác động bởi thăng giáng của giá dầu hoả, nó rất ổn định và đó là lí do tại sao hầu hết các công ty nước ngoài đều đầu tư vào đây. Ngay cả với khủng hoảng tài chính, nền kinh tế của chúng tôi vẫn ổn định và tiếp tục tăng trưởng.”
Tôi hỏi: “Tôi quan tâm tới công nghiệp phần mềm. Các ông cạnh tranh tốt đến đâu với Ấn Độ hay Trung Quốc?"
Ts. Silva giải thích: “Brazil đã được coi là nước tốt hơn cho các công ty Mĩ để khoán ngoài do nền giáo dục mạnh và múi thời gian. Tuy nhiên, công nhân phần mềm của chúng tôi đắt hơn Ấn Độ và Trung Quốc. Chúng tôi tin rằng chúng tôi là một phương án khác so với Ấn Độ và Trung Quốc, không phải là kẻ cạnh tranh. Thị trường khoán ngoài đang tăng trưởng nhanh thế, cho nên chúng tôi không cần chiếm khách hàng từ Ấn Độ hay Trung Quốc, vì có nhiều kinh doanh cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, chúng tôi làm mình khác biệt vì người kĩ sư phần mềm có kĩ năng cao có thể làm những điều mà người khác không thể làm được. Chúng tôi có nhiều công ty đã đạt chuẩn chất lượng như CMMI và ISO 9001 nhưng điều đó chỉ nói lên một phần của câu chuyện bởi vì ông cần nhìn vào cách các thách thức kinh doanh đã được người có kĩ năng của chúng tôi đáp ứng. Để tôi cho ông một ví dụ về cách hệ thống CNTT ngân hàng của chúng tôi làm việc trên hệ thống thanh toán kinh doanh và xử lí séc. Mười năm trước, chúng tôi cần có cơ chế hiệu quả và tự động hoá cao để thanh toán và chuyển ngân bởi vì chúng tôi dùng séc nhiều hơn tiền mặt. Khách thăm tới Brazil ngạc nhiên rằng séc có thể được dùng ở mọi nơi, kể cả trả tiền taxi. Hệ thống ngân hàng của chúng tôi hiệu quả tới mức chúng tôi xử lí trên 350 triệu séc hàng tháng với chuyển ngân trong vòng 24 giời. Ngày nay, tốc độ xử lí của chúng tôi là không sánh được ngay cả ở các nước đã phát triển, kể cả Mĩ. Ba năm trước, chúng tôi đã nâng cấp hệ thống ngân hàng quốc gia này, nơi hệ thống gốc đã tập trung chỉ vào tốc độ và hiệu quả, hệ thống mới nhắm tới thu được hiệu quả hơn trong khi đồng thời giảm rủi ro. Việc phát triển hệ thống thanh toán ngân hàng mới chỉ mất 21 tháng, và đáp ứng cho mọi yêu cầu chức năng và chất lượng. Không nước nào trên thế giới có thể xây dựng được hệ thống CNTT quốc gia lớn như thế trong thời gian ngắn. Ngay cả những người từ Mĩ và châu Âu cũng phải tới và học từ chúng tôi và họ lấy làm ngạc nhiên chúng tôi làm tốt thế. Người phần mềm của chúng tôi được huấn luyện rất sớm về chất lượng, canh tân, và đáp ứng mục đích doanh nghiệp bởi vì việc giáo dục được thiết lập tốt chứ không chỉ viết mã và kiểm thử như ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tất nhiên, chúng tôi yêu cầu lương cao hơn nhưng kết quả chất lượng của chúng tôi xứng đáng với mọi đồng đô la ông trả.”
Tôi biện minh: “Lí do then chốt cho khoán ngoài là giảm chi phí, nếu chi phí của ông cao hơn đối thủ cạnh tranh thì làm sao ông cạnh tranh được?”
Ts. Silva cười: “Ngược lại chứ, kinh doanh khoán ngoài CNTT của chúng tôi đang làm rất tốt. Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện thời đã lan khắp thế giới và mọi người đều đang cắt giảm chi phí nhưng chi phí thấp cũng có nghĩa là chất lượng thấp sao? Điều gì sẽ xảy ra khi sản phẩm đầy lỗi? Ai phải trả tiền để sửa chúng? Mất bao lâu để sửa một sản phẩm bị lỗi? Ông có thể làm nó rẻ tiền nhưng ông cũng phải trả tiền để sửa nó cho nên nó không còn rẻ nữa. Nếu ông khoán ngoài vài dự án phần mềm là đơn giản thì bất kì người lập trình nào cũng có thể hoàn thành được chúng, nhưng ông có để cho họ làm việc trên sản phẩm phần mềm cốt yếu của ông như hàng không hay chế tạo không? Vài năm trước, các công ty đã xô tới các nước "lao động rẻ" nơi phần lớn công nhân KHÔNG có đào tạo tốt, nhiều người chỉ được học lập trình sáu tháng và đưa vào làm việc. Tất nhiên, lương của họ thấp nhưng chất lượng của họ cũng thấp và những sản phẩm này đã tạo ra nhiều vấn đề với "khách hàng không hài lòng". Để sửa điều đó, khách hàng phải chi nhiều tiền hơn cho nên họ học được rằng rẻ KHÔNG phải là giải pháp tốt. Bây giờ qui tắc đã thay đổi, thay vì chi phí thấp, nhiều khách hàng đang tìm chất lượng cao hơn và công nhân có kĩ năng. Đây là chỗ chúng tôi bước vào. Chúng tôi KHÔNG phát triển người lập trình lao động thấp mà người kĩ sư phần mềm chuyên sâu với kĩ năng đặc biệt. Chúng tôi KHÔNG cạnh tranh với bất kì dự án nào mà hội tụ hầu hết vào việc tích hợp qui mô lớn như các dự án chính phủ, như hệ thống ngân hàng quốc gia, hệ thống bầu cử quốc gia, dự án chính phủ điện tử, dự án hàng không, dự án chế tạo và các dự án nông nghiệp lớn. Múi thời gian thuận lợi của chúng tôi biểu thị cho ưu thế khác trong thực hiện các dịch vụ khoán ngoài phần mềm cho khách hàng Bắc Mĩ. Các thành phố chính của chúng tôi chỉ ở hai múi thời gian của bờ đông nước Mĩ, giờ làm việc thông thường trong cả hai nước trùng nhau và kết quả dễ dàng hơn nhiều để cung cấp hỗ trợ thời gian thực cho khách hàng Mĩ từ Brazil hơn là từ các điểm đến khác như Ấn Độ hay Trung Quốc. Đó là lí do tại sao trong vài năm qua, hàng nghìn công ty Mĩ đã khoán ngoài ở đây và số này đang tăng lên nhanh chóng do kết quả chất lượng cao của chúng tôi.”
Tôi bình luận: “Điều đó rất thú vị, Vậy ông đang cạnh tranh theo cách tiếp cận khác.”
Ts. Silva mỉm cười: “Ông có thể nói vậy. Chúng tôi không thể cạnh tranh được về giá nhưng chúng tôi có cạnh tranh về chất lượng. Tuy nhiên, chúng tôi có nhiều thứ hơn để cung cấp bởi vì hệ thống giáo dục của chúng tôi tốt hơn. Chúng tôi đã làm phần mềm qui mô lớn trong nhiều năm và phần lớn các công nhân phần mềm của chúng tôi đều là sinh viên tốt nghiệp đại học. Tôi biết rằng công nhân phần mềm ở Ấn Độ và Trung Quốc phần lớn là được "đào tạo hướng nghề" cho nên lương của họ rất thấp bởi vì họ cần người lập trình để đáp ứng nhu cầu khoán ngoài. Ngày nay, nhiều nước đang theo mô hình này để nhanh chóng tạo ra công nhân nhưng đó là tư duy ngắn hạn. Khi phần lớn các sản phẩm phần mềm đang ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn, nhu cầu sẽ không còn là lập trình hay kiểm thử mà là toàn bộ vòng đời. Tôi không nghĩ những người có vào tháng đào tạo sẽ có khả năng làm việc trên các dự án này. Chúng tôi tin rằng không ai có khả năng làm việc trong công nghiệp phần mềm mà không có bằng đại học. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ rằng vài năm nữa kể từ giờ, ngành công nghiệp này có thể yêu cầu công nhân phải có bằng cấp chuyên sâu vì sản phẩm phần mềm đang ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn và chuyên môn hoá cao độ. Đây là lí do tại sao chúng tôi cũng lập kế hoạch cho tương lai bởi vì chiến lược là về dài hạn giữ cho mọi sự ổn định và tăng trưởng vững chắc. Ngày nay, Brazil có thể cung cấp những cơ hội tuyệt hảo cho khoán ngoài CNTT như kĩ năng tốt, tương đồng văn hoá với châu Âu và Bắc Mĩ, sự gần gũi về địa lí và múi thời gian ưa chuộng với Bắc Mĩ và châu Âu, ổn định về kinh tế và chính trị, cấu trúc hạ tầng tuyệt hảo, tiêu hao nhân viên hàng năm thấp, trộn lẫn duy nhất tài năng trẻ với sự lãnh đạo được quản lí tốt.”
Tôi bị ấn tượng bởi quan điểm của ông ấy và đồng ý với đánh giá của ông ấy rằng thị trường sẽ sớm thay đổi khi phần mềm ngày càng lớn hơn và phức tạp hơn. Tôi hỏi: “Dường như là ông biết thị trường này rất rõ và kế hoạch của ông là tuyệt vời. Ông có lập kế hoạch cho cái gì khác nữa để làm tiếp không?"
Ts. Silva giải thích: “Brazil vẫn còn có vấn đề. Đại học của chúng tôi đang tạo ra vào nghìn sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm nhưng nhiều người không nói thạo tiếng Anh. Ông không thể làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm mà không có ngoại ngữ, cho dù ông chỉ làm việc cho công ty địa phương. Ngày nay phần mềm đang trở nên toàn cầu hơn với công nhân tới từ mọi nơi cho nên để duy trì trong lĩnh vực này, ông phải giỏi tiếng Anh. Đó là điểm yếu chính của chúng tôi cho nên chúng tôi đang làm việc về các yêu cầu rằng mọi sinh viên khoa học và công nghệ đều phải thành thạo tiếng Anh. Còn có vấn đề khác, phần lớn các công ty phần mềm của chúng tôi đều nhỏ hơn các công ty Ấn Độ hay Trung Quốc cho nên các dịch vụ của chúng tôi rất bị giới hạn và điều đó sẽ làm chậm tăng trưởng của chúng tôi. Tôi tin sẽ có một số thu nhận và sát nhập khi thị trường trở nên cạnh tranh hơn. Cũng có nhiều vấn đề xã hội cần được làm việc vì chúng tôi có dân số đông và nghèo nàn vẫn còn phổ biến. Brazil nổi tiếng về nhiều khu nhà ổ chuột có tên là “favelas” nơi hàng triệu người sống không có nước sạch và điện. Vấn đề này tạo ra khác biệt chính trong nước chúng tôi về cách cung cấp hỗ trợ kinh tế cho những người nghèo này. Công nghiệp phần mềm giúp những người có giáo dục nhưng có nhiều người không được giáo dục tốt. Chúng tôi biết rằng việc làm công nghệ cao có thể tạo ra việc làm công nghệ không cao phụ thêm nhưng điều đó là không đủ. Mặc dầu công nghiệp nông nghiệp của chúng tôi được quản lí tốt và giúp cho mọi người ở các vùng quê nhưng thanh niên không muốn làm việc ở thôn quê thêm nữa cho nên họ chuyển lên thành phố. Không việc làm, họ tham gia vào tội phạm và các vấn đề xã hội như ma tuý, trộm cắp, mãi dâm v.v. Ngày nay, an ninh đang trở thành vấn đề chính với tội phạm sử dụng vũ khí và buôn bán ma tuý trên đường phố của các thành phố lớn như Rio de Janeiro và Sao Paulo. Chừng nào chúng tôi còn chưa giải quyết được những vấn đề này, chúng tôi sẽ không bao giờ là nước được phát triển đầy đủ.”
Tác phẩm, tác giả, nguồn
- Tác phẩm: Xu hướng khoa học công nghệ toàn cầu
- Nguồn: Blog của giáo sư John Vu, Carnegie Mellon University.
- Wiki hóa: https://kipkis.com